- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Ôn phế hóa ẩm thang
Ôn phế hóa ẩm thang
Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
1. Ma hoàng 4-12 gam.
2. Quế chi 4-8 gam.
3. Tế tân 4-6 gam.
4. Can khương 4-8 gam.
5. Chế bán hạ 12 gam.
6. Ngũ vị tử 4-8 gam.
7. Bạch thược 12 gam.
8. Cam thảo 4 gam.
Cách dùng
Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng
Ôn phế, tán hàn, bình suyễn, chỉ khái, hóa đàm.
Chủ trị
Ngoại cảm phong hàn, đàm ẩm nội đình, ho, khí suyễn, đàm nhiều màu xanh loãng.
Giải bài thuốc
Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương, Tế tân, Bán hạ ôn hóa hàn tán âm. Ngũ vị tử liễm phế, Cam thảo điều hòa chư dược. Nghĩa là: trong phát tán có thu liễm, để phế khí khỏi phát tán quá mức. Trong lâm sàng dùng bản phương trị phong hàn khách biểu, đàm ẩm tích sinh ho, hen suyễn, khác với Định suyễn thang để trị ho do đờm nhiệt nội hàm và hen suyễn.
Phương này là Ma hoàng thang hợp với Quế chi thang bỏ Sinh khương, Đại táo, Hạnh nhân, gia Can khương, Tế tân, Ngũ vị, Bán hạ mà lập thành. Tuy có Ma, Quế phát hãn nhưng lại có Thược dược chế ước, sức phát hãn không mạnh. Ma quế nguyên cũng là thuốc lợi thủy. (Ma hoàng tuyên phế khí để thông điều thủy đạo. Quế chi trợ khí hóa để lợi thủy). Lại gia Can khương, Tế tân, Ngũ vị, Bán hạ để ôn phế hóa ẩm. Hiện nay, hay dùng bài này để trị chứng hàn ẩm tại lý. Phàm thấy có chứng ho, đàm nhiều mà loãng, khí suyễn, ọe khan đến mức nôn ọe nước trong, không khát, sợ lạnh nhất là sau lưng lạnh hoặc có phát sốt nhưng không cao, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù khẩn hoặc huyền hoạt, huyền tế đều thuộc chứng đàm ẩm, do cảm thụ phong tà mà phát, dùng phương này rất hay.
Gia giảm
Nếu có cả sốt biểu hiện phiền táo nên gia Thạch cao (Tiểu thanh long gia thạch cao thang); sợ lạnh không mồ hôi thì tăng Ma, Quế. Sợ lạnh tự hãn gia Quế chi, Bạch thược hay gia Ổi phương, Đại táo để điều hòa vinh vệ. Nếu ngoại hàn đã giải mà vẫn còn suyễn, ho chưa dứt nên bỏ Ma, Quế hoặc dùng lượng ít Ma hoàng sao mật, nếu ẩm tà lưu tại Thượng, Trung, Hạ tiêu, công năng khí hóa không đủ, tiểu tiện ngắn ít, lấy Nhục quế thay Quế chi để hóa khí hành thủy. Nếu ngực đầy ho ra đàm loãng thở gấp, không nằm được, yết hầu không ráo, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền khẩn, huyền hoạt nên tăng Tế tân, Bán hạ để giáng nghịch tán hàn, hóa đàm. Có thể gia Phục linh, Trần bì (Nhị trần hợp dụng) nhưng nên chú ý bệnh tình biến chuyển để tránh tân ôn táo nhiệt thái quá mà thương âm. Vả lại, trong phương thức, Tế tân, Can khương, Ngũ vị ôn phế trấn khái, có tác dụng trị đàm ẩm khái thấu. Cổ nhân nói:
“Can khương, Tế tân, Ngũ vị là thuốc tiên trị đàm ẩm khái thấu”. Vì ẩm là âm tà, làm hại khí thanh dương không thể không dùng tế tân, Can khương để tân tán đại nhiệt. Nên phải chú trọng phối Bạch thược, Ngũ vị, Cam thảo để tán ẩm tà mà không hại phế khí. Nội kinh nói: “Dĩ tân tán chi, dĩ cam hoãn chi, dĩ toan thu chi” ứng dựng lâm sàng nếu phế hàn đình ẩm nặng thì liều lượng Can khương, Tế tân phải gấp bội Ngũ vị. Nếu ho lâu phế hư, thì Ngũ vị tất phải tăng nhiều, có thể phải gấp bội Can khương Tế tân.
