- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Gia giảm biến hóa bài thuốc đông y
Gia giảm biến hóa bài thuốc đông y
Nếu định lượng vị thuốc trong bài thuốc biến đổi lớn thì tác dụng chính cũng biến đổi theo. Ví như bài Chỉ truật thang và Chỉ truật hoàn cùng gồm 2 vị Chỉ thực và Bạch truật ghép nên.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Một bài thuốc dù là từ xưa hay ngày nay mới tạo nên đều có nguyên tắc và phạm vi nhất định vì vậy không thể dập khuôn cứng nhắc, lúc chẩn đoán xem bệnh cần căn cứ vào thể chất khỏe yếu của bệnh nhân, tuổi nhiều hay ít, xem xét chất lượng vị thuốc mà vận dụng gia giảm thích đáng và linh hoạt.
Gia giảm biến hóa vị thuốc
Một bài thuốc do vị thuốc gia giảm mà biến đổi công dụng và phạm vi thích ứng. Ví như bài Quế chi thang vốn là bài giải cơ, điều hòa dinh vệ thích hợp chữa biểu chứng ngoại cảm, đổ mồ hôi sợ gió mà sốt không rõ rệt, giả sử mắc bệnh ấy lại thêm thở khò khè thì thêm Hạnh nhân, Hậu phác sẽ chữa khó thở, nếu như sốt nóng biểu hiện rõ thì thêm Hoàng cầm sẽ có tác dụng thoái nhiệt. Đó là trường hợp chủ chứng không biến mà có thêm chứng phụ thì gia giảm biến hóa như vậy. Lại ví như Ma hoàng thang vốn là bài tân ôn phát hãn nếu như biểu hàn không nặng mà ho nhiều bỏ Quế chi đi, trở thành bài chỉ khái bình suyễn. Tuy chỉ giảm đi một vị nhưng tác dụng chữa bệnh đã khác nhau.
Thay đổi cách ghép vị thuốc
Sau khi thay đổi cách ghép các vị thuốc chủ yếu thì trực tiếp ảnh hưởng ngay đến tác dụng của bài thuốc. Lấy vị Hoàng kỳ làm ví dụ nếu ghép với Nhân sâm, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ trở thành bài Bổ trung ích khí thang, có tác dụng thăng đề bổ khí, nếu ghép với Đương quy thì trở thành bài Đương quy bổ huyết thang có tác dụng bổ huyết, nếu ghép với Bạch truật, Phòng kỷ thì trở thành Phòng kỷ hoàng kỳ thang có tác dụng lợi thủy, nếu ghép với Bạch truật, Phòng phong thì trở thành bài Ngọc bình phong tán, có tác dụng cố biểu chỉ hãn, nếu ghép với Xuyên sơn giáp, Gai tạo giác thì thành bài Thấu nông tán có tác dụng nung mủ; nếu ghép với Quế chi, Thược dược thì thành bài Hoàng kỳ kiến trung thang có tác dụng ôn trung bổ hư; nếu ghép với Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa thì thành bài Bổ dương hoàn ngũ thang có tác dụng tiêu ứ thông lạc; Nếu ghép với Miết giáp, Địa cốt bì thì thành Hoàng kỳ miết giáp tán có tác dụng thanh hư nhiệt. Qua đó ta có thể thấy việc ghép các vị thuốc trong một bài thuốc có liên quan mật thiết đến tác dụng chủ trị nhất là thay đổi các vị thuốc chủ yếu thì tác dụng chữa bệnh của bài thuốc ấy cũng biến đổi.
Thay đổi định lượng vị thuốc
Nếu định lượng vị thuốc trong bài thuốc biến đổi lớn thì tác dụng chính cũng biến đổi theo. Ví như bài Chỉ truật thang và Chỉ truật hoàn cùng gồm 2 vị Chỉ thực và Bạch truật ghép nên. Nhưng Chỉ thực ở bài trước định lượng gấp đôi Bạch truật nên lấy tiêu tích đạo trệ làm chủ; bài sau thì Bạch truật gấp đôi Chỉ thực nên lấy kiện tỳ hòa trung làm chủ. Bài trước nguyên chữa đầy dưới vùng tim có thủy ẩm, bây giờ có người dùng để chữa sa dạ dầy cho rằng tất phải dùng nhiều Chỉ thực mới hiệu quả; bài sau thường dùng để kiện tỳ hòa trung, trợ tiêu hóa. Qua đó ta thấy, vị thuốc giống nhau nhưng liều lượng khác nhau thì tác dụng chủ thứ của bài thuốc cũng đổi khác, phạm vi thích ứng cũng khác nhau.
