- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Ma hoàng thang
Ma hoàng thang
Ma hoàng tân ôn phát biểu, tuyên phế, bình suyễn là chủ dược, phối với Quế chi ôn kinh tán hàn giúp Ma hoàng phát biểu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
1. Ma hoàng 4-12 gam.
2. Quế chi 4-12 gam.
3. Hạnh nhân 12 gam.
4. Chích thảo 4 gam.
Cách dùng
Ngày dùng 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng
Phát biểu tuyên phế, bình suyễn chỉ khái.
Chủ trị
Cảm mạo phong hàn, sợ lạnh, phát sốt không có mồ hôi, ho, khí suyễn, tay chân mình đau nhức.
Giải bài thuốc
Ma hoàng tân ôn phát biểu, tuyên phế, bình suyễn là chủ dược, phối với Quế chi ôn kinh tán hàn giúp Ma hoàng phát biểu, Hạnh nhân giáng khí chỉ khái, Cam thảo hóa đàm chỉ khái trợ Ma hoàng bình suyễn. Trên nền văn hiến y học của Tổ quốc ta, lấy Ma hoàng thang tiêu biểu cho phương thức phát biểu. Nhưng ứng dụng lâm sàng lại dùng nó để tuyên phế, bình suyễn, chỉ khái và phát biểu. Khi hàn tà thấu biểu, phế khí bất tuyên dẫn đến ho suyễn không mồ hôi, tức phải phát tán hàn tà ở biểu mới có thể tuyên thông phế khí, bình suyễn, chỉ khái.
Bài viết cùng chuyên mục
Miết giáp tiễn hoàn
Các vị nghiền thành bột, lấy một ít đất lòng bếp lẫn tro đang nóng đổ rượu vào để tro hút rượu độ nửa giờ, rồi nướng Miết giáp vào đó. Xong đem hòa với thuốc làm hoàn. Mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần 4 gam nuốt, hoặc dùng 20 gam thuốc ấy sắc uống.
Bảo hòa hoàn
Sơn tra, Lục khúc, Thái phục tử, 3 vị này đều giúp tiêu hóa, tiêu tích thực. Trong đó Sơn tra giỏi tiêu chất thịt, chất nhờn.
Chi tử cổ thang
Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý.
Tịch ôn thang
Chủ trị trúng thử phát sa, lợm lòng, đau bụng thổ tả, hoặc muốn nôn không nôn được, muốn ỉa không ỉa được, tâm phiền tứ chi giá lạnh.
Đào hoa thang
Lấy nửa phần xích thạch chỉ 32-16 g và hai vị Can khương, gạo tẻ cho vào nước chưng kỹ. Khi nào gạo chín nhừ, thì chắt nước ra lấy nước thuốc đó hòa với nửa phần xích thạch chỉ còn lại (nhớ tán bột mịn) rồi chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.
Thanh táo cứu phế thang
Đây là phương chủ yếu trị táo nhiệt thương phế. Tang diệp, Thạch cao thanh táo nhiệt. A giao, Mạch đông, Hạnh nhân dưỡng phế âm.
Phúc nguyên hoạt huyết thang
Phương này là thuốc uống thường dùng trong khoa chấn thương, chủ trị huyết ứ đình trệ gây các chứng ngực sườn đau tức
Tam tử thang (tam tử dưỡng thân thang)
Tô tử giáng khí hóa đàm, Bạch giới tử ôn phế hóa đàm, Lai phục tử tiêu thực hóa đàm, là thuốc hóa đàm chủ yếu để trị ho đờm nhiều.
Trúc diệp thạch cao thang
Khi vị khí, vị âm không đủ mà chứng vị nhiệt không biểu hiện rõ (như miệng hôi, lưỡi nứt) có thể bỏ Thạch cao, lưỡi sáng bóng như gương, có thể thêm Thanh học tươi, Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch.
Khu điều thang
Trước hết ăn hạt bí, cách sau 2 giờ thì uống nước sắc Binh lang. Sau 4-5 giờ sẽ đi ỉa tháo bài xuất ra sán giây. Nếu chưa buồn đi đại tiện dùng huyền minh phấn 12 gam (xông).
