Mộc hương binh lang hoàn

2013-05-20 09:46 AM

Bài này dùng Mộc hương, Binh lang, Hương phụ, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác để hành khí, lợi khí, phá khí, đạo trệ. Tam lăng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Mộc hương                      1 lạng.

2.  Binh lang                         1 lạng.

3.  Thanh bì                           1 lạng.

4.  Trần bì                              1 lạng.

5.  Chỉ xác                             1 lạng.

6.  Nga truật                          1 lạng.

7.  Hoàng liên                       1 lạng.

8.  Tam lăng                          1 lạng.

9.  Hoàng bá                         3 lạng.

10. Đại hoàng                       3 lạng.

11. Hương phụ                    3 lạng.

12. Hắc sửu                          4 lạng.

13. Huyền minh phấn         2 lạng.

Cách dùng

Liều lượng nói trên dùng để chế thuốc hoàn, hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, mỗi lần dùng 6-12 gam ngày 2 lần, uống với nước đun chín, chuyển thành thang với liều lượng thích hợp, đun sắc chia 2 lần uống.

Công dụng

Hành khí đạo trệ, tả nhiệt thông tiện.

Chữa chứng bệnh: Ăn uống không tiêu, tích trệ nội đình, bụng đau đầy chướng, đại tiện bí kết và đi lỵ đỏ trắng, lý cấp hậu trọng, rêu lưỡi vành nhờn, mạch thực, mạnh.

Giải bài thuốc

Bài này dùng Mộc hương, Binh lang, Hương phụ, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác để hành khí, lợi khí, phá khí, đạo trệ. Tam lăng, Nga truật tiêu tích. Hoàng liên, Hoàng bá táo thấp thanh nhiệt, Hắc sửu, Đại hoàng thông tiện. Nhìn qua toàn bài thuốc, tập trung dùng Mộc hương, Binh lang để hành khí, mục đích của nó là sơ thông tràng vị, co dãn cơ bắp là chính để giải trừ đầy, mãn đau chướng, đồng thời tả nhiệt thông tiện, đạo trệ hạ hành cho nên nếu thấp nhiệt tích trệ, khí trệ nặng, đại tiện bí hoặc đau bụng, lý cấp hậu trọng mà người bệnh chính khi chưa hư thì dùng bài thuốc này là thích hợp nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Dưỡng tạng thang

Phương này lấy các vị thuốc cố sáp chỉ tả làm chủ dược. Cho nên các chủ vị Anh túc xác, Kha tử là sáp dược đặc biệt dùng nhiều, lại phối ngũ với sâm, truật, thảo để bổ khí kiện tỳ.

Thông quan tán

Bản phương dùng Tạo giáp khư đàm, Tế tân thông khiếu, dùng ngoài kích thích lỗ mũi. Nhưng đối với chứng trúng phong (não huyết quản) chấn thương sọ não ra hôn quyết, cấm được dùng phương này.

Chi xinh tán

Chủ trị tứ chi co giật, kinh quyết và chứng đau đầu dai dẳng (ngoan cố tính đầu thống), thiên đầu thống, đốt khớp đau nhức.

Bình khái hợp tễ

Đây là Bình vị tán bỏ Cam thảo gia Bán hạ cũng gọi là Bình vị hợp nhị trần mà gia giảm. Bán hạ hóa đàm giáng nghịch, Trần bì hóa đàm lý khí

Toan táo nhân thang

Chủ trị tâm phiền mất ngủ, ngủ nhiều mộng mị, hay kinh hoàng mà tỉnh (thính ngủ) đầu nặng, đau đầu, phiền táo hay giận, mạch huyền tế và sác.

Hòe hoa tán

Hòe hoa thanh đại tràng thấp nhiệt là vị thuốc chủ yếu trị đại tiện ra máu. Thêm 2 vị Trắc bá, Kinh giới đều có tác dụng cầm máu (Kinh giới phải sao đen).

Đạo nhiệt tán

Chủ trị tâm hỏa vượng, tâm phiền không ngủ được, mồm lưỡi sinh mụn có loét, tiểu tiện xẻn đỏ, đau buốt.

Đại kiện trung thang

Xuyên tiêu, Can khương ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng đau, Nhân sâm bổ ích tỳ vị, phù trợ chính khí.

Sinh hóa thang

Đương quy, Xuyên khung hoạt huyết, Đào nhân khử ứ, Bào khương tán hàn hành ứ, Cam Thảo ôn trung tiêu, giảm đau. Thuốc giản dị mà công hiệu lớn dùng chữa phụ nữ sau khi đẻ, máu xấu không ra.

