- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Ô mai hoàn
Ô mai hoàn
Hồi quyết, trung quản và bụng đau dữ dội, tâm hạ cảm nhiệt lợ lợm lòng ẩu thổ, hoặc nôn ra giun, tay chân giá lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch phục hoặc huyền khẩn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
1. Ô mai nhục 360 gam.
2. Hoàng liên 640 gam.
3. Hoàng bá 240 gam.
4. Nhân sâm (hoặc Đẳng sâm) 240 gam.
5. Đương quy 160 gam.
6. Chế Phụ tử 160 gam.
7. Quế chi 160 gam.
8. Sao xuyên tiêu 160 gam.
9. Can khương 400 gam.
10. Tế tân 240 gam.
Cách dùng
Ô mai nhục dùng giấm 50% tẩm 1 ngày rồi hợp với các loại thuốc trên sấy khô, nghiền thành bột, rồi chế với mật thành viên. Mỗi lần uống 12 gam thuốc viên, ngày dùng 1-3 lần vào lúc đói. Có thể dùng liều thích hợp làm thành thang gọi là Ô mai thang.
Công dụng
An hồi, chỉ thống.
Chủ trị
Hồi quyết (chứng giun chui ống mật), trung quản và bụng đau dữ dội, tâm hạ cảm nhiệt lợ lợm lòng ẩu thổ, hoặc nôn ra giun, tay chân giá lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch phục hoặc huyền khẩn. Cơn đau ngừng thì lại như người thường.
Giải bài thuốc
Bản phương lấy Ô mai, Hoàng liên, Xuyên tiêu làm chủ dược. Theo kinh nghiệm của người xưa thì hồi trùng (giun đũa) gặp chất chua thì ngừng quấy, gặp chất đắng thì được yên, gặp chất cay thì quay đầu xuống dưới (đắc toan tắc chỉ, đắc khổ tắc an, đắc tân tắc phục vu hạ). Cho nên mới dùng Ô mai, Hoàng liên, Xuyên tiêu. Ba vị này là cực toan, cực khổ, và cực tân để làm cơ sở lập phương. Nhưng chứng giun chui ống mật sở dĩ phát ra được, cổ nhân cho là do nội tạng hư hàn, nên giun quấy không yên, ở trên xâm phạm cách mô mà gây đau, gây nôn, gây phiền và gây lạnh, lại thêm hàn nhiệt xen kẽ nữa. Trên lâm sàng người ta đã soi thấy giun chui vào đường dẫn mật. Nhưng đấy, chỉ là đơn thuần hình hóa. Thực ra thì những biểu hiện cơ bản đã sớm báo hiệu rồi. Vì vậy nên phương này còn dùng Tế tân, Quế chi, Can khương, Phụ tử để giúp thêm cho Xuyên tiêu trị tạng hàn, Hoàng bá giúp Hoàng liên thanh thấp nhiệt, Nhân sâm, Đương quy bổ hư. Hàn ôn cùng dùng, tiêu bản cùng chữa: Không những an dược giun mà còn an được vị, dùng chữa chứng.hồi quyết nói trên công hiệu thần kỳ.
Phương này còn chữa được chứng đau dạ dày và chứng lỵ lâu ngày. Cho nên có tên là Ô-mai an hồi hoàn, lại có tên Ô mai an vị hoàn.
Gia giảm
Nếu dùng thuốc thang có thể gia giảm: Nhiệt nhiều nên bỏ Phụ tử, hàn nhiều nên bỏ Hoàng bá. Miệng đắng, tâm hạ đau, nóng quá, tăng thêm Ô mai, Hoàng liên, đau xuyên ngực sườn gia Sài hồ, Bạch thược, đại tiện bất thông gia Binh lang, Đại hoàng, có thức ăn tích trệ gia Thái phục tử, kiêm khí trệ gia Mộc hương Chỉ xác.
Phụ phương:
Cam thảo phấn mật thang:
Dùng Cam thảo 12-20 gam sắc với nước làm thang rồi cho một lượng bột gạo tẻ, một lượng mật thích hợp tiếp tục chưng lên thành dạng cháo loãng. Uống lúc nóng.
