Trúc diệp thạch cao thang

2013-06-04 11:07 AM

Khi vị khí, vị âm không đủ mà chứng vị nhiệt không biểu hiện rõ (như miệng hôi, lưỡi nứt) có thể bỏ Thạch cao, lưỡi sáng bóng như gương, có thể thêm Thanh học tươi, Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Trúc diệp              4-12 gam(Lá tre).

2.  Thạch cao            4-12 lạng.

3.  Mạch môn            8-16 gam.

4.  Nhân sâm            4-16 gam (hoặc Đảng sâm).

5.  Bán hạ                  8-12 gam.

6.  Gạo sống             40 gam.

7.  Cam thảo             4-8 gam.

Cách dùng

Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống. Công dụng: Thanh nhiệt, dưỡng vị, sinh tân chỉ khát.

Chữa chứng bệnh

Sau khi bị sốt, nhiệt chưa thanh hết, khi âm đều bị thương tổn, miệng khô môi se, lưỡi đỏ, ít rêu, đầy chướng, mạch sác nhỏ; hoặc vị âm không đủ, vị hỏa thượng nghịch, miệng lưỡi nứt nẻ, lưỡi tía đỏ mà khô, miệng khát, mạch đập nhẹ, hoặc mắc bệnh tiêu khát (đái đường), vị hỏa thịnh, ăn tiêu chóng đói, ngoài ra còn có thể chữa thanh thử nhiệt.

Giải bài thuốc

Bài này có thể chia thành 4 loại vị thuốc.

1. Lá tre, Thạch cao là tiêu vị nhiệt, tả vị hỏa.

2. Nhân sâm, Mạch môn đông là ích khí, dưỡng âm, sinh tân.

3. Bán hạ là hòa vị, giáng nghịch.

4. Gạo sống, Cam thảo là điều dưỡng vị khí.

Cách gia giảm

Khi vị khí, vị âm không đủ mà chứng vị nhiệt không biểu hiện rõ (như miệng hôi, lưỡi nứt) có thể bỏ Thạch cao, lưỡi sáng bóng như gương, có thể thêm Thanh học tươi, Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch; nếu khát mà thực nhiệt không qua vị kinh và đái nhiều biểu hiện thận suy, có thể bỏ Thạch cao mà gia Hoàng tinh, Thiên hoa phấn, Sinh địa, Thục địa, Sơn thù nhục.

Bài viết cùng chuyên mục

Gia giảm thương truật thạch cao tri mẫu thang

Phương này lấy cơ sở làm bài Thương truật thạch cao tri mẫu thang (Tên cũ là: Thương truật bạch hổ thang gồm Thương truật, Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo) để hóa thấp, thanh nhiệt.

Quế chi thược dược tri mẫu thang

Toàn phương dùng chữa phong hàn thấp tý nhưng phát táo (bệnh tiến triển) có triệu chứng nhiệt do uất sinh. Quế chi ôn thông huyết mạch, Ma hoàng, Phòng phong, Phụ tử, Bạch truật để khư phong, tán hàn, trừ thấp; Tri mẫu thanh nhiệt.

Lương phu hoàn

Cao lương khương ôn vị, tán hàn tà, Hương phụ 1ý khí, giải uất. Hai vị này ôn trung tán hàn hành khí, khí hành tắc vị hòa, hàn tán thì thôi đau.

Tứ sinh hoàn

Tiên sinh địa lương huyết, dưỡng âm, giúp Trắc bá, Hà diệp thu liễm chỉ huyết. Ba vị này đều có tính hàn lương, đem phối ngũ với Ngải diệp.

Hoắc hương chính khí tán

Cảm phải thử thấp, ngoài sợ lạnh phát sốt đau đầu (biểu chứng), trong thì ngực sườn đầy tức lợm lòng kém ăn, hoặc ỉa chảy, miệng nhạt miệng ngọt, rêu nhớt là do thấp trọc gây trở ngại.

Thanh cao miết giáp thang

Bài này là bài thuốc tiêu biểu về dưỡng âm thanh nhiệt thích hợp với người bệnh âm huyết không đủ mà lại bị sốt cơn, nó khác với bài Thanh cốt tán chuyên thanh cốt chưng đốt.

Ôn dương lợi thủy thang

Bài này dùng Phụ tử đại tân đại nhiệt, ôn thận dương, khử hàng tà, Phụ linh, Bạch truật kiện tỳ lợi thủy, Sinh khương ôn tán thủy khí tăng thêm tác dụng lợi thủy của Linh, Truật.

