Chẩn đoán túi mật to

2011-10-23 12:14 AM

Để khám túi mật, dùng các phương pháp lâm sàng mà chủ yếu là sờ và trong những trường hợp cần thiết sử dụng phối hợp các phương pháp cận lâm sàng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bình thường túi mật nằm sát ở mặt dưới gan, bị gan và bờ sườn che lấp không khám thấy được. Khi túi mật to sẽ vượt qua bờ dưới gan và bờ sườn, ta có thể sờ thấy, và nếu to nhiều có thể nhìn thấy.

Lâm sàng

Để khám túi mật, dùng các phương pháp lâm sàng mà chủ yếu là sờ và trong những trường hợp cần thiết sử dụng phối hợp các phương pháp cận lâm sàng.

Nhìn. Nếu túi mật to, nhìn không thấy gì đặc biệt, nếu to nhiều, có thể thấy túi mật hình tròn đều dưới hạ sườn phải và di động theo nhịp thở.

Sờ. Là phương pháp chủ yếu để xác định túi mật. Có nhiều cách khám:

Khám với tư thế nằm ngửa giống như khám bụng nói chung hay khám gan, dùng  ngón tay tìm điểm đau túi mật và dùng cả bàn tay áp sát vào thành bụng day sờ nhẹ theo chiều ngang và vòng tròn để xác định các tính chất của túi mật.

Tư thế ngồi - ngườibệnh ngồi cúi đầu hơi ngả người về phía trước, thầy thuốc đứng bên phải người bệnh, dùng bàn tay áp sát vào sâu dưới bờ sườn để khám.

Tư thế nằm nghiêng - người bệnh nằm nghiêng bên trái, tay vòng lên đầu, thầy thuốc đứng phía sau dùng bàn tay phải sờ nắn ở dưới sườn phải.

Tư thế nằm ngửa thường được dùng, còn hai tư thế  sau chỉ dùng khi khó xác định, vì khi ngồi và nằm nghiêng túi mật sẽ sa xuống thấp hơn, dễ khám.

Bình thường không sờ nắn thấy túi mật. Khi túi mật to, sẽ sờ nắn thấy và xác định dựa vào các tính chất sau:

Vị trí: Ở bờ dưới sườn phải, thường ở phía ngoài cơ thẳng to.

Hình dáng và kích thước: Hình tròn đều, giống như một quả trứng một bóng đèn, có khi rất to.

Mặt nhẵn, ranh giới dưới và hai bên rõ rệt, phía trên liên tục đến hạ sườn phải hoặc đến bờ dưới của gan nếu gan cũng to.

Mật độ căng chắc, có khi chắc tuỳ theo nguyên nhân.

Có thể đau hoặc không đau tuỳ theo nguyên nhân.

Di động: Bao giờ cũng di động theo nhịp thở và là đặc điểm rất có giá trị để chẩn đoán.

Gõ. Ít khi dùng, chỉ gõ khi cần  phân biệt với các khối u khác. Khi gõ sẽ thấy đục và đục liên tục lên đến hạ sườn phải hoặc bờ dưới gan.

Các phương pháp cận lâm sàng

Để giúp cho chẩn đoán phân biệt trong những trường hợp khó xác định và chẩn đoán nguyên nhân, áp dụng các phương pháp cận lâm sàng.

X quang: Chụp túi mật không thuốc cản quang; chụp túi mật có thuốc cản quang; chụp túi mật sau khi bơm hơi màng bụng.

Thông tá tràng thường và thông tá tràng định phút.

Soi ổ bụng.

Các xét nghiệm khác tuỳ theo nguyên nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Túi mật to cần phân biệt với các khối u ở vùng hạ sườn phải. Đi từ nông vào sâu ta phân biệt với:

Các khối u ở thành bụng

U mỡ dưới da: Khối u rất mềm, rất nông.

Viêm hoặc khối u của cơ thành bụng: Ở nông, chạy dọc theo đường đi của thớ cơ, nổi to hơn khi người bệnh lên gân bụng hoặc rặn mạnh.

Các khối u này đều không di động theo nhịp thở.

Các khối u của gan hoặc vùng gan

Gan: Khi gan to đều và toàn thể thì dễ chẩn đoán, khi gan to không đều hoặc chỉ to một thuỳ, thuỳ phải, thùy vuông có thể nhầm với túi mật to. Muốn phân biệt cần dựa vào hình dáng và kích thước, mật độ, sự tiến triển của khối u và dựa vào các dấu hiệu toàn thân khác.

Khối u của hạch vùng cuống gan:

Thường không tròn đều mà lồi lõm.

Gõ đục không liên tục, không di động theo nhịp thở hoặc di động rất ít.

Các khối u ở sâu hoặc ở bên

Thận phải to:

Vị trí kích thước hình dáng gần giống với túi mật.

Có dấu hiệu chạm thận và bập bềnh thận.

Gõ trong chứ không đục vì nằm sau màng bụng.

Ít di động theo nhịp thở.

Có rối loạn tiết niệu.

Chụp bơm hơi sau màng bụng để phân biệt.

