Chẩn đoán thận to

2011-10-25 10:44 AM

Đặc tính quan trọng của thận là rất di động. Dấu hiệu chạm thắt lưng và bập bềnh thận là biểu hiện của tính di động đó, nên nó là những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán thận to.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thận to là một triệu chứng quan trọng của bệnh lý về thận, do hai cơ chế chính:

Hoặc bản thân tổ chức tế bào của thận có hiện tượng quá sản làm cho thận to lên. Ví dụ: ung thư thận…

Hoặc thận bị ứ nước tiểu do tắc ở phía dưới như sỏi niệu quản, hẹp niệu quản…

Bằng các phương pháp khám lâm sàng và cận lâm sàng dưới đây có thể chẩn đoán được thận to và nguyên nhân của nó.

Chẩn đoán xác định thận to

Đứng trước một khối u ở bụng, muốn biết có phải là thận to hay không về lâm sàng, cần dựa vào đặc tính sau  đây của khối u đó:

Vị trí

Nằm ở vùng thận, ngang với từ  L11 đến TL3, đối chiếu lên thành bụng là vùng mạn sườn. Nếu thận nằm lạc chỗ sẽ rất khó chẩn đoán.

Tính chất di động

Đặc tính quan trọng của thận là rất di động. Dấu hiệu chạm thắt lưng và bập bềnh thận là biểu hiện của tính di động đó, nên nó là những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán thận to. Thận có thể di động theo các chiều lên xuống, sang phải trái. Nhưng không di động theo nhịp thở.

Trục thận

Nhìn theo chiều dọc.

Thường trong, vì thận nằm ở phía sau:

Ngoài ra để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt được chắc chắn hơn, và góp phần chẩn đoán nguyên nhân, còn cần phải biết thêm.

Hình dáng và khối lượng.

Bề mặt nhẵn và ghồ ghề.

Mật độ chắc, cứng hoặc mềm.

Đau hay không đau.

Khám cận lâm sàng

Chụp x quang

Chụp thận không có chất cản quang. Đôi khi có thể thấy được thận to nhưng không rõ.

Chụp thận có chất cản quang qua tĩnh mạch thấy được hình thận, đài thận, bể thận, giúp cho chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán phân biệt  thận to với các khối khác.

Bơm hơi sau màng bụng: Thấy rõ hình dáng thận. Đặc biệt phân biệt được khối u  tuyến thượng thận.

Chụp thận ngược dòng: Khi nghi ứ nước bể thận.

Chụp động mạch thận. Trong trường hợp nghi ung thư thận.

Xét nghiệm để tìm nguyên nhân

Xquang cũng giúp cho chẩn đoán nguyên nhân. Nhưng chưa đủ, còn phải làm một số xét nghiệm.

Xét nghiệm nước tiểu:

Tìm protein, hồng cầu, bạch cầu.

Cấy nước tiểu tìm vi khuẩn.

Xét nghiệm urê máu.

Ngoài ra tuỳ nguyên nhân mà làm các xét nghiệm  đặc trưng riêng.

Chẩn đoán phân biệt

Thận phải to

Có thể  nhầm với:

Khối u của gan:

Di động theo nhịp thở theo chiều lên xuống.

Liền với bờ sườn, không có hõm hay rãnh ngăn cách nào giữa gan và bờ sườn.

Khối u đại tràng lên:

Khối u tròn, nhẵn, mềm, căng.

Rất đau: Dấu hiệu Murphy dương tính.

Có triệu chứng vàng da, vàng mắt và sốt.

Di động lên xuống theo nhịp thở.

Ở sát phía ngoài mạn sườn.

Có hội chứng bán tắc ruột.

Ít di động, có tính chất dính.

Chụp khung đại tràng, thấy hình khuyết manh tràng.

Khối u đầu tuỵ:

Ở trên cao vùng thượng vị và ở sâu phía sau.

Không di động.

Có triệu chứng tắc mật, vàng da, túi mật to.

Chụp khung tá tràng thấy rộng.

Thận trái to

Có thể nhầm với:

Lách to:

Liền với bờ sườn giữa bờ sườn và khối u không có hõm ngăn cách.

Di động theo nhịp thở.

Có bờ răng cưa.

Phân biệt giữa lách to và thận to đôi khi rất khó. Muốn phân biệt ta có thể dựa vào các nghiệm pháp:

Nghiệm pháp co lách: Tiêm 1mg adrenalin dưới da, nếu lách to, sau 15 phút sẽ co lại.