Ma hoàng thang

Ma hoàng tân ôn phát biểu, tuyên phế, bình suyễn là chủ dược, phối với Quế chi ôn kinh tán hàn giúp Ma hoàng phát biểu.

Đinh hương thị đế thang

Bài này dùng Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn, hạ khí giáng nghịch là chính, chuyên trị bệnh nấc, phụ thêm.

Thấu nùng tán

Các loại ung thư nhọt độc đã thành mủ mà chưa vỡ tất phải dùng đến. Phương này lấy hai vị ấy làm thành phần chủ yếu để lập phương tễ thấu nùng.

Tiểu kiến trung thang

Thược dược tăng hàm lượng lên hợp với Quế chi mà điều hòa vinh vệ có thờ làm mềm (nhu) tạng can, hòa doanh huyết mà khối đau bụng.

Các loại bài thuốc đông y và cách dùng

Đem vị thuốc tán nhỏ ra, rồi dùng mật hoặc hồ ngào với bột thuốc viên lạii gọi là thuốc viên (hoàn). Khi dùng thuận tiện nhưng vì trong thuốc có cả bã nên hấp thu chậm, thường dùng chữa bệnh thư hoãn.

Tả phế tán

Bài này dùng Tang bạch bì có được tính tân cam mà hàn, giỏi tả phế hỏa để khỏi ho, thở, thanh phế khí mà lợi thủy khử đờm.

Quế chi thang

Quế chi giải cơ phát biểu, ôn thông kinh mạch phối hợp với Bạch thược có tác dụng liễm âm hòa dinh để hòa lý, vừa tán vừa thu.

Thực tỳ ẩm

Phương này, thuốc hành khí, ôn hàn có nhiều, nhưng thuốc phù chính bổ khí chưa đủ. Tác dụng chủ yếu để chữa hàn thấp tà, thủy thũng bụng nề, hàn thịnh khí trệ. Vì hàn thấp tà khí hay hao tổn tỳ dương vì thế khử tà tức là phù chính.

Nhân trần cao thang

Đây là bài thuốc chuyên chữa bệnh hoàng đản thấp nhiệt, nhân trần thanh thấp nhiệt, lợi đản là vị thuốc chủ yếu chữa bệnh hoàng đản.

Thanh chấn thang

Phương này dùng Thăng ma thăng thanh dương, Thương truật tán phong khứ hàn thấp, Bạc hà thanh đầu mắt, hỗ trợ cho Thăng ma.

Bình khái hợp tễ

Đây là Bình vị tán bỏ Cam thảo gia Bán hạ cũng gọi là Bình vị hợp nhị trần mà gia giảm. Bán hạ hóa đàm giáng nghịch, Trần bì hóa đàm lý khí

Ngô thù du thang (ôn)

Ngô thù du ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng nôn, có tác dụng thôi đau là thuốc chủ của bài thuốc này, Nhân sâm Đại táo bổ khí hòa trung.

Ôn tỳ thang

Bài này thực tế là Tứ nghịch gia Nhân sâm thang lại gia thêm Đại hoàng. Tứ nghịch gia Nhân sâm thang vốn dùng để ôn trung tán hàn, hồi dương cứu nghịch.

Âm giác phục mạch thang

Bản phương thuần thuốc nhu nhuận, nên trong quá trình ngoại cảm nhiệt, nếu là nhiệt quá thịnh mà kinh quyết, nhiệt cực động phong là có thực chứng nên dùng Thanh vinh thang, hoặc Hoàng liên a giao thang gia Linh dương, Câu đằng.

Tứ nghịch tán

Thương hàn luận dùng bài thuốc này chữa nhiệt tà truyền vào trong, dương khí uất không phát ra ngoài mà hình thành tứ chi liễm lạnh gọi là “liễm nhiệt”.

Tứ diệu dũng an thang

Trong đó Huyền sâm còn kiêm có tác dụng tư âm, lại gia Đương quy hoạt huyết hòa vinh; các vị thuốc tuy đơn giản, nhưng dùng liều lượng lớn thì sức thuốc phải chuyên.

Thương nhĩ tử tán

Thương nhĩ thông tỵ khiếu, tán phong, chỉ thống, Bạc hà tiêu tán phong nhiệt, trị đầu thống, đầu phong.

Bổ tâm đan

Phương này dùng Sinh địa, Thiên đông, Mạch đông, Huyền sâm để dưỡng âm; Đan sâm, Đương quy dưỡng tâm huyết; Chu sa, Phục linh, Viễn chí, Táo nhân, Bá tử nhân an thần, Nhân sâm bổ tâm khí, Ngũ vị tử liễm tâm âm.