Mạch môn đông thang

Bài này dùng nhiều Mạch môn sinh tân nhuận táo là vị thuốc chủ yếu tư dưỡng phế vị âm dịch, Nhân sâm, Cam thảo, gạo sống.

Thái sơn bàn thạch tán

Gia Hoàng kỳ bổ khí, Sa nhân lý khí an thai, gạo nếp ôn dưỡng tỳ vị, xuyên đoạn bổ ích can thận mà giữ thai ổn định, có hai công dụng bổ khí huyết và dưỡng thai.

Ôn đảm thang

Đây là phương Nhị trần thang gia Chỉ thực, Trúc nhự, Đại táo. Chỉ thực phối với Bán hạ hóa đàm giáng nghịch tăng cường tác dụng của nhị trần.

Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn

Bài này là phương thuốc tiêu biểu để chữa các chứng ho, thở, thủy, mãn do thủy ẩm, đình trệ gây nên. Hai vị Phòng kỷ.

Cửu tiên tán

Phương này dùng Nhân sâm bổ phế khí, A giao dưỡng phế âm, phụ trợ có Tang bạch bì, Khoản đông hoa tư phế; Ngũ vị tử, Ô mai, Anh túc xác liễm phế.

Độc hoạt ký sinh thang

Tam tý thang: Tức là bản phương bỏ Ký sinh, gia Hoàng kỳ, Tục đoạn, tức là lấy bài Thập toàn đại bổ làm cơ sở và gia thuốc bổ can thận, khư phong thấp mà hợp thành. Cách trị cũng như phương trên, nhưng có Hoàng kỳ thì tác dụng bổ hư càng mạnh.

Tả kim hoàn

Bài này gia Bạch thược chế thành hoàn gọi là Sơ can hòa tỳ hoàn có tác dụng sơ can tương đối mạnh thích hợp với chứng can tỳ bất hòa.

Khương bàng bồ bạc thang

Đặc điểm ghép vị ở bài thuốc này là cùng dùng tân ôn và tân lương có tác dụng phát tán ngoại tà mạnh; Bồ công anh thanh nhiệt giải độc.

Cứu nhất đan (Y tông kim giám)

Thạch cao chín là loại thuốc hết nhuận lại kiêm có tác dụng thanh lương, tốt nhất là dùng Thạch cao đã tầm nước tiểu (tẩm nửa năm, lại làm sạch trong 2 tháng) rất hay.

Thanh ôn bại độc ẩm

Bài này dùng các vị thuốc gia giảm của 3 bài Thạch cao tri mẫu thang, Tê giác địa hoàng thang, Hoàng liên giải độc thang tạo thành.

Thống tả yếu phương

Chứng “thống tả” thường do gan ty bất hòa gây nên, bài này dùng Bạch truật kiện tỳ, Trần bì hòa vị lý khí để phù trợ, Bạch truật kiện tỳ.

Bình vị tán

Đây là phương căn bản để táo thấp kiện tỳ. Trên lâm sàng, nếu rêu lưỡi dày nhớt mà hoạt nhuận, miệng không khát, tứ chi mỏi mệt, ngực bụng chướng đầy, đại tiện nhão là thấp thịnh dùng phương này rất hợp: Can, khương táo có thể bỏ.

Phòng kỷ hoàng kỳ thang

Lâm sàng thường dùng phương này chữa bệnh thận viên mạn tính, có phù, nên gia thêm Ngũ linh tán hoặc Ngũ bì ẩm hợp dụng. Khí hư nhiều nên gia đảng hoặc nhân sâm.

Tiêu thạch phàn thạch tán

Bài này phối hợp dùng Tiêu thạch và Phàn thạch để phá cứng tán kết, hóa ứ tiêu tích, thuộc loại phương thuốc tiêu cứng phá tích.

Ngọc chân tán

Mỗi lần dùng 0,6-1 gam thuốc bột ngày 1-2 lần uống với rượu nóng hoặc với nước nóng, uống thuốc xong phải kiêng gió, quạt. Có thể dùng ngoài: hòa thuốc vào rượu hoặc giấm mà đồ.

Bảo hòa hoàn

Sơn tra, Lục khúc, Thái phục tử, 3 vị này đều giúp tiêu hóa, tiêu tích thực. Trong đó Sơn tra giỏi tiêu chất thịt, chất nhờn.