Bệnh võng mạc do đái tháo đường: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-11-24 01:26 PM

Triệu chứng bệnh lí võng mạc do đái tháo đường là triệu chứng rất quan trọng và cần theo dõi kĩ. Mức độ của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường lúc chẩn đoán càng nặng, thì nguy cơ tiến triển bệnh càng cao.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Bệnh lí võng mạc do đái tháo đường là 1 thuật ngữ chung để mô tả các bệnh về mắt do biến chứng của đái tháo đường. Một số thuật ngữ và nguyên nhân trùng lặp với bệnh lí võng mạc do tăng huyết áp và có chung con đường đích. Nói chung, bệnh lí võng mạc do đái tháo đường có thể chia thành các loại như bảng.

Bệnh lý võng mạc không tiến triển

Xuất tiết dạng bông

Tình trạng phù nề, xung huyết của võng mạc tạo ra các hình ảnh màu trắng, tròn hoặc loang lổ.

Nốt và vết xuất huyết

Chấm đỏ, lớn, ranh giới có thể tách biệt hoặc không rõ ràng.

Xuất tiết cứng

Lipids ứ đọng trong võng mạc tạo nên những mảng trắng hoặc vàng giống như sáp.

Vi phình mạch

Các đốm tròn đỏ riêng biệt.

Bệnh lý võng mạc tiến triển

Tân sinh mạch từ vùng gai thị hoặc từ các mạch máu có sẵn

Phù hoàng điểm

Sự dày lên và phù nề của hoàng điểm (có thể gặp ở bất kì giai đoạn nào của bệnh kể cả bệnh lí võng mạc tăng sinh hay không tăng sinh).

Bảng. Thay đổi trong bệnh lý võng mạc do đái tháo đường.

Nguyên nhân

Đái tháo đường.

Bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp cũng có thể gây ra 1 số biến đổ tương tự.

Cơ chế

Cơ chế đằng sau những thay đổi này rất phức tạp và hiện này vẫn chưa được biết rõ. Tăng đường huyết mãn tính được cho là yếu tố chính dẫn đến bệnh lí võng mạc do đái tháo đường, khởi đầu bằng 1 loạt các thay đổi mà cuối cùng dẫn đến 2 trạng thái bệnh lí chính:

Thay đổi tính thấm thành mạch – mạch máu bị vỡ hoặc chỉ “rò rỉ”.

Thiếu máu võng mạc liên quan đến tình trạng tân sinh mạch máu.

Những thay đổi này liên quan đến thị trường, gây phù hoàng điểm và bệnh lí võng mạc do tiểu đường tăng sinh.

Tuy nhiên, có nhiều bệnh lí khác nhau góp phần vào tiến triển của 2 trạng thái bệnh trên.

Yếu tố

Hậu quả

Tăng đường huyết mãn tính.

Đường huyết cao làm rối loạn quá trình tự điều hòa lưu lượng máu ở võng mạc – dẫn đến tăng lưu lượng máu, tăng áp lực các mạch máu võng mạc. Các chất vận mạch được tổng hợp, kết quả là tăng tính thấm mao mạch và gây phù hoàng điểm. Góp phần vào sản xuất sorbitol.

Sorbitol.

Sorbitol là 1 sản phẩm chuyển hóa của glucose. Dư thừa sorbitol làm thay đổi thẩm thấu làm tổn thương tế bào và thay đổi các cấu trúc protein khác – dẫn đến tăng tính thấm thành mạch.

Các sản phẩm cuối cùng của quá trình glucosyl hóa.

Dư thừa glucose gắn vào các acid amin và protein làm bất hoạt các enzym quan trọng và làm thay đổi protein của tế bào, hình thành các gốc oxy hóa và gây phản ứng viêm. Do đó là tổn thương mạch máu và thiếu máu. Ngoài ra, glucose còn gắn với collagen gây biến chứng vi mạch.

Yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch (VEGF).

VEGF tạo ra do sự thiếu oxy mô ở võng mạc và có thể gây vỡ hàng rào máu-võng mạc, dẫn đến phù hoàng điểm. VEGF cũng là yếu tố chính làm tân tạo mạch máu trong tổn thương võng mạc tăng sinh.

Phản ứng viêm.

Sự bám dính của bạch cầu vào thành các mao mạch làm cản trở dòng máu đến, càng làm nặng thêm tình trạng thiếu oxy mô. Có thể gây vỡ hàng rào máu-võng mạc và gây phù hoàng điểm.

Vi huyết khối.

Dẫn đến tắc nghẽn mao mạch võng mạc, thiếu máu và gây xuất tiết mao mạch. Hiện tượng xuất tiết kích thích nhiều yếu tố tăng trưởng trong đó có VEGF.

Yếu tố khác.

Sắc tố – Yếu tố có nguồn gốc từ biểu mô.

Yếu tố tăng trưởng và IGF-1.

