- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học ngoại khoa
- Hội chứng chảy máu trong
Hội chứng chảy máu trong
Tràn máu trong các khoang tự nhiên, nhưng máu không chảy ra ngoài, Trường hợp tràn dịch màng tim không gây hội chứng chảy máu nhưng gây hội chứng chèn ép tim cấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Có máu trong ổ bụng.
Không có vết thương thấu bụng.
Có máu trong khoang màng phổi.
Không có máu chảy ra ngoài.
Tràn máu trong các khoang tự nhiên, nhưng máu không chảy ra ngoài. Trường hợp tràn dịch màng tim không gây hội chứng chảy máu nhưng gây hội chứng chèn ép tim cấp.
Nguyên nhân
Chảy máu trong ổ bụng
Do vỡ(các) tạng đặc: Do chấn thương hoặc do bệnh lý.
Tạng trong ổ phúc mạc: Gan , lách.
Tạng ngoài ổ phúc mạc + rách phúc mạc: Thận.
Do tổn thương mạch máu: Do chấn thương hoặc do bệnh lý.
Thành bụng (không tổn thương toàn bộ các lớp thành bụng).
Mạch mạc treo, mạc nối(chửa ngoài tử cung vỡ).
Chảy máu trong khoang màng phổi
Do tổn thương mạch máu liên sườn.
Do tổn thương nhu mô phổi.
Do tổn thương mạch máu trung thất vỡ vào màng phổi.
Triệu chứng học
Dấu hiệu toàn thân
Sốc mất máu.
Dấu hiệu cơ năng
Liệt ruột cơ năng(chướng bụng) trong chảy máu ổ bụng.
Khó thở trong chảy máu khoang màng phổi.
Dấu hiệu thực thể
Chảy máu trong ổ bụng:
Có dịch trong ổ bụng: Bệnh nhân nằm ngửa: gõ có vùng đục ở thấp, đổi tư thế nằm nghiêng vùng đục cũng chuyển đến nơi thấp.
Thăm trực tràng, âm đạo, túi cùng Douglas phồng (đặc biệt trong trường hợp chửa ngoài tử cung vỡ).
Chọc dò ổ bụng:
Chọc thường tại 4 điểm nơi giao nhau của các đường phân chia vùng bụng hoặc 2 điểm giữa bờ ngoài cơ thẳng to.
Nếu chọc thường không thấy máu, bơm vào qua kim chọc rò 500ml huyết thanh mặn đẳng trương(chọc rửa ổ bụng) sau đó hút ra.
Cần lưu ý tránh nhầm khi chọc vào mạch máu thành bụng.
Cảm ứng phúc mạc.
Chảy máu trong khoang màng phổi:
Có dịch trong khoang màng phổi (hội chứng 3 giảm: giảm phế nang, giảm rung thanh, giảm gõ đục).
Chọc dò màng phổi có máu không đông.
Dấu hiệu huyết học
HC, HST, Hematocrit.
Dấu hiệu hình ảnh ( X quang, siêu âm)
Có dịch trong ổ bụng.
Có dịch dưới hoành (hình túi hơi, dạ dày bị đẩy thấp xuống, trong vỡ lách).
Có dịch rãnh đại tràng thành bụng.
Có dịch trong màng phổi.
Các thể lâm sàng
Thể tối cấp: Tổn thương mạch máu lớn thường chết trước khi vào viện.
Thể bình thường.
Thể ẩn: Có triệu chứng thiếu máu nhẹ, đau bụng nhẹ. Chẩn đoán nhờ theo dõi diễn biến lâm sàng, chọc rò ổ bụng, hình ảnh x quang hoặc siêu âm.
Thể thứ phát hai thì: Thường do chấn thương vỡ gan hoặc lách: thì đầu có tụ máu dưới bao Glison của gan hoặc vỡ lách chưa có triệu chứng có máu trong ổ bụng, khi vỡ bao mới thể hiện rõ.
Nguyên tắc điều trị
Tại tuyến huyện: Hồi sức tốt, chỉ chuyển lên tuyến trên khi tình trạng ổn định, huyết áp tối đa trên 90 mmHg, di chuyển nhẹ nhàng có nhân viên và phương tiện hồi sức đi kèm.