Bơm hơi màng bụng rồi chụp Xquang sẽ thấy được lách.

Khối u đại tràng trái:

Ở  sát phía ngoài xa đường giữa.

Có hội chứng đại tràng và bán tắc ruột.

Chụp khung đại tràng sẽ thấy  khối u đại tràng.

Khối u đuôi tụy (u nang, ung thư…):

Ở sâu phía sau.

Không di động.

Rất to.

Chung cho cả hai thận to

Có thể nhầm với

Hạch mạc treo đại tràng, tiểu tràng:

Không di động.

Có rất nhiều hạch dính với nhau nên mạch lổn nhổn, bờ lồi lõm.

U tuyến thượng thận:

Tuyến thượng thận nằm ngay trên thận, dính liền vào thận, nên có đầy đủ tính chất của khối u thận (về vị trí, tính di động…) do đó rất khó phân biệt. Muốn phân biệt, tốt nhất là bơm hơi sau màng bụng rồi chụp x quang sẽ thấy rõ khối u thượng thận hay thận. Về mặt lâm sàng, khối u thượng thận sẽ thể hiện ra ngoài bằng hội chứng crushing hay hội chứng Conn.

U nang buồng trứng phải và trái:

Khối u rất tròn, nhẵn.

Nằm ở hai bên hố chậu.

Cũng rất di động.

Khối u phần phụ sinh dục:

Khối u ở dưới thấp, thăm âm đạo thấy được.

Không di động.

Mềm.

Khối u tử cung ( u xơ, ung thư):

Nằm ở thấp, vùng hạ vị.

Thăm âm đạo, trực tràng thấy liền với tử cung.

Thận sa:

Thận không to nhưng nằm ở thấp, có thể sờ thấy được, nhầm là thận to. Thường gặp ở phụ nữ nhều hơn đàn ông, bên thận phải nhiều hơn thận trái. Ở  đây thường là do tình cờ mà phát hiện ra, bản thân người bệnh không thấy triệu chứng gì về tiết niệu, sờ nắn khối u thấy khối lượng không to.

Muốn chắc chắn, cho chụp thận qua đường tĩnh mạch ở tư thế đúng, sau khi đã nhảy vài cái.

Thận dị dạng:

Việc chẩn đoán sẽ rất khó khăn, phải áp dụng nhiều biện pháp cận lâm sàng, nhất là điện quang mới chẩn đoán được.

Vậy muốn xác định chẩn đoán chắc chắn là thận to, phải dựa vào tinh chất khối u, vào x quang thận, và cả các triệu chứng lâm sàng nữa.

Nguyên nhân

Thận to có thể do các nguyên nhân sau đây:

Ứ nước, ứ mủ bể thận

Vì một nguyên nhân nào đó, đường dẫn nước tiểu bị tắc (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn).

Nước tiểu bị ứ lại ở bể thận, làm bể thận to ra sau đó thận to ra, ứ lâu ngày,  vi khuẩn sẽ phát triển, lúc đó từ ứ nước tiểu trở  thành ứ mủ bể thận, người bệnh sẽ sốt, đái ra mủ, đau vùng thận.

Nguyên nhân gây ứ nước ứ mủ bể thận có nhiều:

Sỏi thận, sỏi niệu quản.

Thai các khối u trong ổ bụng đè vào niệu quản hoặc do có một nhánh của động mạch chủ dị dạng vắt ngang qua niệu quản…

Lao bể thận niệu quản gây hẹp: Lao thận thường kèm lao đường tiết niệu gây hẹp  niệu quản, đài, bể thận.

Bí đái lâu ngày do u tiền liệt tuyến, chấn thương sọ não, viêm tuỷ. Nước tiểu ứ bàng quang sẽ ứ ở niệu quản, bể thận.

Ung thư thận

Nguyên phát:

Hay gặp ở người già, ở đàn ông nhiều hơn ở phụ nữ. Triệu chứng:

Thận to, cứng, mặt lổn nhổn.

Đái ra máu tự nhiên.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Thử nước tiểu có rất nhiều hồng cầu.

Chụp thận tĩnh mạch hay ngược dòng: Thận một bên to, đài thận bị kéo dài, cắt cụt, hay chệch hướng.

Thứ phát:

Sau ung thư tử cung, ung thư rau… ít khi di căn vào thận đến mức làm thận to ra mà ta sờ thấy được. Trên lâm sàng thể hiện bằng triệu chứng:

Đau vùng thắt lưng.