U của tuỵ tạng nhất là u nang nước:

Ở sâu không di động theo nhịp thở.

Không liên tục với vùng hạ sườn phải và vùng gan.

U nang của góc đại tràng phải:

Không di động theo nhịp thở.

Không liên tục với vùng hạ sườn phải và vùng gan.

Có rối loạn đại tiện, bán tắc ruột và tắc ruột, hoặc ỉa mũi máu.

U của dạ dày:

Không di động theo nhịp thở.

Ở lệch sang trái và không liên tục với vùng gan.

Rối loạn tiêu hoá, nôn, hẹp môn vị…

Chẩn đoán nguyên nhân

Muốn tìm nguyên nhân của túi mật to, dựa vào các tính chất lâm sàng của túi mật, các triệu chứng khác, nhất là các triệu chứng toàn thân và tiêu hoá (gan lách,vàng da, nhiễm khuẩn, nước tiểu…), đồng thời kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.

Dựa vào tính chất của túi mật chia ra:

Túi mật to và đau

Sỏi mật do tắc ống túi mật và ống mật chủ:

Người bệnh có những cơn đau gan điển hình.

Sốt cao, nhiễm khuẩn.

Vàng da và niêm mạc.

Gan có thể to và ứ mật.

Tái phát nhiều lần, lúc đầu tuí mật to, sau có thể teo vì viêm, gây xơ hoá.

Viêm túi mật không do sỏi:

Túi mật to ít và rất đau.

Dấu hiệu nhiểm khuẩn.

Túi mật to không đau

Đường mật chủ bị chèn ép:

Do ung thư đầu tuỵ, ung thư đường mật chính, ung thư hạch quanh đường mật.

Gan to và túi mật to.

Vàng da ngày càng tăng.

Dấu hiệu tắc mật ngày càng tăng: phân bạc màu, nước tiểu vàng sẫm thông tá tràng không lấy đủ ba loại mật.

Riêng ung thư  đầu tuỵ, chụp khung tá tràng thất giãn rộng.

Túi mật ứ nước:

Là hậu quả của túi mật bị tắc hoàn toàn.

Túi mật to đơn thuần không phát triển.

Không vàng da không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Tiểu sử có những dấu hiệu sỏi mật.

Túi mật co cứng

Ung thư túi mật:

Túi mật to nhanh.

Cứng rắn, mặt có thể gồ lồm lõm.

Túi mật xơ cứng sau úng nước nhiễm khuẩn, sỏi:

Ít gặp, vì phần lớn teo hơn là to.

Bài viết cùng chuyên mục

Nốt Osler: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nốt Osler khác mảng Janeway ở chỗ nó có lớp lót tạo ra từ quá trình miễn dịch và tăng sinh mạch máu; tuy nhiên, một số nghiên cứu mô học lại đưa ra bằng chứng ủng hộ cho quá trình thuyên tắc.

Móng lõm hình thìa: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Móng lõm hình thìa có liên quan đến mềm giường và chất nền móng tay, nhưng chưa giải thích rõ ràng sự lên quan này. Có ít bằng chứng chứng minh móng lõm hình thìa là một dấu hiệu trong thiếu máu thiếu sắt.

Dấu hiệu Buerger: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân bệnh tim mạch

Tắc một phần hay toàn bộ các động mạch cẳng chân do vật nghẽn mạch hoặc huyết khối dẫn đến hạn chế dòng máu chảy đến phần xa của cẳng chân và bàn chân.

Khám lâm sàng hệ tiêu hóa

Trong quá trình khám lâm sàng bộ máy tiêu hoá ta có thể chia ra làm hai phần: Phân tiêu hoá trên: Miệng, họng, thực quản. Phần dưới: Hậu môn và trực tràng. Mỗi bộ phận trong phần này đòi hỏi có một cách khám riêng.

Lồng ngực nở không đều: tại sao và cơ chế hình thành

Sự giãn nở đều 2 bên của lồng ngực phụ thuộc vào hệ thống cơ, sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh và sự đàn hồi của phổi. Vì thế, bất kì sự bất thường nào ở thần kinh, đều có thể gây nên lồng ngực nở ra không đều.

Các phương pháp khám cận lâm sàng gan mật

Phương pháp lâm sàng bằng sờ, gõ chỉ cho ta nhận định được tình trạng của gan khi nó to, nhô ra khỏi bờ sườn, ngay cả trong trường hợp đấy, chúng ta cũng chỉ sờ.

Viêm ngón: tại sao và cơ chế hình thành

Có thể đây là do sự xâm nhập của các yếu tố miễn dịch và cytokines liên quan đến các bệnh lý cột sống, giả thuyết khác cho rằng viêm điểm bám gân là tổn thương chính trong các bệnh lý cột sống và viêm bao khớp là do cytokines xâm nhập vào bao gân.

Rối loạn chuyển hóa Kali

Rối loạn tuần hoàn: hạ huyết áp tư thế đứng hoặc trạng thái tăng huyết áp không ổn định, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, nhịp xoắn đỉnh, rung thất.