Các gốc oxy hóa.

Bảng. Cơ chế và những yếu tố ảnh hưởng dẫn đến bệnh lí võng mạc do đái tháo đường.

Cơ chế của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường

Hình. Cơ chế của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường

Ý nghĩa

Triệu chứng bệnh lí võng mạc do đái tháo đường là triệu chứng rất quan trọng và cần theo dõi kĩ. Mức độ của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường lúc chẩn đoán càng nặng, thì nguy cơ tiến triển bệnh càng cao; điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của kiểm soát đường máu. Bệnh lí võng mạc tăng sinh và phù hoàng điểm có thể điều trị đạt kết quả ở hầu hết các ca trước khi bệnh nhân bị mù lòa, cho thấy việc phát hiện và kiểm soát triệu chứng bệnh là rất quan trọng trong bất kì trường hợp nào.

Hình ảnh vi phình mạch trong bệnh lí võng mạc tiểu đường không tăng sinh

Hình. Hình ảnh vi phình mạch trong bệnh lí võng mạc tiểu đường không tăng sinh. A Đốm xuất huyết nhỏ, vi phình mạch, xuất tiết cứng (lipid), loét giác mạc hình lá dương xỉ, bất thường vi mạch máu trên võng mạc và phù hoàng điểm. B Chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang đáy mắt ở hình A. Phình vi mạch là những chấm tăng huỳnh quang, nhưng nốt xuất huyết thì không tăng huỳnh quang. Vùng vô mạch ở hố thị giác chỉ mở rộng tối thiểu.

Bệnh lí võng mạc không tăng sinh với các vết xuất huyết, xuất huyết rải rác

Hình. Bệnh lí võng mạc không tăng sinh với các vết xuất huyết, xuất huyết rải rác (splinter haemorrhages) và xuất tiết dạng bông.

Bệnh võng mạc do đái tháo đường tăng sinh nặng

Hình. Bệnh võng mạc do đái tháo đường tăng sinh nặng với xuất tiết dạng bông, bất thường vi mạch võng mạc và chảy máu tĩnh mạch.

Những thay đổi liên quan đến bệnh lí võng mạc do đái tháo đường gặp ở:

Hầu hết bệnh nhân có đái tháo đường tuyp 1 trên 20 năm.

80% bệnh nhân có đái tháo đường tuyp 2 trên 20 năm.

Sau 10 năm, bệnh lí võng mạc tiến triển gặp ở 50% bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 10% bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá thị lực bệnh nhân để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh lí võng mạc. Những điểm tìm được là:

Phù hoàng điểm ít khi được phát hiện bởi 1 bác sĩ không phải chuyên khoa.

Sử dụng kính hiển vi soi đáy mắt thấy đồng tử bệnh nhân giãn với độ đặc hiệu 53-69% khi người làm là 1 bác sĩ không chuyên khoa, còn bác sĩ chuyên khoa lên tới 91–96% với PLR là 10.2.

Các nghiên cứu đề xuất rằng các triệu chứng của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường khó có thể phát hiện bởi 1 bác sĩ không phải là chuyên khoa mắt.

Bài viết cùng chuyên mục

Khó thở: triệu chứng cơ năng hô hấp

Khó thở làm thay đổi các đặc điểm hoạt động thở bình thường của bệnh nhân như tần số thở, thời gian của thì hít vào và thở ra, sự phối hợp và tham gia của các cơ hô hấp

Khám thắt lưng hông

Hội chứng thắt lưng hông gồm có hai hội chứng thành phần là hội chứng cột sống và hội chứng dây rễ thần kinh, Khám lâm sàng nhằm mục đích phát hiện.

Mụn cơm có cuống (acrochordon): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giá trị khá hạn chế, vì triệu chứng này khá thường gặp trong dân cư nói chung. Người ta nhận ra triệu chứng này có tỉ lệ xuất hiện nhiều hơn ở bệnh nhân đái tháo đường, thừa cân cũng như to đầu chi.

Phì đại lưỡi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có vài nhận xét dựa trên bằng chứng về giá trị của phì đại lưỡi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện, đó hầu như là bệnh lý và cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Dấu hiệu Babinski: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dấu hiệu Babinski là dấu hiệu của neuron vận động trên. Nó có thể không xuất hiện trong giai đoạn tối cấp sau loạn chức năng neuron vận động trên.

Khám hệ vận động, tiền đình, tiểu não

Khám vận động bao gồm Nhận xét tư thế và vận động của bệnh nhân, khám sức cơ, khám trương lực cơ và nhận xét về các động tác không chủ ý

Giảm thị lực: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thị lực là dấu hiệu quan trọng của mắt. Thị lực đo được nhờ sử dụng bảng Snellen. Bệnh nhân mắc tật khúc xạ sử dụng kính hoặc sử dụng kính khúc xạ lõm trong suốt quá trình thăm khám để bù lại tật khúc xạ.

