- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Các tiếng bệnh lý khi nghe phổi
Các tiếng bệnh lý khi nghe phổi
Bình thường khi hô hấp ta chỉ nghe tiếng thở thanh khí quản và tiếng rì rào phế nang, Trong nhiều trường hợp bệnh lý, những thay đổi về cơ thể bệnh ở khí đạo.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương hô hấp bình thường
Trong động tác thở, khi hít vào, không khí qua thanh quản, khí quản, phế quản gốc, rồi tới các phế quản nhỏ hơn các thùy phổi, phân phối vào các phế nang, khi thở ra, không khí đi ra ngoài phổi theo trình tự ngược lại.
Không khí đi qua thanh khí quản và các phế quản lớn, gây ra tiếng thở thanh khí quản, nghe thấy rõ ở vùng thanh quản, khí quản, vùng xương ức, xương cạnh và khoảng liên bả cột sống.
Tiếng thở thanh khí quản bắt nguồn từ thanh môn, một khoảng hẹp trên đường đi của không khí.
Không khí đi qua phế quản nhỏ, vùng có cơ Reisessen rồi đi vào phế nang, vùng tương đối rộng hơn, gây ra tiếng rì rào phế nang nghe êm dịu, ở thì thở ra, tiếng đó mạnh và ngắn hơn. Và chỉ nghe thấy ở đầu thì thở ra. Trên thực tế, thì thở ra dài hơn thì hít vào. Rì rào phế nang ở thì thở ra do luồng không khí từ phế nang qua phế quản nhỏ, vùng có cơ Reisessen tới các phế quản lớn hơn ta không nghe thấy tiếng rì rào phế nang trong suốt thì thở ra vì áp lực không khí phế nang yếu, nhất là ở cuối thì thở ra. Trong một số trường hợp, ta nghe thấy tiếng thở ở toàn bộ thì thở ra, hiện tượng “đảo ngược nhịp hô hấp” này gặp trong cơn hen phế quản, trong giãn phế nang.
Bình thường khi hô hấp ta chỉ nghe tiếng thở thanh khí quản và tiếng rì rào phế nang. Trong nhiều trường hợp bệnh lý, những thay đổi về cơ thể bệnh ở khí đạo có thể gây ra các tiếng thổi, tiếng rên khác nhau.
Lá thành và lá tạng ở màng phổi bình thường trượt trên nhau trong động tác hô hấp. Nếu có viêm màng phổi, bề mặt của các lá đó trở nên thô ráp và là nơi xuất phát của tiếng cọ màng phổi.
Tiếng thổi
Định nghĩa
Khi nhu mô phổi bị đông đặc, tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền đi xa quá phạm vi bình thường của nó, và có thể thay đổi về mặt âm học do những tổn thương đi kèm theo hiện tượng đông đặc đó.
Các điều kiện phát sinh và lan truyền
Khí phế quản lưu thông.
Nhu mô phổi bị đông đặc chiếm một khoảng khá rộng.
Lưu thông hô hấp tương đối lớn.
Các loại tiếng thổi
Những tổn thương cơ thể bệnh có đi kèm hiện tượng nhu mô phổi làm thay đổi tính chất âm học của tiếng thổi. Người ta chia ra làm 4 loại: thổi ống, thổi hang, thổi vò, thổi màng thổi.
Thổi ống: Là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền xa quá phạm vi và bình thường của nó, do nhu mô phổi bị đông đặc.
Đặc điểm:
Cường độ: Thì hít vào mạnh hơn thì thở ra.
Âm độ: Cao nhất là ở thỉ thở ra.
Âm sắc: Giống như tiếng thổi qua bể lò rèn.
Nếu ta đặt ống nghe trước thanh quản người bình thường đang thở sẽ thấy đầy đủ những đặc điểm trên.
Thường gặp: Trong các bệnh phổi có hội chứng đông đặc, vv…
Thổi hang: Là tiếng thổi ống vang lên đo được dẫn truyền qua một hang rỗng, thông ới phế quản. Hang này đóng vai trò một hòm cộng hưởng.
Đặc điểm:
Cường độ: Mạnh hay yếu tuỳ theo lưu lượng thở và mức độ đông đặc của nhu mô phổi.
Âm độ: Trầm.
Âm sắc: Tùy theo kích thước của hang. Hang càng rộng, tiếng thổi nghe càng rỗng nếu hang rất lớn, thành nhẵn, âm sắc thay đổi thành tiếng thổi vò.