Thay thế vị thuốc
Nắm vững nguyên tắc thay đổi cách ghép các vị thuốc trong bài thuốc thì khi lâm sàng chữa bệnh có thể theo phép chữa và ý nghĩa bài thuốc mà không dùng tất thảy các vị thuốc nhất là những vị thuốc quý hiếm, có thể dùng vị thuốc có dược tính tương tự thay thế mà không ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh. Ví dụ 3 vị Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá tác dụng của nó có khác nhau nhưng đều là vị khổ hàn, đều dùng thanh nhiệt tả hỏa, táo thấp, cho nên có thể dùng vị này thay thế vị kia. Chỉ thực và Chỉ xác, tác dụng của nó nhanh chậm khác nhau, Nhân sâm và Đảng sâm tuy mạnh yếu khác nhau nhưng có thể dùng thay thế nhau khi chữa bệnh. Hiện nay khi chữa bệnh thường dùng sừng trâu thay Tê giác, sơn dương giác thay Linh dương giác, Trân châu mẫu thay Thạch quyết minh v.v… không ảnh hưởng mấy đến hiệu quả trị bệnh. Nhưng cần chú ý khi dùng vị khác thay thế thì định lượng cần thay đổi, vị nào nhẹ thì tăng, vị nào trọng thì giảm như dùng Đảng sâm thay Nhân sâm thì định lượng cần tăng thêrn, dùng Chỉ thực thay Chỉ xác, định lượng nên giảm bớt.
Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào tác dụng riêng của từng vị thuốc mà chọn vị thuốc khác thay thế để đạt một mặt tác dụng nào đó. Ví như Sơn thù có tác dụng bổ ích can thận, thì khi muốn bổ ích can thận có thể dùng Nữ trinh tử, Câu kỹ tử, Thỏ ti tử v.v… thay thế.
Bài viết cùng chuyên mục
Đởm đạo bài thạch thang
Bài này dùng Kim tiền thảo để tiêu sỏi lợi thấp, cùng với Nhân trần, Uất kim lợi đởm hiệp đồng bài sỏi ra ngoài.
Lý trung hoàn (ôn)
Bài này dùng Bào khương khử hàn, Bạch truật kiện tỳ, Nhân sâm bổ khí, Cam thảo hòa trung và còn giúp sâm, truật kiện tỳ bổ khí.
Hoàng liên thang
Bài này là cách biến hóa của tiểu Sài hồ thang. Chủ trị chức năng tràng vị rối loạn, hàn nhiệt xen kẽ. Nhiệt thì ngực phiền nhiệt mà gây nôn, hàn thì bụng đau, bụng sôi mà đi tả.
Cao cầm thang
Bài này lấy chất thơm của Thạch cao để thanh nhiệt thấu tà phối hợp với Hoàng cầm khổ hàn để tiết nhiệt nhằm thanh giải thấp nhiệt, Trần bì.
Chích cam thảo thang
Bài này dùng Chích cam thảo, Nhân sâm để bổ ích tâm khí vì dùng nhiều Cam thảo nên gọi là Chích cam thảo thang. A giao.
Kinh phong bại độc tán
Bài này dùng Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong để tán ôn giải biểu, phát tán phong hàn ghép thêm Độc hoạt để ôn thông kinh lạc.
Dương hòa thang
Bản phương là phương chủ yếu điều trị các loại ung thư dụng âm chứng. Trong phương 1 lấy Bào khương, Nhục quế, ôn dương khí; Lộc giác giao, Thục địa bổ tinh huyết.
Ngọc lộ tán (Nghiệm phương)
Có thể dùng dầu vừng, nước Cúc hoa, nước Ngân hoa, nước sôi để nguội hòa thuốc trên để đắp vào chỗ đau. Cũng có thể dùng Va dơ lin (phàm sĩ lâm) 8/10, Ngọc lộ tán 2/10 điều lẫn thành cao mà đổ.