Mất cảm giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Các phương thức hoặc hình thức của mất cảm giác và phân vùng giải phẫu là quan trọng khi xem xét các nguyên nhân của mất cảm giác. Mất cảm giác thể hiện qua việc ảnh hưởng tới các loại cảm giác và các phân vùng giải phẫu.

Bập bềnh thận: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Không có bằng chứng về giá trị của nghiệm pháp bập bềnh thận. Trên thực tế, cảm nhận này thường không rõ ràng, do vậy nên kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác.

Phù ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cơ chế chính gây phù dưới da ngoại biên phụ thuộc vào tăng áp lực thủy tĩnh, giảm áp lực thủy tĩnh mô kẽ, giảm thể tích huyết tương, tăng áp lực dịch kẽ, tăng tính thấm thành mạch, tắc mạch bạch huyết.

Rối loạn cân bằng acid bazơ

Để duy trì nồng độ H ở các khu vực nội và ngoại bào trong phạm vi phù hợp với điều kiện sống và hoạt động của tế bào, các axit này luôn luôn được trung hoà.

Mạch động mạch nhịp đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mạch nhịp đôi được tạo ra bởi một nhịp xoang bình thường theo sau bởi sự co bóp sớm. Nhịp sớm có thể tích tâm thu nhỏ hơn và vì thế, cường độ của mạch thay đổi giữa hai nhịp.

Khám và chẩn đoán hôn mê

Chẩn đoán nguyên nhân nhiều khi rất khó, nhất là khi người bệnh chỉ đến có một mình, không có người nhà đi kèm để phản ánh tình trạng trước khi hôn mê.

Rãnh Harrison (Rút lõm lồng ngực): tại sao và cơ chế hình thành

Bệnh còi xương là bệnh của xương đặc trưng của trẻ em và trẻ vị thành niên, ở đây, những xương đang phát triển bị thiếu calci khoáng hóa cần thiết để chắc khỏe và cứng cáp (vd: xương không được calci hóa đầy đủ).

Liệt chu kỳ trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Liệt chu kỳ là dấu hiệu hiếm, gây bệnh với tỉ lệ từ 2% đến 20%, và 0,1%, 0,2% theo thứ tự dân số ở châu Á và châu Mĩ. Không có sự tương quan giữa mức độ nặng của cường giáp và biểu hiện lâm sàng của tình trạng liệt.

Liệt thần kinh vận nhãn (dây III): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dây thần kinh vận nhãn chi phối cho tất cả các cơ ngoài ổ mắt ngoại trừ cơ chéo trên và cơ thẳng ngoài. Việc yếu cơ co đồng tử và cơ nâng mi lần lượt gây ra tình trạng dãn đồng từ và sụp mi.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18. Đây là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ có biểu hiện hội chứng này.

Phù gai thị: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phù gai thị xuât hiện bởi tăng áp lực nội sọ hoặc có tổn thương chèn ép thần kinh thị. Phù gai thị là dấu hiệu sưng phù thần kinh thị giác bởi các tổn thương chèn ép thần kinh thị hoặc là tăng áp lực nội sọ.

Tiếng vang thanh âm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Sự khác nhau trong tiếng vang thanh âm được xác định bằng tần số dẫn truyền (Hz) và đặc tính thể lý của phổi bình thường, phổi có dịch và phổi đông đặc.

Vận động chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong một nghiên cứu, độ nhạy và độ đặc hiệu của vận động chậm trong chẩn đoán bệnh Parkinson (tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán Parkinson dựa trên khám nghiệm sau khi chết) tương ứng 90% và 3%.

Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái).

Mạch động mạch mạch đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có vài bằng chứng chứng minh rằng mạch đôi được phát hiện sau phẫu thuật van tim đem lại tiên lượng xấu hơn. Nếu cảm nhận được thường bị nhầm lẫn với mạch dội đôi và vì thế, có thể làm giảm ý nghĩa của dấu hiệu.

Khám và chẩn đoán phù

Phù là hiện tượng ứ nước ở trong các tổ chức dưới da hoặc phủ tạng, Sự ứ nước đó có thể gây bởi nhiều cơ chế, cho nên phù là triệu chứng của rất nhiều bệnh.

Dấu hiệu chữ V: tại sao và cơ chế hình thành

Viêm da cơ là viêm cơ đặc trưng bởi các tổn thương vi mạch làm phá hủy cơ bằng cơ chế miễn dịch, chủ yếu là lắng đọng bổ thể, phức hợp miễn dịch cũng tham gia một phần.

Phủ nhận không gian bên bệnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng phủ nhận bên bệnh có giá trị định khu ở bán cầu không ưu thế. Nguyên nhân hay gặp nhất của hội chứng phủ nhận một bên là tổn thương vùng thái dương - đỉnh của bán cầu không ưu thế.