Nội tiêu loa lịch hoàn

2013-05-20 10:59 AM

Bài này đặc điểm là tập trung hóa đàm, làm mềm chất rắn, tán kết để tiêu bướu, tràng nhạc, đàm hạch, các vị Hải táo, Chỉ xác, Kiết cánh, Bối mẫu, Liên kiều, Hải phấn, Huyền sâm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Huyền sâm          5 lạng

2.  Cam thảo             1 lạng.

3.  Bạch kiếm            1 lạng.

4.  Chỉ xác                 1 lạng.

5.  Hải táo                  1 lạng.

6.  Chế đại hoàng    1 lạng.

7.  Liên kiều              1 lạng.

8.  Thiên hoa phấn 1 lạng.

9.  Thanh lam           5 lạng.

10. Đương quy         1 lạng.

11. Tượng bối mẫu 1 lạng.

12. Kiết cánh              1 lạng.

13. Bạc hà                 1 lạng.

14. Sinh địa              1 lạng

15. Hải phấn 1 lạng (chùm trứng nhỏ trong con sứa bé) nghiền thành bột, dùng Hạ khô thảo 8 lạng đun lên với Huyền minh phấn 1 lạng tất cả cho vào ngào luyện thành hoàn bằng hạt đậu to.

Cách dùng

Mỗi lần dùng 8-12 gam, ngày uống 2 lần, uống với nước ấm.

Công dụng

Làm mềm chất rắn tán kết, hóa đàm, tiêu u bướu, cục hòn, đàm hạch. Chữa chứng bệnh: U bướu, tràng nhạc, đàm hạch, hoặc phù thũng.

Giải bài thuốc

Bài này đặc điểm là tập trung hóa đàm, làm mềm chất rắn, tán kết để tiêu bướu, tràng nhạc, đàm hạch, các vị Hải táo, Chỉ xác, Kiết cánh, Bối mẫu, Liên kiều, Hải phấn, Huyền sâm, Thiên hoa phấn, Thanh lam, Bạch kiêm, Hạ khô thảo, Huyền minh phấn đều thuộc loại thuốc này. Trong bài còn dùng Đương quy hoạt huyết, Sinh địa dưỡng âm, Đại hoàng tả hỏa, Bạc hà tân tán để y tăng thêm sức phá chất rắn, tiêu tán, Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc. Bài này còn có cách xử lý khác nhau, vị thuốc thêm bớt có thay đổi nhưng nguyên tắc đều là phá chất rắn tán kết làm chính. Các hiệu thuốc ở Thượng Hải có bán thuốc chế sẵn.

Phụ phương

Hạ khô thảo cao:

1.  Đương quy          20 gam.

2.  Cam thảo             12 gam.

3.  Kiết cánh              12 gam.

4.  Bạch thược         20 gam.

5.  Hồng hoa             12 gam.

6.  Trần bì                  12 gam.

7.  Côn vố                  12 gam.

8.  Xuyên khung      12 gam.

9.  Huyền sâm          20 gam.

10. Hương phụ        40 gam.

11. Hạ khô thảo        96 gam.

12. Bối mẫu               20 gam.

13. Cương tàm         20 gam.

14. Ô dược                20 gam.

15. Mật ong               320 gam.

Nấu thành cao, mỗi lần uống 12-20 gam, ngày uống 2 lần vào lúc đói. Có phương thuốc chỉ dùng Hạ khô thảo sắc xong hòa với mật ong làm cao. Chủ trị bướu cổ, tràng nhạc, đờm hạch, bài này cơ bản giống với bài Nội tiêu loa lịch hoàn.

Vu nãi hoàn:

Lấy thanh vu, nãi can (bỏ vỏ) nghiền thạch bột, rang nóng, dùng 20% nước Gừng sống hòa với nước ngào bột viên lại bằng hạt đậu.

Một bài thuốc khác dùng Vu nãi 10 cân, Bột tế 1 cân, Hải chiết 1 cân, rửa Hải chiết cho nhạt đi rồi hòa với nước Bột tế đã sắc ngào bột thành hoàn.