Khám và chẩn đoán phù

Phù là hiện tượng ứ nước ở trong các tổ chức dưới da hoặc phủ tạng, Sự ứ nước đó có thể gây bởi nhiều cơ chế, cho nên phù là triệu chứng của rất nhiều bệnh.

Phình dồn dịch khớp: tại sao và cơ chế hình thành

Tràn dịch khớp gối có thể phát sinh từ chấn thương, lạm dụng hoặc bệnh hệ thống nhưng, bất kể nguyên nhân, xảy ra do trong viêm và xung quanh không gian chung.

Tiếng tim thứ ba: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Một sự hạn chế đổ đầy thất trái đột ngột đầu thì tâm trương gây rung động thành tim và máu trong tim, sẽ tạo ra tiếng T3. Một cách điển hình, tiếng T3 được thấy ở bệnh nhân có tăng đổ đầy, tăng thể tích và thất trái xơ cứng, kém đàn hồi.

Nhịp đập mỏm tim: bình thường và tăng gánh thể tích

Sờ vùng trước tim, mỏm tim đập lan tỏa (nghĩa là diện đập >3 cm2), một nhát biên độ lớn đập vào tay và biến mất nhanh chóng.

Dấu hiệu Leser - Trélat: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hầu hết là do tiết các yếu tố tăng trưởng khác nhau liên quan đến ung thư, bao gồm yếu tố tăng trưởng biểu mô, hormon tăng trưởng và các yếu tố tăng trưởng biến đổi, làm thay đổi chất nền ngoại bào và đẩy mạnh dày sừng tiết bã.

Khối u ở trực tràng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Các nghiên cứu còn hạn chế đối với giá trị thực sự của thăm trực tràng trong theo dõi ung thư đại trực tràng. Các bằng chứng có sẵn về phát hiện khối u sờ thấy không thật sự ấn tượng.

Thở thất điều: tại sao và cơ chế hình thành

Giống như nhiều bất thường thở khác, người ta cho rằng là do sự gián đoạn của hệ thống hô hấp ở thân não, đặc biệt là tổn thương ở hành não.

Hội chứng rối loạn vận động

Mỗi hoạt động của con người đều có sự chi phối của hệ thần kinh từ vỏ não, hệ thống   ưới vỏ, tủy sống, đến rễ dây thần kinh-cơ, với sự kết hợp hài hoà của hệ xương, khớp, gân, cơ.

Hội chứng Brown-Séquard: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng Brown-Séquard là hội chứng lâm sàng hiếm có liên quan đến cắt ngang tủy sống. Yếu cùng bên dưới mức tổn thương. Mất cảm giác sờ nông, rung, sự nhận cảm cảm giác cùng bên dưới mức tổn thương.

Run vô căn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Run vô căn tương đối lành tính và nên được phân biệt với các dạng khác của run. Cơ chế của run vô căn chưa được biết rõ. Run vô căn có thể xuất phát từ rối loạn chức năng của tiểu não.

Mất liên động: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mất liên động là một triệu chứng bán cầu tiểu não cùng bên. Các tổn thương bán cầu tiểu não bên và trung gian dẫn đến các chi cùng bên cử động chậm chạp, mất phối hợp và vụng về khi thực hiện các động tác luân phiên nhanh.

Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong suy tim sung huyết, cung lượng tim thấp hay suy giảm đổ đầy thất phải dẫn đến dồn áp lực ngược vào tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch gan. Do tăng áp lực tĩnh mạch, gan trở nên ứ máu và to ra.

Triệu chứng học tụy tạng

Tụy nằm sâu trong ổ bụng, nằm trước các đốt sống thắt lưng 1, 2, Mặt trước của tụy sát với mặt sau của dạ dày, từ đoạn 2 của tá tràng đi chếch lên trên từ phải sang trái đến rốn lách.

Nhịp tim chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có quá nhiều nguyên nhân có khả năng gây chậm nhịp nên độ đặc hiệu của dấu hiệu cho một bệnh thì thấp. Nếu được thấy ở một bệnh nhân đáng lẽ có nhịp tim bình thường, thì thường có khả năng là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn rất nặng.

Co kéo cơ hô hấp phụ: tại sao và cơ chế hình thành

Việc dùng cơ hô hấp phụ giúp tạo ra nhiều áp lực âm trong lồng ngực ở thì thở vào (kéo thêm nhiều khí vào phổi và có thể gây ra co kéo khí quản) và áp lực dương cao hơn ở thì thở ra (đẩy khí ra).

Phản xạ ho: tại sao và cơ chế hình thành

Bất kì kích thích nào, từ viêm, nhiễm trùng hay viêm mạn ở COPD đến những kích thích trực tiếp từ dị vật ngoại lai đều được cảm thụ và khởi động chuỗi phản xạ ho.

Hội chứng Wallenberg (hội chứng tủy bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nhồi máu vùng động mạch tiểu não sau dưới (PICA) có thể gây nên rối loạn chức năng các nhân ở thân não thuộc cột tủy bên. Nguyên nhân do nhồi máu vùng động mạch tiểu não sau dưới (PICA) hoặc suy động mạch đốt sống.