Phụ phương
Xạ can ma hoàng thang:
Xạ can, Ma hoàng, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông, Bán hạ, Ngũ vị, Sinh khương, Đại táo.
Dùng Xạ can thanh nhiệt giải độc, giáng hóa hạ đàm. Tử uyển Khoản đông hóa đàm, chỉ khái, để trị ẩm tà hiệp nhiệt. Bài này giống với bài Ôn phế hóa đàm thang gia Thạch cao, nhưng có ưu điểm là chỉ khái hóa đàm mạnh hơn, trong lâm sàng chữa chứng khái thấu khí cấp, đờm ọe ạch trong yết hầu rất là thần hiệu.
Bài viết cùng chuyên mục
An cung ngưu hoàng hoàn
Bản phương dùng Hoàng liên, Sơn chi, Hoàng cầm thanh nhiệt tả hỏa giải độc, Ngưu hoàng, Tê giác, thanh vinh, lương huyết và giải độc. Xạ hương, Băng phiến khai khiếu.
Tài ngược thất bảo ẩm
Đây là phương tễ tiêu biểu để cắt cơn sốt rét. Thường sơn, Thảo quả, Binh lang đều có công năng khứ đàm, cắt cơn sốt. Tác dụng chống sốt rét của Thường sơn đã được xác định trên thực tiễn lâm sàng.
Cam lộ tiêu độc đan
Bài này dùng Hoắc hương, Khấn nhâm, Thạch xương bồ để hóa thấp, dùng Hoạt thạch, Nhân trần, Mộc thông để lợi thấp, dùng Hoàng cầm, Xạ can, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc.
Ôn đảm thang
Đây là phương Nhị trần thang gia Chỉ thực, Trúc nhự, Đại táo. Chỉ thực phối với Bán hạ hóa đàm giáng nghịch tăng cường tác dụng của nhị trần.
Long đởn tả can thang
Đây là bài thuốc tiêu biểu về tả thực hỏa ở can và đởm. Long đởm thảo là vị thuốc khổ hàn tiết nhiệt chuyên dùng tả thực hỏa ở can đởm.
Đại hoàng cầm thảo thang
Bài này gia Mang tiêu thì gọi là Điều vị thừa khí thang, bỏ Cam thảo gia Chỉ thực, Hậu phác gọi là Tiểu thừa khí thũng, bỏ Cam thảo gia Mang tiêu.
Cánh hạ trục ứ thang
Bản phương dùng Đương quy, Xuyên khung, Đào hồng, Đan bì, Xích thược để hoạt huyết, dùng Ngũ linh chi, Diên hồ sách (Huyền hồ) để hóa ứ.
Dưỡng tạng thang
Phương này lấy các vị thuốc cố sáp chỉ tả làm chủ dược. Cho nên các chủ vị Anh túc xác, Kha tử là sáp dược đặc biệt dùng nhiều, lại phối ngũ với sâm, truật, thảo để bổ khí kiện tỳ.
Sâm giới tán
Cáp giới (con tắc kè đùng cả đực cái) là thuốc bổ phế ích tinh, ôn thận nạp khí để định suyễn nghịch. Nhân sâm đại bổ nguyên khí. Hai vị hợp dùng để nạp khí qui nguyên.