Tiếng thổi hang trong hang giả: Trong một số bệnh phổi mạn tính, tổ chức phổi bị xơ hoá, phế quản lớn bị giãn rộng và co kéo lệch vị trí bình thường có thể làm ta nhầm là tiếng thổi hang do có hang thực trong nhu mô phổi. Trong trường hợp này, x quang sẽ giúp cho chẩn đoán phân biệt một cách chính xác.
Hang câm: Có trường hợp trên lâm sàng chỉ thấy hội chứng đông đặc. Một vài tiếng rên nổ, rên bọt, nhưng x quang hoặc cơ thể lại phát hiện được hang. Sở dĩ ta không thấy được tiếng thổi hang, vì một hoặc nhiều lý do sau đây:
Hang nhỏ quá.
Hang ở sâu trong nhu mô phổi.
Hang không còn lưu thông với phế quản.
Thường gặp: Tiếng thổi hang có thể nghe thấy trong các trường hợp có một ổ rỗng ở trong tổ chức phổi, có lưu thông với phế quản, vách lá nhu mô phổi đông đặc. Trừ trường hợp phế quản lớn bị kéo lệch vị trí gây ra tiếng thổi hang giả, tiếng thổi hang thực thường gặp trong lao hang, áp xe phổi đã thoát mủ.
Thổi vò: Là tiếng thổi ống vang lên, đo được dẫn truyền qua một hang rộng và có thành nhẵn.
Đặc điểm:
Cường độ: Thay đổi theo kích thước hang và mức độ đông đặc của nhu mô phổi.
Âm độ: Rất trầm, thấp hơn tiếng thổi hang.
Âm sắc: Nghe như tiếng thổi vào trong vò lớn rỗng, cổ hẹp.
Thường gặp: Trong hội chứng tràn khí màng phổi và trong trường hợp hang lớn, thành nhẵn, gần bìa phổi, có đường kính khoảng 6 cm.
Tiếng thổi màng phổi: Là tiếng thổi ống bị mờ đi do dẫn truyền qua một lớp nước mỏng.
Đặc điểm: Êm dịu, xa xăm, nghe rõ ở thì thở ra. Trong trường hợp tràn dịch màng phổi, tiếng thổi màng phổi nghe rõ ở vùng ranh giới trên của mức nước, nếu nhu mô phổi ở ngay sát đó bị đông đặc.
Gặp trong: Hội chứng tràn dịch màng phổi có kèm tổn thương đông đặc nhu mô phổi.
Tiếng rên
Định nghĩa
Những tiếng bất thường phát sinh khi có luồng không khí đi qua phế quản phế nang có nhiều tiết dịch, hoặc bị hẹp lại. Các tiếng rên đều theo hô hấp hoặc sau khi ho.
Phân loại
Thường chia ra ba loại: Rên khô, rên ướt, rên nổ.
Rên khô: Xuất hiện khi luồng không khí lưu thông tron gphế quản có một hoặc nhiều nơi hẹp lại. Nguyên nhân của hẹp có thể là sưng niêm mạc phế quản, co thắt phế quản, tiết dịch đặc, hoặc u chèn ép phế quản.
Đặc điểm: Tùy theo âm độ, người ta chia làm hai loại: rên ngáy và rên rít.
Rên ngáy: Tiếng trầm nghe giống tiếng ngáy ngủ.
Rên rít: Tiếng cao, nghe như tiếng chim ríu rít hoặc tiếng gió thổi mạnh qua khe cửa.
Hai tiếng rên này nghe thấy rõ ở cả hai thì hô hấp, rõ nhất là khi thở ra và mất đi sau cơn ho.
Nghe rõ khi thở ra có thể một phần vì ở thì thở ra nòng phế quản hẹp lại. Rên ngáy thường phát sinh ở những phế quản lớn hơn là đối với rên rít. Trong nhiều trường hợp viêm phế quản lớn có tiến triển viêm lan toả tới các phế quản nhỏ, người ta nghe thấy tiếng rên ngáy lẫn rên rít. Tuy vậy sự phân biệt về vị trí phế quản đó không nhất thiết vì nếu phế quản lớn bị hẹp nhiều, vẫn là nơi xuất phát của rên rít.
Thường gặp:
Viêm phế quản cặp: Giai đoạn đầu, trước khilong đờm; tớigiai đoạn long đờm, có thể nghe thấy tiếng rên ướt hay rên bọt.
