Tỳ giải phan thanh ẩm

2013-04-30 08:24 PM

Tỳ giải là thuốc lợi thấp, thường chữa đái đục nên làm chủ dược của phương. Nhưng tiểu tiện nhiều lần, chất đục, phần nhiều do thận khí hư nhược không chế ước được tiểu tiện.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Tỳ giải                               12 gam.

2.  Ô dược                             12 gam.

3.  Ích trí nhân                      12 gam.

4.  Thạch xương bồ             4-12 gam.

5.  Phương gia Phục linh 12 gam.

6.  Cam thảo                         4-12 gam.

Cách dùng

Mỗi ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.

Công dụng

Ôn thận hóa khí, phân thanh biệt trọc.

Chủ trị

Cao lâm (đái ra chất nhờn), đái nhiều lần, nước tiểu đục.

Giải bài thuốc

Tỳ giải là thuốc lợi thấp, thường chữa đái đục nên làm chủ dược của phương. Nhưng tiểu tiện nhiều lần, chất đục, phần nhiều do thận khí hư nhược không chế ước được tiểu tiện, lại không phân thanh biệt trọc được, nên phối gia các vị thuốc ôn thanh, súc niệu như Ích trí nhân để hóa khí thông lâm, lại gia Xương bồ thông khiếu hóa trọc. Phương này trong thông có sáp, lợi thấp mà cố được thận khí, trong sáp có thông tuy chữa chứng đái nhiều mà vẫn phân thanh biệt trọc được. Pháp này thông sáp cũng dùng để chữa thận và bàng quang khí hóa mất bình thường, thấp trọc hạ trú gây ra chứng đái ra mỡ (cao, lâm) vậy.

Gia giảm

Họ Trình lập một phương tác dụng tương tự gọi là Trình thị tỳ giải phân thanh ẩm. Dùng Tỳ giải, Hoàng bá, Thạch xương bồ, Phục linh, Bạch truật, Liên tử tâm (tâm sen), Đan sâm, Xa tiền tử.

Tuy có đồng dạng và lấy Tỳ giải làm chủ nhưng họ Trình bỏ các vị ôn thận hóa khí như ích trí, Ô dược, lại phối ngũ thêm thuốc thanh lợi thấp nhiệt giáng tâm hỏa và lương huyết, nên so với phương trên có ý nghĩa khác nhau, cũng chữa được chứng thấp nhiệt hạ trú bàng quang, tiểu tiện đục, xẻn, đỏ.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhất hiệu khu hồi thang

Phương này trọng dụng Binh lang, Sử quân, Khổ luyện căn bì để tẩy giun, phụ thêm có Ô mai, Xuyên tiêu, Tế tân, Can khương để an hồi; Mộc hương chỉ xác hành khí, nên thuốc này có tác dụng giảm đau.

Hòe hoa tán

Hòe hoa thanh đại tràng thấp nhiệt là vị thuốc chủ yếu trị đại tiện ra máu. Thêm 2 vị Trắc bá, Kinh giới đều có tác dụng cầm máu (Kinh giới phải sao đen).

Tứ vật thang

Từ vật thang là phương thuốc bổ huyết kèm thêm hoạt huyết, người xưa nói nó là “phương thuốc chuyên về điều huyết can kinh”.

Thanh đại tán (Khẩu cam dược)

Trước hết rửa sạch khoang miệng, cho thuốc bột trên vào, thổi vào chỗ có bệnh, mỗi ngày 2-3 lần. Nếu thuốc có vào yết hầu, có thể nuốt được.

Tiêu ung thang (Tiên phương hoạt mệnh ẩm)

Toàn phương có công năng thanh nhiệt giải độc hoạt huyết tiêu ung, gia thêm rượu vì “tửu năng hành dược tính”; khiến cho sức thuốc chóng tới nơi có bệnh.

Tiểu hãm hung thang

Hoàng liên khổ hàn tả hỏa thanh nhiệt; Bán hạ tân ôn khai kết, hòa vị hóa đàm. Hợp hai vị này tân khai khổ giáng, khéo chữa chứng đàm nhiệt nội trở.

Thái sơn bàn thạch tán

Gia Hoàng kỳ bổ khí, Sa nhân lý khí an thai, gạo nếp ôn dưỡng tỳ vị, xuyên đoạn bổ ích can thận mà giữ thai ổn định, có hai công dụng bổ khí huyết và dưỡng thai.

