Đa niệu trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-12-02 04:44 PM

Đa niệu thường có 2 cơ chế chính: độ thẩm thấu và sự thải nước tự do. Trong vài trường hợp, chất có mức độ thẩm thấu cao trong huyết thanh được lọc qua thận vì sự bài tiết của chất hòa tan không được tái hấp thu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Thải số lượng lớn thể tích nước tiểu trong một thời gian xác định. Mặc dù không hoàn toàn là triệu chứng cơ năng, nhưng nó có ý nghĩa trong một số bệnh nội tiết, thận và trong một vài thông số có thể định lượng được.

Nguyên nhân

Thường gặp

Đái tháo đường.

Đái tháo nhạt.

Truyền dịch quá mức.

Truyền mannitol, chất cản quang, nuôi ăn nhiều đạm qua ống.

Thuốc (ví dụ: lợi tiểu, lithium, caffeine).

Đái nhiều sau tắc nghẽn.

Ít gặp

Hạ kali máu.

Tăng calci máu.

Khát do căn nguyên tâm lý (ví dụ tâm thần phân liệt).

Truyền dịch quá mức.

Hội chứng Cushing.

Cường aldosteron nguyên phát.

Mất khả năng cô đặc nước tiểu: bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thể nhẹ, viêm đài-bể thận mạn, amyloidosis.

Cơ chế

Đa niệu thường có 2 cơ chế chính: độ thẩm thấu và sự thải nước tự do.

Trong vài trường hợp, chất có mức độ thẩm thấu cao trong huyết thanh được lọc qua thận vì sự bài tiết của chất hòa tan không được tái hấp thu (ví dụ: glucose). Điều này dẫn đến lợi tiểu thẩm thấu. Để đơn giản, điều này có nghĩa là số lượng lớn các chất hòa tan tỉ trọng cao trong ống thận có vai trò giữ nước ở lại; không cho chúng được tái hấp thu. Ngoài ra, chênh lệch nồng độ ở ống lượn gần cũng bị thay đổi, ảnh hưởng đến sự tái hấp thu natri và nồng độ nước tiểu.

Cơ chế chính thứ hai là sự bài tiết nước tự do không thích hợp, mà thường do bất thường trong sản sinh vasopressin hay đáp ứng của vasopressin trong tình trạng mất khả năng cô đặc nước tiểu.

Đái tháo đường

Đa niệu trong đái tháo đường là do lợi niệu thẩm thấu từ việc bài tiết quá nhiều đường. Nước đi ra theo độ thẩm thấu vì mức độ lọc cao của đường ở thận. Đa niệu trong tình trạng này là triệu chứng gợi ý đến tăng đường huyết.

Đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt có thể chia ra là đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận. Đái tháo nhạt do thận có thể chia thành bẩm sinh hay mắc phải.

 

Bất thường

Cơ chế

Đái tháo nhạt trung ương

Bất kỳ rối loạn tự phát hay thứ phát dẫn đến tổn thương nơron tiết vasopressin (ADH) ở thuỳ sau tuyến yên.

Tiết ADH không thỏa đáng từ tuyến yên → hoạt hoá thụ thể V2 và kênh aquaporin không thỏa đáng → nước không được tái hấp thu và mất qua nước tiểu.

Đái tháo nhạt do thận bẩm sinh

Đột biến thụ thể V2 trên ống lượn xa.

Thụ thể V2 không đáp ứng với kích thích ADH → không hoạt hoá kênh aquaporin → nước không được giữ lại thích hợp và mất qua nước tiểu.

Đột biến kênh aquaporin.

Đột biến kênh aquaporin không cho phép việc tái hấp thu đủ lượng nước khi thụ thể V2 được kích thích bởi ADH. Nước bị thải qua nước tiểu.

Đái tháo nhạt do thận mắc phải

Hạ kali máu.

Hạ kali máu dẫn đến giảm biểu hiện kênh aquaporin 2 → giảm lượng nước được tái hấp thu và vì thế gây đa niệu.

Tăng calci máu.

Tăng canxi máu dẫn đến giảm biểu hiện kênh aquaporin 2 → giảm lượng nước được tái hấp thu và vì thế gây đa niệu.

