Miết giáp tiễn hoàn

2013-04-25 04:54 PM

Các vị nghiền thành bột, lấy một ít đất lòng bếp lẫn tro đang nóng đổ rượu vào để tro hút rượu độ nửa giờ, rồi nướng Miết giáp vào đó. Xong đem hòa với thuốc làm hoàn. Mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần 4 gam nuốt, hoặc dùng 20 gam thuốc ấy sắc uống.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Miết giáp                           48 gam.

2.  Xạ can                              12 gam.

3.  Hoàng cầm                      12 gam.

4.  Sài hồ                               24 gam.

5.  Thử phụ (địa sắt)            12 gam.

6.  Can khương                   12 gam.

7.  Đại hoàng                       12 gam.

8.  Xích thược                       20 gam.

9.  Quế chi                            12 gam (tổ ong)

10. Đình lịch tử                    4 gam .

11. Thạch vi                          12 gam.

12. Hậu phác                       12 gam.

13. Mẫu đơn bì                     20 gam.

14. Cồ mạch                         8 gam.

15. Tử uy                               12 gam.

16. Bán hạ                            4 gam.

17. Nhân sâm                      4 gam.

18. Địa miết trùng                20 gam.

19. A giao                             12 gam.

20. Phong phòng                16 gam.

21. Xích tiêu                          4 gam.

22. Phương lang                 24 gam.

23. Đào nhân                       8 gam.

Cách dùng

Các vị nghiền thành bột, lấy một ít đất lòng bếp lẫn tro đang nóng đổ rượu vào để tro hút rượu độ nửa giờ, rồi nướng Miết giáp vào đó. Xong đem hòa với thuốc làm hoàn. Mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần 4 gam nuốt, hoặc dùng 20 gam thuốc ấy sắc uống.

Công dụng

Hoạt huyết thông lạc, tiêu bĩ khối.

Chủ trị

Sốt rét lâu ngày không khỏi, hạ sườn trái bỉ ngạnh thành “ngược mẫu” (báng) là do sốt rét làm cho lá lách sưng to.

Giải bài thuốc: Sốt rét phối dùng đến phương này là loại sốt rét lâu ngày không khỏi, tà khí hàn nhiệt đàm thấp và khí huyết tương bác (chống chọi nhau), dẫn đến kết thành trưng hà (hòn cục). Kiên thì làm cho nhuyễn, kết thì làm cho hành. Cho nên dùng miết giáp nhuyễn kiên, tán kết, để công khối trưng hà hàn nhiệt, làm chủ dược. Đại hoàng, Xích thược, Địa miết trùng, Đào nhân, Xích tiêu, Đan bì, Thử phụ, Tử uy, Phong phòng, Khương lang để phá huyết công ứ và sưu tà thông lạc là các vị phụ trợ chủ yếu. Lại dùng Hậu phác, Bán hạ, Đình lịch, Xạ can, Thạch vi, Cồ mạch để hạ khí hóa đàm, lợi thủy, dẫn được hàn thấp đi xuống dưới. Lại dùng Quế chi, Can khương tán hàn; Sài hồ, Hoàng cầm thanh nhiệt phân biệt trừ chứng nóng rét của bệnh; Nhân sâm ích khí, A giao dưỡng huyết để bổ hư; tro lòng bếp giúp Miết giáp nhuyễn kiên tán kết, rượu giúp các vị thuốc ôn vận. Tuy dùng lượng thuốc ít mà dần dần tiêu được bỉ gọi là phép “Tuấn dược hoãn công” (dùng thuốc cực mạnh nhưng công từ từ). Tuy dùng dược phức tạp, nhưng phối ngũ lại có ý nghĩa nhất định. Phương này không những chữa được “ngược mẫu”, mà còn trị được các loại trưng hà tích tụ (các hòn cục, u...) ở vùng bụng.

Phụ phương:

A ngùy hóa bĩ tán:

1. Xuyên khung                   4 gam.

2. Đương quy                       4 gam.

3. Bạch truật                         4 gam.

4. Xích linh                            4 gam.

5. Hồng hoa                          4 gam.

6. A ngùy                               4 gam.

7. Miết giáp                            12 gam.

8. Đại hoàng sao rượu       32 gam.

9. Bột mì                                 40 gam.

Làm thành thuốc bột mỗi lần uống 16 gam uống với 1 ly rượu.

Chủ trị sốt rét lâu ngày không khỏi, hạ sườn trái có bĩ khối, cho chí trong bụng có trưng hà tích tụ. Dùng thuốc sau 3 ngày thấy đau bụng đại tiện ra máu mủ là có hiệu nghiệm.

Kiêng ăn các thức lạnh, dầu nhớt, chất chua... Phương này dùng A ngùy Miết giáp để nhuyễn kiên tán bĩ, tiêu trưng hà tích tụ làm chủ. Thuốc phụ trợ có nhung, quy, Hồng hoa để hoạt huyết hóa ứ; linh truật kiện tỳ trừ đàm thấp, rượu giúp cho thuốc vận hành, Đại hoàng dẫn xuống, đồng thời có tác dụng hóa ứ. Ý nghĩa phương này giống phương Miết giáp tiễn nhưng dùng dược đơn giản hơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn

Bài này là phương thuốc tiêu biểu để chữa các chứng ho, thở, thủy, mãn do thủy ẩm, đình trệ gây nên. Hai vị Phòng kỷ.