Thạch cao thục địa tiễn (thanh nhiệt)
Bài này là bài thuốc tiêu biểu kết hợp nhiều vị thuốc để vừa bổ hư vừa tả thực. Thạch cao tân hàn thanh nhiệt, tả vị hỏa và Thục địa bổ thận tăng âm là 2 vị thuốc chủ yếu; dùng Mạch môn.
Kiện tỳ ích khí thang
Bài này thường dùng trong lâm sàng là phương thuốc cơ sở của kiện tỳ ích khí, nhiều bài thuốc kiện tỳ bổ khí khác, thường từ đây mà biến hóa.
Tô tử giáng khí thang
Bệnh nhân có đàm ẩm, lại cảm ngoại hàn, thành chứng thượng thực hạ hư, khái thấu, suyễn gấp, ngắn hơi, tức ngực, đờm nhiều, mình lạnh, rêu lưỡi trắng dầy.
Tăng dịch thang
Bài này nguyên chữa do nhiệt bệnh mà hao tổn tân dịch dẫn đến đại tiện bí kết khác với bài Thừa khí thang công hạ, thích hợp với chứng.
Ô mai hoàn
Hồi quyết, trung quản và bụng đau dữ dội, tâm hạ cảm nhiệt lợ lợm lòng ẩu thổ, hoặc nôn ra giun, tay chân giá lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch phục hoặc huyền khẩn.
Thiên ma câu đằng ẩm
Bản phương dùng Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bình can dương, tức can phong, Sơn chi, Hoàng cầm tiết can hỏa. Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất bổ thận âm dưỡng can huyết, lại có tác dụng thông lạc
Ngô thù du thang (ôn)
Ngô thù du ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng nôn, có tác dụng thôi đau là thuốc chủ của bài thuốc này, Nhân sâm Đại táo bổ khí hòa trung.
Bát chính tán
Mộc thông, Xa tiền, Cồ mạch, Biển súc, Hoạt thạch, Cam thảo là các vị thuốc lợi thủy, làm chủ dược của phương, đồng thời chúng cũng có tác dụng thanh nhiệt.
Giao thái hoàn
Chủ trị mất ngủ, khi đi nằm tinh thần hưng phấn tâm hồi hộp không yên, không nằm được. Ban ngày đầu hôm (như mê) hay buồn ngủ.
Đạt nguyên ẩm
Bệnh sốt rét (loại lưu hành có dịch), bệnh chướng ngược (sốt rét ở miền núi). Các loại phát cơn không có giờ nhất định, sốt cao, ngực đầy, phiền táo, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu trắng dày, tựa hồ như tích phấn.
Bình vị tán
Đây là phương căn bản để táo thấp kiện tỳ. Trên lâm sàng, nếu rêu lưỡi dày nhớt mà hoạt nhuận, miệng không khát, tứ chi mỏi mệt, ngực bụng chướng đầy, đại tiện nhão là thấp thịnh dùng phương này rất hợp: Can, khương táo có thể bỏ.
Chu sa an thần hoàn
Nghiền bột, làm hoàn. Mỗi lần 4-12 gam uống trước khi đi ngủ, hoặc ngày uống 3 lần (chia đều liều thuốc làm 3) uống với nước nóng, hoặc sắc thuốc với nước làm thang tùy chứng gia vị.
Bổ dương hoàn ngũ thang
Hoàng kỳ dùng sống, lượng nhiều thì lực chuyên mà tính tẩu, đi khắp toàn thân, đại bổ nguyên khí mà chữa chứng này (mềm yếu) hợp với Quy vĩ, Xích thược, Địa long.
Vị kinh thang
Đây là phương thuốc cổ đại trị bệnh phế ung (abces du poumon), nhưng sức thanh nhiệt giải độc e rằng còn thiếu. Nếu chỉ dùng bài này mà chữa, hiệu quả không cao.
Tài ngược thất bảo ẩm
Đây là phương tễ tiêu biểu để cắt cơn sốt rét. Thường sơn, Thảo quả, Binh lang đều có công năng khứ đàm, cắt cơn sốt. Tác dụng chống sốt rét của Thường sơn đã được xác định trên thực tiễn lâm sàng.