Nguyên phương này để trị bệnh do giun đũa (hồi trùng) gây thổ nước dãi, ngực bang đau bệnh phát từng lúc, đã dùng các thuốc tẩy giun khác không ra giun mà đau lại không dứt.
Gần đây người ta dùng Đại hoàng phấn (bột Đại hoàng) hòa với mật hợp thành tễ để chữa chứng trẻ em (từ 3-7 tuổi) bị chứng ruột rắn tắc do giun đũa gây ra. Có chứng đau bụng hướng xuống, nôn ra nước hoặc ra giun, bụng chướng, đại tiện bí, bụng có hình khối (búi giun), đã dùng thuốc tẩy giun mà không ra, đau lại không dứt, nhất định có hiệu quả. Phương này dùng bột Đại hoàng sống 20 gam, bột gạo tẻ (sao thơm không cháy) 12 gam hòa với 30 gam mật ong, cho uống với nước sôi lượng vừa phải. Mỗi tễ thuốc trên dùng được 12 lần mới hết. Mỗi lần dùng hòa thuốc với 1 thìa nước. Giun đũa cứ từ từ mà ra. Nếu dùng hết tễ thuốc ấy mà không ra giun, có thể dùng tễ nữa. Phương này là biến phương của Cam thảo phấn mật thang. Chúng ta nên cùng tham khảo.
Bài viết cùng chuyên mục
Hoàng liên thang
Bài này là cách biến hóa của tiểu Sài hồ thang. Chủ trị chức năng tràng vị rối loạn, hàn nhiệt xen kẽ. Nhiệt thì ngực phiền nhiệt mà gây nôn, hàn thì bụng đau, bụng sôi mà đi tả.
Ngọc khu đan khai khiếu
Trừ Xạ hương ra, trước hết nên nghiền nhỏ Chu sa, Hùng hoàng, rồi cho bột các vị thuốc khác vào hòa đều và nghiền lại cho cực nhỏ, sau cùng mới cho Xạ hương vào nghiền đều thành tễ.
Mộc hương binh lang hoàn
Bài này dùng Mộc hương, Binh lang, Hương phụ, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác để hành khí, lợi khí, phá khí, đạo trệ. Tam lăng.
Đương quy lục hoàng hoàn
Bài này dùng “Tam hoàng” tả hỏa, “Nhị địa” tư âm, Hoàng kỳ, Đương quy bổ khí huyết, cùng phối hợp chữa, có tác dụng tư âm thanh hỏa.
Độc hoạt ký sinh thang
Tam tý thang: Tức là bản phương bỏ Ký sinh, gia Hoàng kỳ, Tục đoạn, tức là lấy bài Thập toàn đại bổ làm cơ sở và gia thuốc bổ can thận, khư phong thấp mà hợp thành. Cách trị cũng như phương trên, nhưng có Hoàng kỳ thì tác dụng bổ hư càng mạnh.
Tỳ giải phan thanh ẩm
Tỳ giải là thuốc lợi thấp, thường chữa đái đục nên làm chủ dược của phương. Nhưng tiểu tiện nhiều lần, chất đục, phần nhiều do thận khí hư nhược không chế ước được tiểu tiện.
Hữu quy hoàn
Bài này từ Phụ quế bát vị hoàn biến hóa đi, tức là lấy Tả quy hoàn làm cơ sở, bỏ Ngưu tất, cao Quy bản, gia thêm Phụ tử, Nhục quế, Đương quy, Đỗ trọng.
Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn
Bài này là phương thuốc tiêu biểu để chữa các chứng ho, thở, thủy, mãn do thủy ẩm, đình trệ gây nên. Hai vị Phòng kỷ.
Tam tử thang (tam tử dưỡng thân thang)
Tô tử giáng khí hóa đàm, Bạch giới tử ôn phế hóa đàm, Lai phục tử tiêu thực hóa đàm, là thuốc hóa đàm chủ yếu để trị ho đờm nhiều.
Cửu tiên tán
Phương này dùng Nhân sâm bổ phế khí, A giao dưỡng phế âm, phụ trợ có Tang bạch bì, Khoản đông hoa tư phế; Ngũ vị tử, Ô mai, Anh túc xác liễm phế.