Có thể tiêu đàm, làm mềm chất rắn là bài thuốc đơn giản chữa bệnh bướu cổ, tràng nhạc, hạch đờm. Bài thuốc này sau cùng dùng với bài Tuyết dương thang (Bột tế, Hải chiết, công hiệu càng tốt).

Ngoài ra, có người dùng bài thuốc thí nghiệm gọi là “Hóa kiên hoàn” gồm các vị:

1.  Mẫu lệ                   8 gam.

2.  Hải cáp xác          20 gam.

3.  Hải tảo                  80 gam.

4.  Côn vố                  8 gam.

5.  Bối mẫu                20 gam.

6.  Hạ khô thảo         40 gam.

7.  Đương quy          40 gam.

8.  Xuyên khung      20 gam.

9.  Quế chi                 20 gam.

10. Tế tân                  20 gam.

11. Bạch chỉ              20 gam.

12. Hoắc hương      20 gam.

13. Sơn từ cô            20 gam.

Nghiền thành bột viên lại bằng hạt đậu, mỗi lần uống 12 gam, ngày uống 3 lần. Bài thuốc này giống các bài thuốc trên.

Bài viết cùng chuyên mục

Lương cách tán

Bài này là phương thuốc tiêu biểu chữa uất nhiệt ở Thượng tiêu, trung tiêu táo thực. Bài thuốc dùng Liên kiều, Chỉ tử.

Kinh phong bại độc tán

Bài này dùng Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong để tán ôn giải biểu, phát tán phong hàn ghép thêm Độc hoạt để ôn thông kinh lạc.

Thần tê đan

Trừ Xương bồ và các vị Sinh địa, Đậu xị ra, các vị còn lại nên nghiền thành bột mịn, trộn đều, rồi dùng Sinh địa, Xương bồ tươi vắt lấy nước trấp. Lấy nước đó sắc với Đậu xị cho cạn.

Hữu quy hoàn

Bài này từ Phụ quế bát vị hoàn biến hóa đi, tức là lấy Tả quy hoàn làm cơ sở, bỏ Ngưu tất, cao Quy bản, gia thêm Phụ tử, Nhục quế, Đương quy, Đỗ trọng.

Chi tử cổ thang

Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý.

Đạo đàm thang

Nhị trần gia Chỉ thực hạ khí giáng nghịch, Nam tinh sưu phong khứ đàm, nên dẫn được đàm xuống, để trị phong đàm Thượng nghịch.

Thanh tỳ ẩm

Chủ trị chữa các loại sốt rét lên cơn có giờ nhất định, biểu hiện nóng nhiều rét ít, ngực đầy, nôn ọe, miệng đắng, tâm phiền, mạch huyền hoạt, rêu lưỡi vàng nhớt, các chứng thấp nhiệt.

Ngũ tích tán

Bài này có thể tiêu ngũ tích gồm tích hàn, thực, khí, huyết, đàm nên gọi là Ngũ tích tán. Trong bài Ma hoàng, Bạch chỉ phát hãn giải biểu.

Bình khái hợp tễ

Đây là Bình vị tán bỏ Cam thảo gia Bán hạ cũng gọi là Bình vị hợp nhị trần mà gia giảm. Bán hạ hóa đàm giáng nghịch, Trần bì hóa đàm lý khí

Tiểu kế ẩm tử

Dùng Tiên sinh địa, Tiểu kế, Bồ hoàng, Ngẫu tiết, để lương huyết, chỉ huyết; Hoạt thạch, Mộc thông, Trúc diệp, Chi tử thanh nhiệt thông lâm.

Ôn dương lợi thủy thang

Bài này dùng Phụ tử đại tân đại nhiệt, ôn thận dương, khử hàng tà, Phụ linh, Bạch truật kiện tỳ lợi thủy, Sinh khương ôn tán thủy khí tăng thêm tác dụng lợi thủy của Linh, Truật.

Chỉ thấu tán

Tùy chứng gia giảm. Nếu đau đầu, mũi tắc sợ lạnh, có biểu hàn nên gia Phòng phong, Tô diệp, Sinh khương phát tán biểu tà.