Bảng. Cơ chế của đái tháo nhạt (ĐTN)

Đái nhiều sau tắc nghẽn

Xuất hiện khi tắc nghẽn hai bên đường niệu được xử lý và được xem là do:

Bài tiết urea ứ đọng, gây lợi tiểu thẩm thấu.

Tắc nghẽn niệu quản làm tăng áp lực lên các ống thận và làm suy giảm sự tái hấp thu natri clorua. Ít natri được tái hấp thu, độ chênh nồng độ ở thận không còn được duy trì và natri mất dưới dạng natri clorua.

Lithium

Lithium có nhiều ảnh hưởng lên thận. Cơ chế của nó trong việc gây đa niệu được giả thuyết là suy giảm hiệu ứng kích thích của ADH trên adenylate cyclase mà bình thường khi xuất hiện sẽ tạo ra những kênh nước ở ống góp vỏ thận. Những hiệu ứng khác của lithium bao gồm:

Bất hoạt từng phần khả năng của aldosterone để tăng biểu hiện ENAC và tái hấp thu muối; hậu quả là muối sẽ mất trong nước tiểu, nước sẽ đi theo ra ngoài.

Ức chế khả năng tái hấp thu natri ở các kênh hấp thu vùng vỏ; giảm tái hấp thu natri dẫn đến mất muối và nước theo muối ra ngoài trong nước tiểu.

Đa niệu trong hội chứng Cushing

Sự dư thừa glucocorticoid được cho là gây ức chế sự tiết ADH được kích thích bởi áp lực thẩm thấu, cũng như là trực tiếp tăng cường độ thanh thải nước, vì thế gây đa niệu.

Tăng đường huyết gây lợi niệu thẩm thấu hiếm khi là nguyên nhân của đa niệu ở hội chứng Cushing.

Cơ chế khát do tâm lý

Được tìm thấy ở bệnh nhân mắc chứng cuồng uống do tâm lý.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18. Đây là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ có biểu hiện hội chứng này.

Hô hấp nghịch thường: tại sao và cơ chế hình thành

Hô hấp nghịch thường được cho rằng là do cử động gắng sức mạnh của cơ hô hấp phụ thành ngực trong thì thở ra gắng sức, làm đẩy cơ hoành xuống dưới và đẩy bụng ra ngoài.

Phì đại lưỡi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có vài nhận xét dựa trên bằng chứng về giá trị của phì đại lưỡi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện, đó hầu như là bệnh lý và cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Mạch động mạch chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đây là một dấu hiệu mạch động mạch có giá trị. Có bằng chứng đáng tin cậy về giá trị lâm sàng của nhánh lên chậm và đỉnh chậm. Mạch chậm có giá trị dự đoán hẹp động mạch chủ nặng.

Thở ngáp cá: tại sao và cơ chế hình thành

Thở ngáp cá được cho là một phản xạ của thân não, là những nhịp thở cuối cùng của cơ thể nhằm cố gắng cứu sống bản thân. Đây được coi là nỗ lực thở cuối cùng trước khi ngừng thở hoàn toàn.

Bụng di động nghịch thường: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Sự di động của thành ngực trong thì hít vào (tức là hướng ra ngoài kéo cơ hoành và các tạng trong ổ bụng đi lên) làm cho áp lực trong ổ bụng trở nên âm hơn và kéo thành bụng vào trong.

Nghiệm pháp Thompson: tại sao và cơ chế hình thành

Khi gân Achilles bị đứt, phản ứng này sẽ không xảy ra. Gân achilles gắn không hiệu quả với xương gót và không thể nâng gót lên được khi cơ dép bị ép.

Sự khác biệt độ dài hai chân: tại sao và cơ chế hình thành

Về mặt giải phẫu, sự mất cân xứng về chiều dài hai chân liên quan đến chiều dài thực sự của xương và các cấu trúc giải phẫu tạo lên hông và chi dưới.

Run sinh lý: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Run sinh lý không có ý nghĩa trên lâm sàng. Run sinh lý tăng lên có thể liên quan tới một số rối loạn (ví dụ. cường giáp, ngộ độc các chất giống giao cảm, tình trạng cai).

