- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Đái nhiều đái ít và vô niệu
Đái nhiều đái ít và vô niệu
Cầu thận muốn lọc được nước tiểu bình thường thì áp lực máu ở động mạch thận phải vừa đủ, khối lượng máu đến thận cũng phải đủ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh lý học
Sự hình thành nước tiểu là một quá trình lọc ở cầu thận và tái hấp thu ở ống thận. Hai quá trình ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
Yếu tố trước thận
Cầu thận muốn lọc được nước tiểu bình thường thì áp lực máu ở động mạch thận phải vừa đủ, khối lượng máu đến thận cũng phải đủ. Hai yếu tố này tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến sự lọc của cầu thận, ví dụ tăng huyết áp dùng thuốc trợ tim sẽ gây đái nhiều, truỵ tim mạch, suy tim, chảy máu sẽ gây đái ít.
Yếu tố tại thận
Qúa trình lọc của cầu thận chịu ảnh hưởng của ba yếu tố:
Ac = Áp lực máu ở cầu thận.
At = Áp lực thẩm thấu của protein huyết tương.
Ab = áp lực trong vỏ (Bowmann) phía bên đối diện với màng lọc cầu thận. Ah = Ac - At - Ab. (Ah = áp lực có hiệu lực để thận lọc được nước tiểu).
Như vậy Ac rất cao, phải lớn hơn At + Ab muốn cao thì áp lực ở động mạch thận cũng phải cao. Mặt khác Ab phải thấp. Nếu cầu thận bị tổn thương thì các yếu tố trên bị thay đổi sẽ gây đái ít hoặc vô niệu.
Qúa trình tái hấp thu của ống thận:
Đoạn đầu ống thận tái hấp thu Na+, K+, Cl- và H2O (clorothiarit chống lại tái hấp thu Na+, K+, và H2O ở đoạn này o đó gây đái nhiều). Đoạn ống thận xạ hấp thu tại Na+, Cl- và H2O đồng thời thải ra K+, và NH4+ (đoạn này hoạt động ưới tác dụng của andosteron và hocmon chống đái nhiều của thuz sau tuyến yên). Cứ mỗi phút, 130ml nước tiểu ở cầu thận xuống ống thận thì bị tái hấp thu gần hết, chỉ còn 1 - 2ml nước tiểu thực sự.
Spirolacton có tác dụng chống lại andosteron, gây đái nhiều. Suy thuỳ sau tuyến yên cũng gây đái nhiều. Viêm ống thận cấp do truyền máu, do ngộ độc Hg, sunfamit… sẽ gây vô niệu vì tắc ống thận.
Yếu tố sau thận
Do chướng ngại ở đường tiết niệu gây nên. Ví dụ sỏi thận gây ứ nước bể thận, làm cho Ab tăng lên, cầu thận lọc kém, gây đái ít hoặc vô niệu.
Đái nhiều
Định nghĩa
Bình thường mỗi người đái mỗi ngày từ 1,2 - 1,7 lít nếu là đàn ông, 1,1 lít đến 1,5 lít nếu là đàn bà. Khi đái trên 2 lít mỗi ngày với điều kiện, nghỉ ngơi trên giường lượng nước đưa vào trong 24 giờ không nhiều quá (trung bình 1,5 lít không dùng các thuốc lợi tiểu, ăn bình thường) là đái nhiều.
Chẩn đoán xác định
Rất dễ. Chỉ cần đo lưu lượng nước tiểu 24 giờ. Có khi người bệnh tự kể cho thầy thuốc. Muốn chắc chắn, phải tuân theo những điều kiện kể trên để tránh những yếu tố sinh lý.
Nguyên nhân
Đái nhiều sinh lý:
Do uống nhiều nước: Lưu lượng máu đến thận nhiều hơn. Ac sẽ tăng lên.
Dùng các chất lợi tiểu: Cà phê, chè, các thuốc lợi tiểu loại thuỷ ngân, sunfamit lợi tiểu, spirolacton, v.v… tác dụng chung của các thầy thuốc này là chống lại tái hấp thu của ống thận.