Nếu tình trạng không cho phép mời tuyến trên về mổ.
Tại tuyến có khả năng phẫu thuật:
Với tràn máu ổ bụng, nguyên tắc mổ phải kiểm tra toàn bộ các tạng trong bụng, mặc dù đã thầy một tổn thương.
Với tràn máu màng phổ, chọc hút và theo dõi, nếu đỡ dần thì tiếp tục. Nếu nặng dần, máu hút ra không đông thì mổ xử trí tuỳ tổn thương(khâu phổi, cắt phổi, khâu cầm máu mạch liên sườn, trung thất…).
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh án ngoại khoa
Nếu bệnh nhân bị bệnh từ lâu, tái đi tái lại, phải vào viện nhiều lần, lần này bệnh nhân vào viện với biểu hiện như mọi lần là mọi việc diễn ra trước khi có biểu hiện bệnh.
Hội chứng tắc mật
Vi khuẩn có thể xấm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn máu, đây là giai đoạn rất nặng của tắc mật, nguy cơ tử vong cao, Tắc mật lâu ngày dẫn đến xơ hoá khoảng cửa
Cách khám ngoại khoa bụng
Khám bệnh phải được xây dựng thành một trình tự logic để thành một thói quen và nhờ thói quen này mà người thày thuốc giỏi ít khi bỏ sót dấu hiệu có thể phát hiện ra các triệu chứng không đáng bỏ qua.
Biến dạng Boutonnière: tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng
Biến dạng boutonnière có thể phát triển thứ phát sau chấn thương hoặc tiến triển thứ phát sau viêm khớp. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả ngón tay của bệnh nhân biểu hiện uốn cong bệnh lý ở khớp.
Triệu chứng trật khớp
Dấu hiệu hõm khớp rỗng: Đây là một dấu hiệu chắc chắn của trật khớp, dễ phát hiện ở những khớp nông như là khớp vai, khớp khuỷu, khó phát hiện ở các khớp lờn như khớp háng.
Khám cột sống
Cột sống chứa tuỷ sống, thần kinh trung ương, trong ống sống và cho ra các rễ thần kinh qua lỗ liên sống để chi phối các hoạt động của cơ thể
Khám chi trên chi dưới
Trường hợp đứt dây chằng chéo trước sẽ thấy xương chày nhô ra phía trước và khi đứt dây chắng chéo sau thì xương chày tụt ra sau.
Mũi hình yên ngựa: tại sao và cơ chế hình thành
Phá hủy vách ngăn mũi hay các sụn chống đỡ. Các chấn thương trực tiếp hay phẫu thuật trước đó làm ảnh hưởng trực tiếp sự toàn vẹn cấu trúc chống đỡ dẫn đến kết quả sụp phần giữa của sống mũi.
Nghiệm pháp cánh tay quay: tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng
Sự xáo trộn bất kỳ của các cấu trúc mở đương cho nghiệm pháp cánh tay quay trên bệnh nhân dương tính và bất ổn chung.
Nghiệm pháp McMurray: tại sao và cơ chế hình thành
Mục đích của nghiệm pháp là để kiểm tra vị trí rách của một trong hai sụn chêm hướng về phía lồi cầu xương đùi và bắt nó. Bằng cách mở rộng đầu gối trong khi xoay, các lồi cầu xương đùi đang di chuyển trên xương chày và sụn chêm.
Hạt Bouchard và hạt Heberden: tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng
Các gai xương ở khớp ngón tay gần móng tay nhất được gọi là các hạt Heberden. Các gai xương ở khớp giữa của ngón tay được gọi là các hạt Bouchard.
Khám mạch máu ngoại vi
Học khám mạch máu ngoại vi (hay mạch chi) chủ yếu để biết cách khám và phát hiện triệu chứng học của các bệnh mạch máu ngoại vi. Nhưng bệnh học mạch máu ngoại vi là một lĩnh vực chuyên khoa rất rộng.