Ô đầu thang

Phương này dùng Ô đầu ôn dương làm chủ dược phụ với Ma hoàng tán hàn giảm đau có hiệu quả, dùng chữa các chứng tý thiên về hàn. Nhưng khi dùng các vị Xuyên ô, Thảo ô, Phụ tử để trị thống tý thường phải dùng thuốc bổ khí dưỡng huyết làm phụ trợ.

Bình vị tán

Đây là phương căn bản để táo thấp kiện tỳ. Trên lâm sàng, nếu rêu lưỡi dày nhớt mà hoạt nhuận, miệng không khát, tứ chi mỏi mệt, ngực bụng chướng đầy, đại tiện nhão là thấp thịnh dùng phương này rất hợp: Can, khương táo có thể bỏ.

Ôn tỳ thang

Bài này thực tế là Tứ nghịch gia Nhân sâm thang lại gia thêm Đại hoàng. Tứ nghịch gia Nhân sâm thang vốn dùng để ôn trung tán hàn, hồi dương cứu nghịch.

Đào hoa thang

Lấy nửa phần xích thạch chỉ 32-16 g và hai vị Can khương, gạo tẻ cho vào nước chưng kỹ. Khi nào gạo chín nhừ, thì chắt nước ra lấy nước thuốc đó hòa với nửa phần xích thạch chỉ còn lại (nhớ tán bột mịn) rồi chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.

Thanh nga hoàn

Bổ cốt chỉ tân khổ đại ôn, ôn thận tráng nguyên dương, Hồ đào nhục bổ mệnh môn hỏa, nạp thận khí.

Bổ tâm đan

Phương này dùng Sinh địa, Thiên đông, Mạch đông, Huyền sâm để dưỡng âm; Đan sâm, Đương quy dưỡng tâm huyết; Chu sa, Phục linh, Viễn chí, Táo nhân, Bá tử nhân an thần, Nhân sâm bổ tâm khí, Ngũ vị tử liễm tâm âm.

Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang

Nếu người bệnh nôn mửa gia Bán hạ, ăn uống bị trệ có thể gia Sơn tra, Lục thần khúc, đau bụng có thể gia Mộc hương.

Phế lao nghiệm phương

Đan sâm hoạt huyết, khử ứ, cải thiện sự tuần hoàn máu, dùng để phù chính. Hoàng cầm thanh phế nhiệt, Bách bộ nhuận phế, chỉ khái là thuốc trị ho lao.

Đại hoàng mẫu đơn thang

Chứng Trường ung, theo y học của Tổ quốc cho rằng do nhiệt độc ủng kết trong ruột, huyết ứ không tán mà thành bệnh. Bản phương dùng Đại hoàng thanh nhiệt giải độc, tả hỏa.

Quế cam long mẫu thang

Phương này bỏ Quế, Cam gia Nhân sâm, Bào phụ tử sắc nước gọi là Sâm phụ long cốt thang tức là biến phương ôn thông tâm dương thành phương ôn bổ thận dương, là một phương thuộc đại phong (rất kín đáo) đại cố.

Hà nhân ẩm

Đây là thuốc đại bổ khí huyết, Hà thủ ô bổ can thận, âm huyết, dưỡng âm mà không gây thấp, làm chủ dược. (Sốt rét lâu ngày tất phải dùng Hà thủ ô mới cắt được sốt rét. So với các vị bổ dược khác, có khác nhau, còn đang được nghiên cứu).

Bán hạ hậu phác thang

Bài này thính để chữa bệnh khi hạch, kiêm chữa ngực đầy thở gấp bụng đầy đau và nôn mửa. Những chứng bệnh này hình thành chủ yếu là do đàm khí cản nhau.

Hoắc hương chính khí tán

Cảm phải thử thấp, ngoài sợ lạnh phát sốt đau đầu (biểu chứng), trong thì ngực sườn đầy tức lợm lòng kém ăn, hoặc ỉa chảy, miệng nhạt miệng ngọt, rêu nhớt là do thấp trọc gây trở ngại.