Dùng các thuốc trợ tim: Digitalin, ubain, long não. Các thuốc này làm tăng lưu lượng tim/phút, AC tăng, gây đái nhiều.
Giai đoạn lui bệnh của một số bệnh: Thương hàn, viêm phổi, viêm gan virut, cúm…
Mùa rét: Việc thoát nước qua da kém đi, thận phải bài tiết nhiều hơn.
Đái nhiều bệnh lý:
Tại thận: Viêm thận mạn, một số trường hợp đái nhiều hơn bình thường một chút. Ban đêm đái nhiều hơn ban ngày.
Ngoài thận: Hai nguyên nhân thông thường và quan trọng.
Đái tháo đường: Người bệnh ăn uống rất nhiều, đái cũng rất nhiều hàng chục lít, hơn chục lít một ngày. Nước tiểu có glucoza, glucoza máu cao.
Đái tháo nhạt: Suy thuỳ sau tuyến yên, hocmon chống đái nhiều được bài tiết ra ít, do đó tái hấp thu ở ống thận giảm đi. Người bệnh cũng uống nhiều, đái rất nhiều nhưng nước tiểu không có protein, không có glucoza. Glucoza máu không cao. Tỷ trọng nước tiểu giảm (tới 1,003).
Đái ít và vô niệu
Định nghĩa
Đái ít: Lượng nước tiểu 24 giờ được từ 300 - 500ml.
Vô niệu: Không có nước tiểu trong bàng quang khi thông đái, hoặc nước tiểu 24 giờ thấp ưới 300ml. Hậu quả nguy hiểm của nó là tăng nitơ máu và rối loạn thăng bằng nước, điện giải, kiềm toan. Cần phải chống lại nguy cơ này một cách tích cực.
Chẩn đoán xác định
Đo lượng nước tiểu 24 giờ hoặc thông đái lấy nước tiểu trong 24 giờ nếu quá ít.
Cần phải phân biệt vối bí đái, vì bí đái là hiện tượng nước tiểu có đầy trong bàng quang mà không tự đái được, như vậy chứng tỏ thận vẫn còn làm việc tốt. Còn đái ít và vô niệu chứng tỏ thận bị tổn thương.
Nguyên nhân
Sinh lý:
Nếu vô niệu thì chắc chắn là yếu tố bệnh lý (chỉ có đái ít nhẹ ) mới có yếu tố sinh lý.
Do ăn nhạt.
Do ăn khô, uống ít nước: Khối lượng máu đến thận ít, Ab sẽ giảm xuống.
Ra mồ hôi nhiều: Thành phần mồ hôi gần giống nước tiểu, mồ hôi ra nhiều gây mất nước, mất muối, thận bài tiết ít.
Do nằm nhiều, ít vận động (liệt, bệnh mạn tính…) lưu lượng máu đến thận giảm, Ac giảm gây đái ít.
Bệnh lý:
Tại thận:
Viêm thận:
Viêm ống thận cấp: Ngộ độc Hg, ngộ độc mật cá trắm, tai biến truyền máu khác loại, sunfumit…thường gây vô niệu.
Viêm cầu thận cấp: Thường gây đái ít, nặng cũng có thể gây vô niệu nhưng ít gặp hơn.
Viêm cầu thận mạn: Đái ít vừa.
Viêm thận do leptospira.
Sỏi thận: Gây ứ nước ở ống thận và cầu thận, Ab tăng do đó nước tiểu bị giảm. Nếu bị một bên thận, thận lành sẽ làm việc bù. Cơn đau quặn thận thường gây vô niệu nhất thời do phản xạ.
Lao thận: Khi đã ảnh hưởng đến chức năng thận sẽ gây đái ít hoặc không có nước tiểu.
Ung thư thận: Giai đoạn cuối cùng gây vô niệu hoặc đái ít.
Biến chứng của nhiễm khuẩn nặng như thương hàn, bạch cầu (gây viêm cầu thận).
Ngoại thận:
Sốt cao: Sốt cao nên ra mồ hôi nhiều, thờ nhiều, gây mất nước, mất muối.