Hoắc hương chính khí tán

Cảm phải thử thấp, ngoài sợ lạnh phát sốt đau đầu (biểu chứng), trong thì ngực sườn đầy tức lợm lòng kém ăn, hoặc ỉa chảy, miệng nhạt miệng ngọt, rêu nhớt là do thấp trọc gây trở ngại.

Nhị trần thang

Bán hạ, Trần bì là chủ dược. Bán hạ táo thấp hóa đàm, hòa vị chỉ ẩm, Trần bì lý khí hóa đàm, khiến khí thuận thì đờm giáng, khí hóa thì đờm cũng hóa.

Tam tử thang (tam tử dưỡng thân thang)

Tô tử giáng khí hóa đàm, Bạch giới tử ôn phế hóa đàm, Lai phục tử tiêu thực hóa đàm, là thuốc hóa đàm chủ yếu để trị ho đờm nhiều.

Phòng kỷ hoàng kỳ thang

Lâm sàng thường dùng phương này chữa bệnh thận viên mạn tính, có phù, nên gia thêm Ngũ linh tán hoặc Ngũ bì ẩm hợp dụng. Khí hư nhiều nên gia đảng hoặc nhân sâm.

Tứ nghịch thang

Bài này là phương thuốc tiêu biểu hồi dương cứu nghịch. Phụ tử đại tên đại nhiệt, là thuốc chích để hồi dương, khử hàn, tác dụng đến toàn thân, sức nó nhanh mà không lưu lâu.

Đương quy tứ nghịch thang

Phương này gọi là Đương quy tứ nghịch thang, nên biết rằng tác dụng của nó là ôn kinh tán hàn và hoạt huyết dưỡng huyết.

Quế chi thang

Quế chi giải cơ phát biểu, ôn thông kinh mạch phối hợp với Bạch thược có tác dụng liễm âm hòa dinh để hòa lý, vừa tán vừa thu.

Tả kim hoàn

Bài này gia Bạch thược chế thành hoàn gọi là Sơ can hòa tỳ hoàn có tác dụng sơ can tương đối mạnh thích hợp với chứng can tỳ bất hòa.

Hắc tích đan

Hắc tích giáng nghịch khí trừ đờm dãi, Lưu hoàng bổ mệnh môn hỏa tiêu âm hàn. Hai vị dùng để trấn nhiếp phù dương là thuốc chủ yếu để ôn giáng nghịch khí.

Thanh vi tán

Bản phương dùng Sinh địa, Đan bì lương huyết giải nhiệt, Hoàng liên thăng mà thanh nhiệt giải độc, Đương quy hòa huyết dưỡng huyết.

Cam lộ tiêu độc đan

Bài này dùng Hoắc hương, Khấn nhâm, Thạch xương bồ để hóa thấp, dùng Hoạt thạch, Nhân trần, Mộc thông để lợi thấp, dùng Hoàng cầm, Xạ can, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc.

Lục vị địa hoàng hoàn

Trong quá trình mắc bệnh mạn tính thấy can thận bất túc, thận âm khuy tổn, lưng đầu gối đau thắt, hoa mắt, ù tai, di tinh, tiêu khát và trẻ em phát dục không tốt.

Quất bì trúc nhự thang

Bài này dùng Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo bổ vị hư, Trần bì hòa vị, lý khí, Trúc nhự thanh vị nhiệt, giáng nghịch khí phối hợp tạo thành.

Hành quân tán

Phương này có đặc điểm là dùng nhiều thuốc tân hương tịch uế giải độc. Cho nên trị được khí độc (sa khí) giảm đau bụng, thổ tả, trừ phiền táo, thuộc về tễ ôn khai.

Tả quy hoàn

Bài này từ Lục vị địa hoàng hoàn biến hóa ra không dùng Đan bì lương huyết tả hỏa và Phục linh, Trạch tả khô thấm lợi thủy mà dùng Thỏ ty.

Chi xinh tán

Chủ trị tứ chi co giật, kinh quyết và chứng đau đầu dai dẳng (ngoan cố tính đầu thống), thiên đầu thống, đốt khớp đau nhức.

Đại bổ âm hoàn

Bài này là phương thuốc điển hình về tư âm giáng hỏa. Các vị thuốc dùng trong bài đều thuộc loại tư âm giáng hỏa, bổ thận thêm tinh nên đặt tên là Đại bổ âm hoàn.

Thanh cao miết giáp thang

Bài này là bài thuốc tiêu biểu về dưỡng âm thanh nhiệt thích hợp với người bệnh âm huyết không đủ mà lại bị sốt cơn, nó khác với bài Thanh cốt tán chuyên thanh cốt chưng đốt.