Hen phế quản: Chủ yếu có nhiểu rên rít.
Hen phế quản do u chèn ép hoặc do co kéo phé quản: Rên rít khu trú một vùng.
Rên ướt hay rên bọt. Xuất hiện lúc không khí khuấy động các chất dịch lỏng (đờm, mủ, chất tiết) ở trong phế quản hoặc phế nang. Rên bọt gồm nhiều tiếng lép bép nghe ở cả hai thì hô hấp. Rõ nhất lúc thở ra, và mất đi sau tiếng ho. Người ta chia ra ba loại: rên bọt nhỏ hạt, vừa và to hạt.
Rên bọt nhỏ hạt: Tiếng lép bép rất nhỏ, nghe gần giống tiếng rên nổ, nhưng khác tiếng rên nó là mất đi sau khi ho và nghe thấy ở cả hai thì hô hấp.
Rên bọt nhỏ hạt xuất phát từ phế quản nhỏ hoặc phế nang, thường gặp trong:
Viêm phế quản nhỏ: Bệnh nặng có thể gây tử vong vì ngạt thở.
Viêm phổi ở giai đoạn gan hoá xám.
Sau khi ho ra máu.
Rên bọt hạt vừa: Tiếng lép bép to hơn. Xuất phát từ các phế quản vừa, như viêm phế quản vừa, như viêm phế quản ở thời kỳ long đờm.
Rên bọt to hạt: Tiếng rên nghe lọc xọc, giống như tiếng thổi không khí qua một cái ống vào một bình nước. Đặt ống nghe ở thanh quản, phế quản, có thể nghe tiếng rên này được.
Thường gặp trong các trường hợp có dịch lỏng trong các phế quản lớn.
Tiếng rên bọt có thể thay đổi âm sắc tuỳ theo tình trạng nhu mô phổi ở nơi xuất phát nó.
Rên hang: Xuất phat gần hoặc ở ngay trong phổi: tiếng vang lên, vì hang đóng vai trò hòm cộng hưởng. Nếu hang rất to, tiếng đó có âm sắc của kim loại va chạm nhau trong một cái vò.
Rên vang: Là tiếng rên được tăng cường độ do nhu mô phổi đông đặc dẫn truyền.
Rên nổ: Xuất hiện lúc không khí vào phế quản nhỏ và phế nang và bóc tách dần vách phế quản nhỏ và phế nang đã bị lớp dịch quánh đặc làm dính lại.
Đặc điểm: Rên nổ gồm nhiều tiếng lạo xạo nhỏ, nhỏ hạt, nghe thấy ở thì hít vào và rõ nhất ở cuối thì hít vào, sau khi ho có thể vẫn còn nghe thấy rõ. Có thể ví tiếng lạo xạo đó như tiếng muối rang trên ngọn lửa nhỏ, hoặc tiếng toc cọ xát giữa các ngón tay.
Sở dĩ tiếng rên nổ chỉ nghe thấy ở thời kỳ hít vào là khi không khí qua phế quản nhỏ và phế nang chỉ bóc tách dần các vách đã bị một chất dịch quánh đặc bám vào và làm dính lại. Ở thì thở ra, do áp lực không khí từ trong phế nang ra ngoài phế quản yếu hơn trong thì hít vào, nên các vách phế quản nhỏ và phế nang lại dính trở lại từ từ và chất dịch quánh đặc không bọ khuấy động, không gây ra tiếng rên nữa.
Thường gặp trong:
Viêm phổi.
Tắc động mạch phổi hay gây nhồi máu phổi.
Đáy phổi ở những người làm lâu ngày, có một số phế nang bị xẹp dính lại, nhưng không có tổn thương.
Tiếng cọ
Định nghĩa
Khi màng phổi bị viêm, trở nên gồ ghề vì những mảng sợi huyết, trong lúc hô hấp là thành lá sát vào lá tạng, gây ra tiếng cọ gọi là tiếng cọ màng phổi.
Đặc điểm
Tiếng sột soạt không đều, giống như tiếng cọ xát của tờ giấy bản thô ráp, hoặc của hai mếng da lên nhau.
Nghe thấy ở hai thì hô hấp, rõ nhất ở thì thở ra.
Không mất đi sau khi thở mạnh hoặc ho.
Có thể rất mạnh, đặt tay vào thành ngực cũng đã thấy có cảm giác cọ xát rồi.