Nghiệm pháp cào lưng của Apley: cơ chế triệu chứng
Thực hiện bằng cách yêu cầu bệnh nhân xác định và ‘cào’ vào xương bả vai đối diện, cả hai phía từ phía trên và phía dưới. Đau, hạn chế hoặc không đối xứng khi thực hiện các động tác này có thể được coi là “dương tính”.
Dấu hiệu ngăn kéo trước: cơ chế triệu chứng
Kiểm tra ngăn kéo trước là kiểm tra sự ổn định của dây chằng chéo trước của đầu gối. Các bác sĩ có thể sử dụng cùng với hình ảnh và các xét nghiệm khác, để xác định xem có bị thương dây chằng chéo trước hay không và đề xuất các lựa chọn điều trị.
Hội chứng tắc ruột
Tắc ruột là một hội chứng do ngừng lưu thông thông của hơi và dịch tiêu hoá trong lòng ruột gây ra. Tắc ruột do các cản trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn là tắc ruột cơ học.
Đại cương về bỏng
Bỏng là một cấp cứu thường gặp trong cuộc sống đời thường. Thỉnh thoảng phải cấp cứu bỏng hàng loạt. Đến 80 % tổng số bệnh nhân là bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diện tích da của cơ thể.
Nghiệm pháp Apley: cơ chế triệu chứng
Bệnh nhân nằm sấp, đầu gối gấp 90 độ, tiến hành ép mạnh vào gót chân từ trên xuống dưới, ép xương chày xuống xương đùi. Sau đó người thực hiện tiến hành xoay xương chày vào trong hoặc ra ngoài.
Phương pháp, triệu chứng, biến chứng gây mê, gây tê
Gây mê là phương pháp điều trị đặc biệt, nó làm cho bệnh nhân ngủ, không gây đau, không lo sợ, không nhớ gì về cuộc mổ.
Nghiệm pháp cánh tay rơi: tại sao và cơ chế hình thành
Dây chằng khớp vai hiện tại và cơ trên gai hoặc là trực tiếp bị hư hỏng hoặc va chạm gián tiếp, khả năng của cánh tay để duy trì tư thế dạng bị suy yếu và cánh tay sẽ rơi.
Triệu chứng gãy xương
Các xương nối với nhau qua các khớp, làm chỗ dựa vững chắc cho các cơ hoạt động, Hai đầu xương dài là nguyên uỷ và bám tận của các cơ, khi bị kích thích hoặc do thần kinh chỉ huy.
Dấu hiệu Fowler (nghiệm pháp e sợ đặt lại vị trí): tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng
Nếu nghiệm pháp cánh tay quay dương tính cho bệnh nhân bằng cách đẩy đầu gần xương cánh tay về phía trước và giảm lo sợ đó bằng cách đẩy nó về phía sau trong cùng một mặt phẳng, nghiệm pháp là dương tính.
Nghiệm pháp e sợ xương bánh chè: tại sao và cơ chế hình thành
Vẫn còn thiếu bằng chứng liên quan đến giá trị của các nghiệm pháp trên xương bánh chè như một phát hiện cho xương bánh chè không ổn định. Một nghiên cứu nhỏ đã được hoàn thành, cho thấy độ nhạy chỉ 39%.
Khai thác những triệu chứng lâm sàng ngoại khoa
Muốn phát hiện được những triệu chứng chính xác cần hướng bệnh nhân vào những câu hỏi phục vụ cho mục đích chẩn đoán. Đầu tiên cần làm cho bệnh nhân có cảm giác thoải mái,cần lắng nghe tìm hiểu lý do bệnh nhân đi khám bệnh.
Khám chấn thương vết thương ngực
Chấn thương, vết thương ngực là một nhóm cấp cứu ngoại khoa thường gặp tuỳ theo cơ sở ngoại khoa, chiếm khoảng 10, 15 phần trăm
Chiều dài chức năng chân không tương ứng: cơ chế triệu chứng
Một chân dài hơn rõ ràng, hoặc chức năng bất bình đẳng, có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào, từ hồi tràng đến mép thấp nhất của bàn chân, cho một số lý do.