Đào nhân thừa khí thang
Phương này thích hợp chữa chứng ứ huyết nội kết. Ngày xưa gọi là chứng “súc huyết”. Phát sốt là ứ huyết phát thành nhiệt, nói nhảm như cuồng là do ứ nhiệt thượng xung.
Ngô thù du thang
Chữa chứng bệnh Vị khí hư hàn, can vị bất hòa, nôn khan, nôn ra dãi hoặc nước chua, bụng hông đầy đau, hoặc đau đầu, lưỡi không hồng, không nhiệt.
Ngân kiều tán
Bài thuốc này rất hay dùng khi chữa bệnh là một bài tiêu biểu về tân lương giải biểu. Dùng Đậu cổ, Ngưu bàng tử, Kinh giới.
Nhị tiền thang
Đặc điểm ghép vị của bài thuốc này là dùng cả 2 loại thuốc tráng dương và tư âm tả hỏa nhằm vào các bệnh phức tạp như âm dương.
Kim linh tử tán
Đặc biệt là Kim linh tử có đủ sức sơ can tiết nhiệt và giải trừ can kinh uất nhiệt, phối hợp với Diên hồ sách có thể chữa các chứng đau trên dưới.
Tứ diệu dũng an thang
Trong đó Huyền sâm còn kiêm có tác dụng tư âm, lại gia Đương quy hoạt huyết hòa vinh; các vị thuốc tuy đơn giản, nhưng dùng liều lượng lớn thì sức thuốc phải chuyên.
Độc sâm thang
Nhân sâm đại bổ nguyên khí, dùng riêng thì lực chuyên nên bài này chuyên dùng để ích khí cố thoát, người ra nhiều huyết thoát phải ích khí trước.
Tỳ giải phan thanh ẩm
Tỳ giải là thuốc lợi thấp, thường chữa đái đục nên làm chủ dược của phương. Nhưng tiểu tiện nhiều lần, chất đục, phần nhiều do thận khí hư nhược không chế ước được tiểu tiện.
Ngũ bình tán
Phương này tính vị bình hòa, là thuốc thông dụng để lợi thủy tiêu thũng. Các vị hợp thành đều có tác dụng lợi thủy, cũng đều có tác dụng hành khí.
Phổ tế tiêu độc ẩm
Đây là bài thuốc tiêu biểu chữa thanh nhiệt giải độc và sơ tán phong nhiệt. Các vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Liên kiều, Huyền sâm.
Ngọc chân tán
Mỗi lần dùng 0,6-1 gam thuốc bột ngày 1-2 lần uống với rượu nóng hoặc với nước nóng, uống thuốc xong phải kiêng gió, quạt. Có thể dùng ngoài: hòa thuốc vào rượu hoặc giấm mà đồ.
Chi xinh tán
Chủ trị tứ chi co giật, kinh quyết và chứng đau đầu dai dẳng (ngoan cố tính đầu thống), thiên đầu thống, đốt khớp đau nhức.
Ngũ linh tán
Trư linh, Phục linh, Trạch tả lợi thủy thảm thấp, Bạch truật kiện tỳ vận hóa thấp khiến thủy thấp, không đình tụ được. Quế chi tân ôn thông dương giúp bàng quang khí hóa.
Thanh dinh thang
Bài này từ Tê giác địa hoàng thang biến hóa ra. Tê giác, Sinh địa là thuốc chủ của bài thuốc, ghép thêm Ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc.
Bát chính tán
Mộc thông, Xa tiền, Cồ mạch, Biển súc, Hoạt thạch, Cam thảo là các vị thuốc lợi thủy, làm chủ dược của phương, đồng thời chúng cũng có tác dụng thanh nhiệt.
Chỉ truật hoàn
Bài này dùng Bạch truật kiện tỳ, Chỉ thực tiêu đầy chướng nhưng liều lượng Bạch truật gấp đôi Chỉ thực.