Suy tim: Lưu lượng máu đến thận giảm, áp lực ộng mạch thận cũng giảm.
Xơ gan: Vì ứ Na trong cơ thể, andosteron bài tiết tăng lên hậu phát, lại càng giữ Na+ lại.
Những nguyên nhân trên đây ít khi gây vô niệu, dù nặng. Nhưng những nguyên nhân dưới đây, nếu nặng, có thể gây vô niệu, nếu nhẹ thì gây đái ít.
Nôn nhiều, ỉa chảy do mất nước nhiều, Ac giảm, ây ít đái, vô niệu.
Truỵ tim mạch, mất máu nặng: Do Ac và cung lượng máu đến thận giảm.
Kết luận
Vô niệu bao giờ cũng có nguyên nhân bệnh lý và phải coi như là một trường hợp cấp cứu, phải xét kịp thời tìm nguyên nhân, xử trí kịp thời.
Bài viết cùng chuyên mục
Co kéo khoang gian sườn: tại sao và cơ chế hình thành
Tại thời điểm có suy hô hấp và tắc nghẽn đường dẫn khí, các cơ hô hấp phụ được sử dụng và áp lực trong lồng ngực bên trên càng giảm hơn nữa, điều này có thể quan sát được trong thì hít vào bình thường.
Xét nghiệm các bệnh phẩm hô hấp
Các tác nhân bệnh lý của đường hô hấp thường gây một phản ứng toàn thân, do đó cần thiết phải tìm những phản ứng này ngoài các xét nghiệm bệnh phẩm trực tiếp
Triệu chứng học thực quản
Thực quản là một ống dẫn thức ăn nối hầu với dạ dày, Nơi đổ vào dạ dày gọi là tâm vị, Thực quản dài khoảng 25 cm, chia làm 3 phần. Đoạn nối hầu và thực quản tạo bởi cơ vân, cơ nhẫn hầu, cơ này tạo cơ thắt trên (sphincter) của thực quản.
Hội chứng Gerstmann: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hội chứng Gertsmann tiêu biểu liên quan đến tổn thương ở hồi góc của thùy đỉnh. Mỗi triệu chứng riêng lẻ trong hội chứng Gertsmann ít có giá trị định khu và có thể xảy ra trong nhiều tổn thương khác nhau.
Tiếng thổi tâm thu: thông liên thất
Sự chênh lệch về áp lực qua lỗ thông và dòng chảy rối là các yếu tố chính trong cơ chế. Tâm thất trái có áp lực cao hơn tâm thất phải. Lỗ thông cho phép máu đi từ nơi có áp lực cao sang nơi có áp lực thấp ở thất phải.
Hội chứng rối loạn cảm giác
Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau.
Khó thở: triệu chứng cơ năng hô hấp
Khó thở làm thay đổi các đặc điểm hoạt động thở bình thường của bệnh nhân như tần số thở, thời gian của thì hít vào và thở ra, sự phối hợp và tham gia của các cơ hô hấp
Vẹo ngoài: tại sao và cơ chế hình thành
Do cấu trúc giải phẫu của khớp bàn ngón chân, tăng áp lực vào khớp bàn một, ví dụ khi chạy quá nhanh, ngón bàn 1 có xu hướng đẩy lên phía ngón chân cái.
Lồng ngực hình thùng: tại sao và cơ chế hình thành
Cho rằng là do hoạt động quá mức của cơ bậc thang và cơ ức đòn chũm là những cơ kéo xương sườn phía trên và xương ức lên. Qua thời gian, sự hoạt động quá mức này làm biến đổi lồng ngực.
Âm thổi tâm trương: âm thổi hở van động mạch phổi
Âm thổi hở van động mạch phổi gây ra do lá van động mạch phổi bị mất chức năng cho phép máu lưu thông ngược từ động mạch phổi vào tâm thất phải trong kì tâm trương.
Tiếng tim tách đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tiếng tim tách đôi thường là tiếng T2 (tiếng đóng của van phổi và van chủ). Các loại tách đôi khác nhau do các nguyên nhân sinh lý và bệnh học khác nhau.