Dũ đới hoàn (Thư thụ căn hoàn)
Các vị tán bột, dùng bột gạo nếp từ 10-20% quấy thành hồ luyện thuốc bột thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 4-12 gam. Ngày 1-2 lần với nước chín.
Phòng kỷ hoàng kỳ thang
Lâm sàng thường dùng phương này chữa bệnh thận viên mạn tính, có phù, nên gia thêm Ngũ linh tán hoặc Ngũ bì ẩm hợp dụng. Khí hư nhiều nên gia đảng hoặc nhân sâm.
Hương nhu ẩm
Tính của Hương nhu là tân ôn, có tác dụng phát hãn giải biểu mạnh đồng thời có thể lợi thấp, khử thử cho nên là bài giải biểu thường dùng chữa thử thấp.
Ngân kiều tán
Bài thuốc này rất hay dùng khi chữa bệnh là một bài tiêu biểu về tân lương giải biểu. Dùng Đậu cổ, Ngưu bàng tử, Kinh giới.
Thường sơn ẩm
Phương này tập trung rất nhiều vị thuốc cắt cơn: Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Tri mẫu, Ô mai, Bối mẫu. Cổ nhân phân tích công năng cắt cơn của các vị thuốc có khác nhau.
Âm giác phục mạch thang
Bản phương thuần thuốc nhu nhuận, nên trong quá trình ngoại cảm nhiệt, nếu là nhiệt quá thịnh mà kinh quyết, nhiệt cực động phong là có thực chứng nên dùng Thanh vinh thang, hoặc Hoàng liên a giao thang gia Linh dương, Câu đằng.
Ngọc chân tán
Mỗi lần dùng 0,6-1 gam thuốc bột ngày 1-2 lần uống với rượu nóng hoặc với nước nóng, uống thuốc xong phải kiêng gió, quạt. Có thể dùng ngoài: hòa thuốc vào rượu hoặc giấm mà đồ.
Nhân trần cao thang
Đây là bài thuốc chuyên chữa bệnh hoàng đản thấp nhiệt, nhân trần thanh thấp nhiệt, lợi đản là vị thuốc chủ yếu chữa bệnh hoàng đản.
Khiên chính tán
Phương này dùng Bạch phụ tử để tán phong tà ở vùng đầu mặt, Cương tàm khư phong đàm, Toàn yết tức phong trấn kinh, hai vị này hợp dụng, có công năng sưu phong thông lạc.
Tam cao thang
Ma hoàng tân ôn phát tán, tuyên phế bình suyễn là chủ dược. Hạnh nhân giáng khí, nhuận phế, chỉ khái, giúp Ma hoàng bình suyễn.
Ô đầu thang
Phương này dùng Ô đầu ôn dương làm chủ dược phụ với Ma hoàng tán hàn giảm đau có hiệu quả, dùng chữa các chứng tý thiên về hàn. Nhưng khi dùng các vị Xuyên ô, Thảo ô, Phụ tử để trị thống tý thường phải dùng thuốc bổ khí dưỡng huyết làm phụ trợ.
Cam mạch đại táo thang
Trong bài này Cam thảo vị ngọt để hòa hoãn cấp tính, Tiểu mạch, Đại táo dưỡng tâm, nhuận táo, 3 vị hợp lại thì dưỡng tâm ninh thần.
Ôn đảm thang
Đây là phương Nhị trần thang gia Chỉ thực, Trúc nhự, Đại táo. Chỉ thực phối với Bán hạ hóa đàm giáng nghịch tăng cường tác dụng của nhị trần.
Tứ nghịch tán
Thương hàn luận dùng bài thuốc này chữa nhiệt tà truyền vào trong, dương khí uất không phát ra ngoài mà hình thành tứ chi liễm lạnh gọi là “liễm nhiệt”.
Hà nhân ẩm
Đây là thuốc đại bổ khí huyết, Hà thủ ô bổ can thận, âm huyết, dưỡng âm mà không gây thấp, làm chủ dược. (Sốt rét lâu ngày tất phải dùng Hà thủ ô mới cắt được sốt rét. So với các vị bổ dược khác, có khác nhau, còn đang được nghiên cứu).