- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Đương quy tứ nghịch thang
Đương quy tứ nghịch thang
Phương này gọi là Đương quy tứ nghịch thang, nên biết rằng tác dụng của nó là ôn kinh tán hàn và hoạt huyết dưỡng huyết.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
1. Đương quy 12 gam.
4. Tế tân 4-6 gam.
2. Quế chi 8-12 gam.
5. Chích thảo 4 gam.
3. Thược dược 12 gam.
6. Mộc thông 4-12 gam.
7. Đại táo 5-10 quả
Cách dùng
Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng
Hoạt huyết dưỡng huyết, ôn kinh tán hàn.
Chủ trị
Huyết hư hàn ngưng, tay chân giá lạnh, tím tái, mạch tế, khi gặp khí lạnh bệnh càng nặng.
Giải bài thuốc
Phương này gọi là Đương quy tứ nghịch thang, nên biết rằng tác dụng của nó là ôn kinh tán hàn và hoạt huyết dưỡng huyết, đối tượng dùng phương thuốc này lấy chứng chân tay giá lạnh làm chủ. Do là bệnh huyết hư hàn ngưng, cho nên khí huyết vận hành không lợi, không thể ôn dưỡng được tay chân, cho nên có chứng “thủ túc nghịch lãnh” và tím tái, mạch tế muốn dứt. Về phương diện biến chứng, thì bài Tứ nghịch thang để chữa chứng dương khí toàn thân hư thoát gây ra chứng mồ hôi lạnh, tay chân giá lạnh, mạch vi tế vô lực có chỗ khác với phương này. Phương này dùng Đương quy, Thược dược để hoạt huyết dưỡng huyết; Quế chi, Tế tân ôn kinh tán hàn, phụ vào có Cam thảo, Đại táo để bổ hư, Mộc thông thông lạc, hợp thành phương hoạt huyết dưỡng huyết, ôn kinh tán hàn, phụ vào có Cam thảo, Đại táo để bổ hư, Mộc thông thông lạc, hợp thành phương hoạt huyết dưỡng huyết, ôn kinh tán hàn. Gần đây, hay dùng phương này để chữa các nhọt sang hàn chứng, tứ chi huyết quản bế tắc, có nhiều công hiệu.
Gia giảm
Hàn nhiều gia Ngô thù du, Sinh khương lại thêm rượu tốt chưng với thuốc, gọi là bài Đương quy tứ nghịch gia ngô thù du sinh khương thang chữa các chứng cảm hàn, đau bụng, thống kinh.
Bài viết cùng chuyên mục
Chí bảo đan
Nghiền bột mịn, trộn đều luyện thêm mật 20-30% làm viên. Một đợt chế thuốc được 240 viên: Ngày dùng 2-3 viên, uống với nước sôi để nguội, chia 2 đến 4 lần trong ngày.
Từ chu hoàn
Bản phương dùng Từ thạch, Chu sa để nhiếp nạp phù dương, trấn tâm an thần, minh mục (làm sáng mắt); Lục khúc trợ tiêu hóa làm cho hai vị thuốc đan thạch trên không làm hại vị khí mà còn làm lợi sức vận hành của thuốc ấy.
Nhất quán tiễn
Can là cương tạng (tạng cứng) tính thích nhu nhuận, nếu can khí bất thư, can vị bất hòa thì sinh ra chứng sườn đau, dạ dày đau.
Tê giác địa hoàng thang
Bài này là bài thuốc tiêu biểu về lương huyết giải độc, nhiều bài thuốc khác nhằm thanh dinh, lương huyết, giải độc, cũng từ bài này mà biến hóa đi. Tê giác thanh tâm, lương huyết, giải độc.
Đinh hương thị đế thang
Bài này dùng Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn, hạ khí giáng nghịch là chính, chuyên trị bệnh nấc, phụ thêm.
Tiểu sài hồ thang
Bài này trừ hòa giải thiếu dương ra, còn có thể chữa phụ nữ sau khi sinh đẻ phát sốt nhiệt vào túi huyết, bệnh sốt rét, bệnh sốt đỡ rồi bị sốt lại.
Tang phiêu tiêu tán
Tang phiêu tiêu bổ thận, cố tinh quan, phò tá có Long cốt, Quy bản tư thận cố sáp, tăng cường công hiệu của tang phiêu tiêu. Phục thần, Xương bồ, Viễn chí khai tâm khiếu, an tâm thần, phối ngũ với các vị thuốc trên có tác dụng giao thông tâm thận.