Đái ra máu.

Nước tiểu có nhiều hồng cầu (đếm cặn theo Addis).

Chụp thận, qua tĩnh mạch có thể thấy thận to hơn bình thường.

Thận nhiều nang:

Là một dị dạng bẫm sinh, người  bệnh có thể chịu đựng được lâu không có triệu chứng, nên thường khi có triệu chứng mới đi khám bệnh, hoặc do tình cờ mà phát hiện ra. Triệu chứng chủ yếu:

Thận to: Thường to cả hai bên, đôi khi chỉ to một bên, mặt lồi lõm, bờ cũng lồi lõm.

Đau ngang thắt lưng. Đôi khi gây cơn đau quặn thận.

Khi có bội nhiễm vi khuẩn, sẽ sốt, lúc đó có thể đái đục.

Nước tiểu: Không có bội nhiễm, nước tiểu hầu như bình thường. nếu như có bội nhiểm nước tiểu sẽ thay đổi - có protein, có nhiều hồng cầu, bạch cầu.

Urê máu cao mạn tính.

Chụp thận qua tĩnh mạch hay ngược dòng, thấy các đài thận bị kéo dài và thấy hình ảnh gián tiếp của các “nang thận”.

Bệnh tiến triển rất chậm người bệnh có thể sống được nhiều năm. Cuối cùng chết vì bội nhiễm vi khuẩn, suy thận và urê máu cao.

Thận to bù:

Nếu cắt mất một thận chỉ còn lại một thận làm việc, vì nó phải làm việc nhiều hơn nên nó to ra, có khi gấp rưỡi bình thường. hoặc bẩm sinh chỉ có một thận thì thận đó cũng to hơn bình thường. Ta có thể nhầm thận to này là bệnh lý. Nhưng thử nước tiểu không có protein, hồng cầu, bạch cầu, urê máu không cao.

Bài viết cùng chuyên mục

Băng ure (Uremic frost) trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong suy thận không được điều trị, nồng độ ure máu tăng cao đến mức trong mồ hôi cũng xuất hiện ure. Sự bay hơi bình thường của mồ hôi cộng với nồng độ ure cao đưa đến kết quả là sự kết tinh và lắng đọng tinh thể ure trên da.

Âm thổi tâm trương: âm thổi hở van động mạch chủ

Nghe thấy âm thổi hở van động mạch chủ là lý do để tầm soát sâu hơn. Đây là một dấu hiệu có giá trị nếu vắng mặt là một dấu hiệu cho thấy không có hở van động mạch chủ trung bình đến nặng.

Tăng thông khí: tại sao và cơ chế hình thành

Có nhiều yếu tố tâm thần và thể chất có thể gây tăng thông khí. Hình cho thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân làm tăng thông khí cùng lúc. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân then chốt cần phải biết.

Suy mòn cơ thể do bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cung lượng tim thấp mạn tính lấy đi lượng oxy cần thiết bình thường của tế bào, làm giảm hiệu suất chuyển hóa và làm chuyển hóa theo con đường dị hóa hơn là đồng hóa.

Viêm teo lưỡi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mặc dù còn hạn chế, nhưng cũng có một vài bằng chứng cho rằng viêm teo lưỡi là một chỉ điểm cho tình trạng suy dinh dưỡng và giảm chức năng cơ.

Đốm Roth: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đốm roth như đã nói và nó chỉ có thể được tìm thấy ở <5% bệnh nhân có viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nên giá trị độc lập với các triệu chứng lâm sàng khác của nó bị hạn chế.

Co đồng tử hai bên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Co nhỏ đồng tử 2 bên là triệu chứng của một số rối loạn thần kinh và nhiễm độc. Nguyên nhân phổ biến nhất của co đồng tử ở bệnh nhân có suy giảm ý thức, hoặc hôn mê, hoặc là ngộ độc opioid.

Rối loạn chuyển hóa nước điện giải

Trong cơ thể, các chất điện giải có một vai trò vô cùng quan trọng duy trì áp lực thẩm thấu, cân bằng axit bazơ, chi phối tính chịu kích thích thần kinh cơ.

Bàn tay gió thổi: tại sao và cơ chế hình thành

Bàn tay gió thổi là một triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp và có ý nghĩa phân biệt với các viêm xương khớp khác. Giá trị chuẩn đoán còn hạn chế do xuất hiện muốn, như ngón tay cổ ngỗng.