Nhất hiệu khu hồi thang

Phương này trọng dụng Binh lang, Sử quân, Khổ luyện căn bì để tẩy giun, phụ thêm có Ô mai, Xuyên tiêu, Tế tân, Can khương để an hồi; Mộc hương chỉ xác hành khí, nên thuốc này có tác dụng giảm đau.

Tuyết cánh thang

Hải triết, Bột tể nhuận hoạt hàn lương để hóa đàm nhuyễn kiên, tán kết, thanh hỏa. Hai vị này tuy rất là đạm bạc.

Đởm đạo bài thạch thang

Bài này dùng Kim tiền thảo để tiêu sỏi lợi thấp, cùng với Nhân trần, Uất kim lợi đởm hiệp đồng bài sỏi ra ngoài.

Bán hạ hậu phác thang

Bài này thính để chữa bệnh khi hạch, kiêm chữa ngực đầy thở gấp bụng đầy đau và nôn mửa. Những chứng bệnh này hình thành chủ yếu là do đàm khí cản nhau.

Tịch loại tán (Ôn nhiệt kinh vi)

Trước hết rửa sạch khoang miệng, cho thuốc này vào, thổi vào yết hầu chỗ có thịt thối loét. Mỗi ngày 1-2 lần. Nếu thuốc có vào họng ăn, có thể nuốt được.

Ôn đảm thang

Đây là phương Nhị trần thang gia Chỉ thực, Trúc nhự, Đại táo. Chỉ thực phối với Bán hạ hóa đàm giáng nghịch tăng cường tác dụng của nhị trần.

Cửu tiên tán

Phương này dùng Nhân sâm bổ phế khí, A giao dưỡng phế âm, phụ trợ có Tang bạch bì, Khoản đông hoa tư phế; Ngũ vị tử, Ô mai, Anh túc xác liễm phế.

Đào hoa thang

Lấy nửa phần xích thạch chỉ 32-16 g và hai vị Can khương, gạo tẻ cho vào nước chưng kỹ. Khi nào gạo chín nhừ, thì chắt nước ra lấy nước thuốc đó hòa với nửa phần xích thạch chỉ còn lại (nhớ tán bột mịn) rồi chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.

Thiên chủy cao (Nghiệm phương)

Trước hết lấy Tỳ ma tử nhục cho vào cối giã nát, rồi cho dần dần bột Tùng hương vào đánh cho thật đều, xong cho dần dần bột Khinh phấn, Đông đan, Ngân chu. Sau cùng, mới cho dầu trà (trà du) vào đảo giả độ nghìn chày F(1) luyện thành thuốc cao

Đại kiện trung thang

Xuyên tiêu, Can khương ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng đau, Nhân sâm bổ ích tỳ vị, phù trợ chính khí.

Chi xinh tán

Chủ trị tứ chi co giật, kinh quyết và chứng đau đầu dai dẳng (ngoan cố tính đầu thống), thiên đầu thống, đốt khớp đau nhức.

Thiên ma câu đằng ẩm

Bản phương dùng Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bình can dương, tức can phong, Sơn chi, Hoàng cầm tiết can hỏa. Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất bổ thận âm dưỡng can huyết, lại có tác dụng thông lạc

Bằng băng tán (Nghiệm phương)

Thổi thuốc vào vết thương. Nếu thuốc có vào họng, ăn nuốt không sao cả. Công dụng: Thanh hỏa, tiêu viêm.

Phòng kỷ hoàng kỳ thang

Lâm sàng thường dùng phương này chữa bệnh thận viên mạn tính, có phù, nên gia thêm Ngũ linh tán hoặc Ngũ bì ẩm hợp dụng. Khí hư nhiều nên gia đảng hoặc nhân sâm.

Ngũ ma ẩm

Đặc điểm bài này là tập trung các vị thuốc có sức hành khí, phá khí, giáng khí mạnh vào một bài, Ô dược, Mộc hương hành khí, Chỉ xác.

Chi tử cổ thang

Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý.

Ma hoàng thang

Ma hoàng tân ôn phát biểu, tuyên phế, bình suyễn là chủ dược, phối với Quế chi ôn kinh tán hàn giúp Ma hoàng phát biểu.

Kim tỏa cố tinh hoàn

Đặc điểm của phương này là 5 vị thuốc đều có tính cố sáp cả, lại đều có tác dụng bổ thận. Trong phương, Long cốt, Mẫu lệ còn có tác dụng trấn tĩnh, Liên tu còn có tác dụng thanh tâm.

Tử tuyết đan

Chủ trị Ngoại cảm nhiệt bệnh, tráng nhiệt, phiền táo, môi se, hôn mê nói nhàm, kinh quyết co giật, dái đỏ, đại tiện bí, cho chí trẻ em sốt cao co giật.

Thanh táo cứu phế thang

Đây là phương chủ yếu trị táo nhiệt thương phế. Tang diệp, Thạch cao thanh táo nhiệt. A giao, Mạch đông, Hạnh nhân dưỡng phế âm.

Ôn phế hóa ẩm thang

Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương.

Việt cúc hoàn

Hương phụ tính thơm lý khí, là thuốc chữa khí trong huyết, Xuyên khung trợ tá tăng thêm sức hoạt huyết hành khí.

Tả quy hoàn

Bài này từ Lục vị địa hoàng hoàn biến hóa ra không dùng Đan bì lương huyết tả hỏa và Phục linh, Trạch tả khô thấm lợi thủy mà dùng Thỏ ty.

Tịch ôn thang

Chủ trị trúng thử phát sa, lợm lòng, đau bụng thổ tả, hoặc muốn nôn không nôn được, muốn ỉa không ỉa được, tâm phiền tứ chi giá lạnh.