Hội chứng hạ Glucose (đường) máu

Người ta nhận thấy nói chung glucoza máu từ 60mg%, trở xuống chắc chắn có triệu chứng, glucoza máu càng hạ, triệu chứng càng nặng. Nhưng không nhất thiết có sự hạ glucoza máu và sự nặng nhẹ của các biểu hiện lâm sàng.

Âm thổi tâm trương: âm thổi hở van động mạch phổi

Âm thổi hở van động mạch phổi gây ra do lá van động mạch phổi bị mất chức năng cho phép máu lưu thông ngược từ động mạch phổi vào tâm thất phải trong kì tâm trương.

Liệt chu kỳ trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Liệt chu kỳ là dấu hiệu hiếm, gây bệnh với tỉ lệ từ 2% đến 20%, và 0,1%, 0,2% theo thứ tự dân số ở châu Á và châu Mĩ. Không có sự tương quan giữa mức độ nặng của cường giáp và biểu hiện lâm sàng của tình trạng liệt.

Bàn chân Charcot: tại sao và cơ chế hình thành

Sự biểu hiện của chính triệu chứng là không đặc hiệu. Tuy nhiên, mới khởi phát đau, ở một bệnh nhân tiểu đường được biết đến với bệnh thần kinh là một chẩn đoán không thể bỏ qua.

Thăm dò chức năng thận

Theo Ludwig, Cushny thì cầu thận là một màng lọc bán thẩm thấu, lọc các chất có trọng huyết tương, trừ protein và mỡ. Oáng thận sẽ tái hấp thu một số lớn nước để thành nước tiểu thực sự.

Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a nhô cao

Sóng a nhô cao xảy ra trước kì tâm thu, không cùng lớn động mạch cảnh đập và trước tiếng T1. Sóng a đại bác xảy ra trong kì tâm thu, ngay khi động mạch cảnh đập và sau tiếng T1.

Chẩn đoán cổ chướng

Bình thường, trong ổ bụng không có nước giữa lá thành và lá tạng của màng bụng, vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện nước, ta có hiện tượng cổ chướng.

Nghiệm pháp Tinel: tại sao và cơ chế hình thành

Trong hội chứng ống cổ tay, có sự tăng áp lực trong ống và làm tổn thương thần kinh giữa. Đều này làm thay đổi tính thấm của màng tế bào của thần kinh giữa tăng nhậy cảm.

Gõ đục khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Dịch màng phổi làm giảm sự cộng hưởng âm thanh trong phế trường, cung cấp nên đặc tính “cứng như đá” trong gõ đục.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một thể bệnh nặng của BTTMCB (bệnh tim thiếu máu cục bộ), với bản chất là đã có biến đổi thực thể - hoại tử một vùng cơ tim. 

Rối loạn chuyển hóa Kali

Rối loạn tuần hoàn: hạ huyết áp tư thế đứng hoặc trạng thái tăng huyết áp không ổn định, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, nhịp xoắn đỉnh, rung thất.

Triệu chứng học ruột non

Ruột non là phần ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày và đại tràng, dài khoảng 7m,  đường kính khoảng 3cm. Phần này gồm có: Tá tràng là đoạn cố định nằm sâu phía sau, bao quanh và dính vào đầu tụy, ống dẫn tụy và ống mật đổ vào đoạn II tá tràng.

Nghiệm pháp Yergason: tại sao và cơ chế hình thành

Đầu dài cơ nhị đầu làm ngửa cánh tay. Vì vậy khi cơ và gân bị căng hoặc viêm hay tổn thương khi chống lại sự ngửa cánh tay có thể gây đau.

Triệu chứng cơ năng trong bệnh tim

Người mắc bệnh tim thường tìm đến thầy thuốc vì một số triệu chứng do rối loạn chức năng của tim khi suy. Trong các rối loạn đó có những triệu chứng có giá trị chỉ điểm nhưng cũng có vài triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh tim.

Triệu chứng cơ năng bệnh khớp

Đau thường là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân bị bệnh khớp và là lý do buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh, Xác định chính xác vị trí đau tại khớp hay cạnh khớp.

Xuất huyết Splinter: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Các vệt xuất huyết được thấy trong 15% các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và, vì vậy, có độ nhạy thấp. Cũng như các triệu chứng được cho là kinh điển khác của viêm nội tâm mạc nhiếm khuẩn.