Thường gặp trong
Viêm màng phổi khô; Tràn dịch màng phổi ở giai đoạn đầu và giai đoạn nước rút.
Chẩn đoán phân biệt
Tiếng rên: Ngoài sự khác nhau về âm sắc,tiếng rên nổ hoặc rên bọt còn có thể phân biệt được với tiếng cọ khi nguời ta bảo bệnh nhân ho mạnh, sau khi ho tiếng rên thay đổi hoặc mất đi, nhưng tiếng cọ vẫn còn.
Ấn ống nghe thật sát lồng ngực, nghe tiếng cọ rõ hơn, còn tiếng rên không thay đổi theo cường độ.
Trong trường hợp viêm màng phổi đồng thời có tiết dịch ở các phế nang, phế quản, có thể nghe tiếng rên hoặc tiếng cọ màng phổi: nếu bảo người bệnh ho thì sẽ nghe toếng cọ rõ hơn, nhưng nhiều khi phân biệt lâm sàng cũng khó khăn.
Tiếng cọ màng ngoài tim: Trong một số trường hợp viêm màng phổi khô, khu trú gần vùng trước tim, có thể nhầm tiếng cọ màng phổi với cọ màng ngoài tim được. Nhưng nếu người bệnh thở và sâu mạnh, tiếng cọ màng phổi nghe rõ hơn và theo nhịp hô hấp, còn tiếng cọ màng tim chỉ theo nhịp tim và bị mờ đi khi người bệnh htở mạnh, nhưng không mất đi khi người bệnh nhịn thở.
Bài viết cùng chuyên mục
Đốm Roth: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đốm roth như đã nói và nó chỉ có thể được tìm thấy ở <5% bệnh nhân có viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nên giá trị độc lập với các triệu chứng lâm sàng khác của nó bị hạn chế.
Nghiệm pháp bàn tay ngửa: tại sao và cơ chế hình thành
Trong nghiệm pháp Yergason, khi cơ nhị đầu và gân bị gấp, bất kì phản ứng viêm hoặc tổn thương cũng có thể làm giảm khả năng chống lại lực cản.
Khó thở: triệu chứng cơ năng hô hấp
Khó thở làm thay đổi các đặc điểm hoạt động thở bình thường của bệnh nhân như tần số thở, thời gian của thì hít vào và thở ra, sự phối hợp và tham gia của các cơ hô hấp
Âm thổi tâm trương: một số dấu hiệu của hở van động mạch chủ
Hở van động mạch chủ trước đây đã được gọi theo nhiều tên khác nhau. Mặc dù những tên gọi này có cách gọi tên và cách diễn đạt rất thú vị, cơ chế và ý nghĩa của chúng đến nay vẫn còn chưa rõ ràng.
Hội chứng Gerstmann: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hội chứng Gertsmann tiêu biểu liên quan đến tổn thương ở hồi góc của thùy đỉnh. Mỗi triệu chứng riêng lẻ trong hội chứng Gertsmann ít có giá trị định khu và có thể xảy ra trong nhiều tổn thương khác nhau.
Tăng sắc tố và sạm da: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tăng sắc tố là triệu chứng có giá trị, gặp ở 92% bệnh nhân có suy thượng thận nguyên phát và nó là một trong những biểu hiện sớm nhất của bệnh lý này. Nó cũng có giá trị trong việc phân biệt suy thượng thân nguyên phát hay thứ phát.
Dấu hiệu Leser - Trélat: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hầu hết là do tiết các yếu tố tăng trưởng khác nhau liên quan đến ung thư, bao gồm yếu tố tăng trưởng biểu mô, hormon tăng trưởng và các yếu tố tăng trưởng biến đổi, làm thay đổi chất nền ngoại bào và đẩy mạnh dày sừng tiết bã.
Ngấm vôi da: tại sao và cơ chế hình thành
Hợp chất tiền calci trong mô là con đường phổ biến đến các tổn thương đặc trưng. Tuy nhiên, làm thế nào và tại sao chúng được hình thành không phải là luôn luôn rõ ràng.
Hội chứng Horner: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hội chứng Horner có thể do do đột quỵ vùng thân não, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp hoặc chấn thương vùng cổ, ngực, thần kinh gai sống, động mạch dưới đòn hay động mạch cảnh, đau nửa đầu phức tạp, gãy xương sọ.