Hoàng bệnh phong phàn hoàn
Lục phàn có tên nữa là Tạo phàn là một loại quặng sắt (thiết khoáng thạch) thành phần là lưu toan trinh thiết (hợp chất sắt có Lưu hoàng là muối sắt với acide sulfurique. FeSO4. ND) nếu đem phi (nướng) thì đổi xanh sang đen gọi là Phong phàn.
Thanh đại tán (Khẩu cam dược)
Trước hết rửa sạch khoang miệng, cho thuốc bột trên vào, thổi vào chỗ có bệnh, mỗi ngày 2-3 lần. Nếu thuốc có vào yết hầu, có thể nuốt được.
Tiểu sài hồ thang
Bài này trừ hòa giải thiếu dương ra, còn có thể chữa phụ nữ sau khi sinh đẻ phát sốt nhiệt vào túi huyết, bệnh sốt rét, bệnh sốt đỡ rồi bị sốt lại.
Giao ngải thang
Chủ phương trị chứng băng lậu và an thai cho phụ nữ. Quy, Địa, Khung, Thược là Tứ vật thang, công dụng bổ huyết điều kinh.
Thập khôi hoàn
Đây là phương thường dùng để cầm máu. Mười vị thuốc trong phương đều có tác dụng lương huyết chỉ huyết.
Ngô thù du thang
Chữa chứng bệnh Vị khí hư hàn, can vị bất hòa, nôn khan, nôn ra dãi hoặc nước chua, bụng hông đầy đau, hoặc đau đầu, lưỡi không hồng, không nhiệt.
Cánh hạ trục ứ thang
Bản phương dùng Đương quy, Xuyên khung, Đào hồng, Đan bì, Xích thược để hoạt huyết, dùng Ngũ linh chi, Diên hồ sách (Huyền hồ) để hóa ứ.
Chi xinh tán
Chủ trị tứ chi co giật, kinh quyết và chứng đau đầu dai dẳng (ngoan cố tính đầu thống), thiên đầu thống, đốt khớp đau nhức.
Tả kim hoàn
Bài này gia Bạch thược chế thành hoàn gọi là Sơ can hòa tỳ hoàn có tác dụng sơ can tương đối mạnh thích hợp với chứng can tỳ bất hòa.
Đương quy bổ huyết thang
Bài này là phương thuốc tiêu biểu về bổ khí sinh huyết, là phương pháp chữa “huyết thoát thì ích khí”.
Kim tỏa cố tinh hoàn
Đặc điểm của phương này là 5 vị thuốc đều có tính cố sáp cả, lại đều có tác dụng bổ thận. Trong phương, Long cốt, Mẫu lệ còn có tác dụng trấn tĩnh, Liên tu còn có tác dụng thanh tâm.
Tịch loại tán (Ôn nhiệt kinh vi)
Trước hết rửa sạch khoang miệng, cho thuốc này vào, thổi vào yết hầu chỗ có thịt thối loét. Mỗi ngày 1-2 lần. Nếu thuốc có vào họng ăn, có thể nuốt được.
Đại hoàng mẫu đơn thang
Chứng Trường ung, theo y học của Tổ quốc cho rằng do nhiệt độc ủng kết trong ruột, huyết ứ không tán mà thành bệnh. Bản phương dùng Đại hoàng thanh nhiệt giải độc, tả hỏa.
Khu điều thang
Trước hết ăn hạt bí, cách sau 2 giờ thì uống nước sắc Binh lang. Sau 4-5 giờ sẽ đi ỉa tháo bài xuất ra sán giây. Nếu chưa buồn đi đại tiện dùng huyền minh phấn 12 gam (xông).
Bảo hòa hoàn
Sơn tra, Lục khúc, Thái phục tử, 3 vị này đều giúp tiêu hóa, tiêu tích thực. Trong đó Sơn tra giỏi tiêu chất thịt, chất nhờn.
Tả quy hoàn
Bài này từ Lục vị địa hoàng hoàn biến hóa ra không dùng Đan bì lương huyết tả hỏa và Phục linh, Trạch tả khô thấm lợi thủy mà dùng Thỏ ty.
Tài ngược thất bảo ẩm
Đây là phương tễ tiêu biểu để cắt cơn sốt rét. Thường sơn, Thảo quả, Binh lang đều có công năng khứ đàm, cắt cơn sốt. Tác dụng chống sốt rét của Thường sơn đã được xác định trên thực tiễn lâm sàng.