Yếu cơ gốc chi trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Triệu chứng này xuất hiện ở 60-80% bệnh nhân cường giáp, ngoài ra nó cũng xuất hiện trong nhiều bệnh lý nội tiết và các rối loạn khác. Hiếm khi yếu cơ gốc chi là biểu hiện đầu tiên của bệnh cường giáp.
Khó thở khi nằm: tại sao và cơ chế hình thành
Lý thuyết hiện hành được chấp nhận về sự khởi phát của khó thở khi nằm là sự tái phân phối dịch từ hệ tuần hoàn nội tạng và các chi dưới trở về hệ tuần hoàn trung tâm xảy ra khi nằm thẳng.
X quang sọ não
Trên lâm sàng chụp X quang sọ có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán các bệnh của bản thân hộp sọ như chấn thương, u, bệnh lý các xoang và của não bộ, u não, tăng áp lực nội sọ.
Triệu chứng loạn nhịp tim
Mạng Purkinje gồm rất nhiều sợi nhỏ tỏa ra từ các nhánh nói trên phủ lớp trong cùng của cơ tim hai thất rồi lại chia thành nhiều sợi nhỏ hơn xuyên thẳng góc bề dày cơ tim.
Hội chứng Wallenberg (hội chứng tủy bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nhồi máu vùng động mạch tiểu não sau dưới (PICA) có thể gây nên rối loạn chức năng các nhân ở thân não thuộc cột tủy bên. Nguyên nhân do nhồi máu vùng động mạch tiểu não sau dưới (PICA) hoặc suy động mạch đốt sống.
Điện não đồ
Điện não đồ, electro encephalo gram, EEG có giá trị lớn trong chẩn đoán một số bệnh thần kinh, đặc biệt là chẩn đoán và theo dõi những cơn co giật
Chấm nốt mảng xuất huyết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Mặc dù không có nhiều bằng chứng về ý nghĩa lâm sàng của chấm, nốt và mảng xuất huyết và độ đặc hiệu thấp, do rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, những bệnh nhân khỏe mạnh hiếm khi có các dấu hiệu này.
Khàn tiếng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Khàn tiếng thường nhất là triệu chứng của viêm dây thanh do virus, nhưng đây cũng có thể là một triệu chứng quan trọng của bệnh lý thần kinh. Khàn tiếng nên được giải thích trong bệnh cảnh lâm sàng toàn diện.
Hội chứng rối loạn tiêu hoá
Hội chứng rối loạn tiêu hoá rất hay gặp ở các phòng khám đa khoa. Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân: nhiễm trùng, nhiễm độc, thay đổi thời tiết hoặc do ăn những thức ăn lạ.
Teo cơ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Teo cơ rõ thường gặp nhất là dấu hiệu của neuron vận động dưới. Sự phân bổ teo cơ và biểu hiện có liên quan (ví dụ. dấu hiệu neuron vận động trên với dấu hiệu neuron vận động dưới) thì quan trọng khi xem xét nguyên nhân teo cơ.
Mạch động mạch dội đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Mạch động mạch dội đôi mặc dù được chứng minh bằng tài liệu trên những bệnh nhân với hở van động mạch chủ vừa và nặng, những nghiên cứu chi tiết dựa trên thực chứng vẫn còn thiếu sót.
Mạch động mạch lên dội: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Giống như mạch chậm, mạch lên dội của hẹp động mạch chủ có thể được cho là do tống máu tâm thất kéo dài và hiệu ứng Venturi trong động mạch chủ. Hẹp van động mạch chủ nghĩa là kéo dài thời gian tống máu ra khỏi thất trái.
Tiếng thở rống: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Thở rống là do hẹp đường dẫn khí làm cho dòng khí chuyển động hỗn loạn, thường là do tắc nghẽn miệng-hầu. Tiếng thở này thường được nghe nhiều nhất ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu Neer: tại sao và cơ chế hình thành
Nghiệm pháp Neer dương tính có giá trị giới hạn trong việc cô lập vị trí của tổn thương, như hầu hết các loại chấn thương vai sẽ gây đau khi làm các nghiệm pháp.