Mất cảm giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Các phương thức hoặc hình thức của mất cảm giác và phân vùng giải phẫu là quan trọng khi xem xét các nguyên nhân của mất cảm giác. Mất cảm giác thể hiện qua việc ảnh hưởng tới các loại cảm giác và các phân vùng giải phẫu.

Hô hấp nghịch thường: tại sao và cơ chế hình thành

Hô hấp nghịch thường được cho rằng là do cử động gắng sức mạnh của cơ hô hấp phụ thành ngực trong thì thở ra gắng sức, làm đẩy cơ hoành xuống dưới và đẩy bụng ra ngoài.

Khoảng ngừng quay đùi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giống như trong hẹp van động mach chủ, hẹp động mạch chủ sẽ làm giảm phân suất tống máu do mạch máu hẹp và hiệu ứng Venturi, hút thành động mạch vào trong và góp phần làm giảm dòng chảy và biên độ mạch sau hẹp.

Hội chứng tăng Glucose (đường) máu

Khi thấy Glucoza máu luôn luôn tăng cao quá 140mg phần trăm có thể chắc chắn là bị đái tháo đường, Xét nghiệm glucoza máu niệu còn giúp ta theo dõi đìều trị.

Giảm phản xạ và mất phản xạ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường.

Hội chứng cường thùy trước tuyến yên

Bệnh ít khi đứng một mình, thường phối hợp với bệnh to các viễn cực. Cũng có khi phối hợp với bệnh nhi tính. Cơ thể to, nhưng tinh thần và tình dục còn như trẻ con.

Chẩn đoán cổ chướng

Bình thường, trong ổ bụng không có nước giữa lá thành và lá tạng của màng bụng, vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện nước, ta có hiện tượng cổ chướng.

Khám một người bệnh tim mạch

Người bệnh khó thở, khi ho có thể khạc ra ít đờm nhầy lẫn máu, Khám phổi có thể thấy các rên ướt nhỏi hạt do thanh dịch thoát ra các phế nang, phế quản.

Khám bệnh và chẩn đoán nội khoa

Công tác khám bệnh có làm được tốt mới phát hiện được đúng và đầy đủ các triệu chứng để có thể làm được một chẩn đoán thật chính xác và đầy đủ.

Tiếng Rales khi nghe phổi: tại sao và cơ chế hình thành

Nếu được nghe thấy khi hít thở bình thường, tiếng rale có nhiều khả năng là bệnh lý. Nhiều đặc điểm tiếng rale có liên quan với nhiều bệnh lý khác nhau.

Triệu chứng bệnh đái tháo nhạt

Bệnh do thiếu nội tiết chống đái nhiều của thuỳ sau tuyến yên gây ra. Nhưng khoảng 60% các trường hợp do rối loạn chức năng, không thấy rõ nguyên nhân

Tiếng thổi tâm thu: thông liên thất

Sự chênh lệch về áp lực qua lỗ thông và dòng chảy rối là các yếu tố chính trong cơ chế. Tâm thất trái có áp lực cao hơn tâm thất phải. Lỗ thông cho phép máu đi từ nơi có áp lực cao sang nơi có áp lực thấp ở thất phải.

Thăm khám lâm sàng tim

Người bệnh tim thường biểu hiện một số triệu chứng do rối loạn chức năng tim, các triệu chứng đó là: khó thở, ho ra máu, tím tái, phù, đau trước tim, hồi hộp, ngất.

Dấu hiệu run vẫy (Flapping Tremor): tại sao và cơ chế hình thành

Cơ chế của dấu hiệu run vẫy trong những trường hợp trên vẫn chưa rõ. Chuỗi dẫn truyền cũng khá mơ hồ; tuy nhiên, một số cơ chế bệnh học cũng được đưa ra.

Phản xạ da gan tay-cằm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cơ chế tái xuất hiện của phản xạ da gan tay-cằm chưa được biết rõ. Phản xạ dường như được kiểm soát bởi các vùng vỏ não vận động không phải nguyên phát, có tác dụng kiểm soát ức chế phản xạ tủy.

Mạch động mạch lên dội: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giống như mạch chậm, mạch lên dội của hẹp động mạch chủ có thể được cho là do tống máu tâm thất kéo dài và hiệu ứng Venturi trong động mạch chủ. Hẹp van động mạch chủ nghĩa là kéo dài thời gian tống máu ra khỏi thất trái.