Mất phản xạ nôn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Mất phản xạ nôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số. Trong một nghiên cứu trên 140 đối tượng khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau, mất phản xạ nôn gặp ở 37% đối tượng, và giảm cảm giác hầu họng chỉ xảy ra ở 1 bệnh nhân.
Run do cường giáp: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Run được phát hiện lên đến 69–76% ở bệnh nhân có cường giáp với độ đặc hiệu là 94% và PLR là 11.4. Nếu xuất hiện ở bệnh nhân nghi ngờ cường giáp thì đây là một triệu chứng có giá trị.
Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ngón tay chân dùi trống có nhiều chẩn đoán phân biệt. Đa số có ở hai bên. Ngón tay chân dùi trống một bên thì rất hiếm và được gặp ở bệnh nhân liệt nửa người, dò động-tĩnh mạch do lọc thận và dị dạng động-tĩnh mạch động mạch trụ.
Triệu chứng cơ năng thận tiết niệu
Thận tham gia trong quá trình chuyển hoá nước để giữ thăng bằng khối lượng nước trong cơ thể ở một tỷ lệ nhất định(76% trọng lượng cơ thể).
Dấu hiệu Hoover: tại sao và cơ chế hình thành
Khi lồng ngực bị ứ khí nặng, cơ hoành thường bị căng ra. Hậu quả là, khi cơ hoành co lại ở thì hít vào thì tạo nên di động đi vào, kéo theo bờ sườn, ngược lại với di động đi xuống bình thường.
Suy mòn cơ thể do bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Cung lượng tim thấp mạn tính lấy đi lượng oxy cần thiết bình thường của tế bào, làm giảm hiệu suất chuyển hóa và làm chuyển hóa theo con đường dị hóa hơn là đồng hóa.
Thăm dò về hình thái hô hấp
Có nhiều trường hợp tổn thương phổi hoặc nhỏ, hoặc ở sâu chỉ nhờ có x quang mới phát hiện được, có những trường hợp lao phổi phát hiện cũng là do x quang.
Huyết áp rộng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hiệu áp rộng là một triệu chứng rất có giá trị, phụ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng có thể bắt gặp. Hiệu áp là một yếu tố dự đoán tử vong và thương tật độc lập ở bệnh nhân có huyết áp bình thường và bệnh nhân cao huyết áp.
Tiếng gõ màng ngoài tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dòng máu chảy bị chậm đột ngột vào tâm thất đầu thì tâm trương tạo ra tiếng động, xảy ra do tâm thất không giãn được vì bị màng ngoài tim co thắt chặn lại.
Thất ngôn Wernicke (thất ngôn tiếp nhận): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thất ngôn Wernicke gây nên bởi tổn thương hồi sau trên thùy thái dương của bán cầu ưu thế. Vùng này được cấp máu bởi các nhánh của động mạch não giữa. Nguyên nhân hay gặp nhất là nhồi máu não nhánh dưới động mạch não giữa.
Triệu chứng học tụy tạng
Tụy nằm sâu trong ổ bụng, nằm trước các đốt sống thắt lưng 1, 2, Mặt trước của tụy sát với mặt sau của dạ dày, từ đoạn 2 của tá tràng đi chếch lên trên từ phải sang trái đến rốn lách.
Phản xạ nắm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phản xạ nắm dương tính dự đoán tổn thương vùng thùy trán, nhân sâu hoặc chất trắng dưới vỏ, phản xạ nắm xuất hiện ở trẻ sơ sinh bình thường từ khoảng 25 tuần đến 6 tháng tuổi.
Hội chứng tăng áp lực nội sọ
Hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và hằng định, trong hộp sọ có tổ chức não, máu và dịch não tủy, các thành phần này có vai trò trong việc tạo nên áp lực nội sọ.
Xuất huyết Splinter: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các vệt xuất huyết được thấy trong 15% các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và, vì vậy, có độ nhạy thấp. Cũng như các triệu chứng được cho là kinh điển khác của viêm nội tâm mạc nhiếm khuẩn.
Teo cơ do đái tháo đường: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình xâm nhập của viêm, globulin miễn dịch và bổ thể và các mạch máu nhỏ, gợi ý rằng viêm mao mạch qua trung gian miễn dịch có thể là nguyên nhân.
Triệu chứng học gan mật
Mật được sản xuất liên tục từ gan 1, 2lít trên 24h, mật vận chuyển tới túi mật, mật có thể được cô đặc từ 5, 10 lần, dịch mật vô khuẩn