Hầu tảo tán
Phương này dùng Hầu táo, Nguyệt thạch, Bối mẫu, Mông thạch để hóa đàm, linh dương giác tức phong, Xạ hương khai khiếu, Trầm hương giáng nghịch khí, dẫn đờm đi xuống.
Cam mạch đại táo thang
Trong bài này Cam thảo vị ngọt để hòa hoãn cấp tính, Tiểu mạch, Đại táo dưỡng tâm, nhuận táo, 3 vị hợp lại thì dưỡng tâm ninh thần.
Ôn dương lợi thủy thang
Bài này dùng Phụ tử đại tân đại nhiệt, ôn thận dương, khử hàng tà, Phụ linh, Bạch truật kiện tỳ lợi thủy, Sinh khương ôn tán thủy khí tăng thêm tác dụng lợi thủy của Linh, Truật.
Tiêu thạch phàn thạch tán
Bài này phối hợp dùng Tiêu thạch và Phàn thạch để phá cứng tán kết, hóa ứ tiêu tích, thuộc loại phương thuốc tiêu cứng phá tích.
Bán hạ hậu phác thang
Bài này thính để chữa bệnh khi hạch, kiêm chữa ngực đầy thở gấp bụng đầy đau và nôn mửa. Những chứng bệnh này hình thành chủ yếu là do đàm khí cản nhau.
Độc hoạt ký sinh thang
Tam tý thang: Tức là bản phương bỏ Ký sinh, gia Hoàng kỳ, Tục đoạn, tức là lấy bài Thập toàn đại bổ làm cơ sở và gia thuốc bổ can thận, khư phong thấp mà hợp thành. Cách trị cũng như phương trên, nhưng có Hoàng kỳ thì tác dụng bổ hư càng mạnh.
Đại hoàng phụ tử thang
Bài này là phương thuốc tiêu biểu về cách ôn hạ. Đại hoàng tuy tính chất thuộc khổ hàn như sau khi ghép với Phụ tử tính chất bản ôn đại nhiệt.
Huyết phủ trục ứ thang
Phương này là hợp phương của Đào hồng tứ vật thang với Tứ nghịch tán (Sài, thược, chỉ thực, Cam thảo) lại gia thêm Cát cánh, Ngưu tất.
Đạt nguyên ẩm
Bệnh sốt rét (loại lưu hành có dịch), bệnh chướng ngược (sốt rét ở miền núi). Các loại phát cơn không có giờ nhất định, sốt cao, ngực đầy, phiền táo, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu trắng dày, tựa hồ như tích phấn.
Hành quân tán
Phương này có đặc điểm là dùng nhiều thuốc tân hương tịch uế giải độc. Cho nên trị được khí độc (sa khí) giảm đau bụng, thổ tả, trừ phiền táo, thuộc về tễ ôn khai.
Tuyên phức đại giả thang
Bài này trong ứng dụng lâm sàng nếu thấy rêu lưỡi nhờn, thiên về đàm thấp có thể gia Hậu phác, Phục linh, Trần bì.
Địa hoàng ẩm tử
Đặc điểm ghép các vị thuốc của bài này là cùng dùng hai loại thuốc ôn thận tư âm và khai khiếu an thần, nhằm chữa bệnh trúng phong.
Bảo hòa hoàn
Sơn tra, Lục khúc, Thái phục tử, 3 vị này đều giúp tiêu hóa, tiêu tích thực. Trong đó Sơn tra giỏi tiêu chất thịt, chất nhờn.
Tiểu nhi hồi xuân đan
Các loại đem tán bột. Trước hết lấy bốn vị: Ngưu hoàng, Hùng hoàng, Chu sa, Sà hàm thạch nghiền bột mịn hòa đều cho thấu. Sau cho bột thuốc các vị còn lại hòa đều.
Đại hàm hùng thắng
Bài này dùng Đại hoàng, Mang tiêu, Cam toại đều là những vị thuốc tả hạ tương đối mạnh nên gọi là phương thuốc tuấn tả trục thủy.
Chỉ truật hoàn
Bài này dùng Bạch truật kiện tỳ, Chỉ thực tiêu đầy chướng nhưng liều lượng Bạch truật gấp đôi Chỉ thực.
Chi tử cổ thang
Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý.
Mộc hương binh lang hoàn
Bài này dùng Mộc hương, Binh lang, Hương phụ, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác để hành khí, lợi khí, phá khí, đạo trệ. Tam lăng.