- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Đạo khí thang
Đạo khí thang
Còn cho rằng phần lớn chứng đau bụng hơi, trước tiên là thấp nhiệt lưu ở kinh mạch của gan, mắc lại cảm ngoại hàn, hàn nhiệt xen kẽ nhau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
1. Xuyên luyện tử 16 gam.
2. Mộc hương 12 gam.
3. Tiểu hồi hương 8 gam.
4. Ngô thù 8 gam.
Cách dùng
Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng
Hành khí tán hàn, ôn can, chỉ thống.
Chữa chứng bệnh
Tiểu tràng khí, bụng đầy đau.
Giải bài thuốc
Người xưa cho rằng đau hơi có quan hệ mật thiết với can kinh. Còn cho rằng phần lớn chứng đau bụng hơi, trước tiên là thấp nhiệt lưu ở kinh mạch của gan, mắc lại cảm ngoại hàn, hàn nhiệt xen kẽ nhau. Cho nên bài này dùng Xuyên luyện tử khổ hàn nhập vào gan để lý khí rồi dẫn nhiệt tiết ra ngoài, Ngô thù, Hồi hương tân ôn tán hàn trừ thấp, Mộc hương hành can kinh khí trệ, trở thành phương thuốc chủ yếu chữa đau bụng hơi.
Phụ phương
Thiên thai ô dược tán:
Tức là Bài này bỏ Ngô thù, gia Ô dược 12 gam, Thanh bì 8 gam, Binh lang 12 gam, Lương khương 4 gam, rồi dùng 4 hạt Ba đậu, Tiểu mạch phù 20 gam sao chung với Xuyên luyện tử, lúc Xuyên luyện tử biến thành mầu đen, bỏ Ba đậu, Tiểu mạch phù đi, cho Xuyên luyện tử vào với các vị thuốc khác cùng đun sắc uống (cũng có lúc chế thành thuốc tán, uống với nước đun sôi) chủ trị đau hơi
ở rốn bụng.
Quất hạch hoàn:
Gồm các vị thuốc Xuyên luyện tử, Quất hạch, Hậu phác, Chỉ thực, Quế tâm, Côn bố, Hải tảo, Hải tai, Đào nhân mỗi thứ một lạng, Mộc thông, Diên hồ sách, Mộc hương mỗi thứ 20 gam, nghiền nhỏ thành bột, ngào với rượu viên thành hoàn như hạt đậu to, mỗi lần uống 70 viên, lúc bụng đói uống với rượu hoặc nước muối nhạt, ngày uống 1 lần (hiệu thuốc có bán), nếu đổi dùng thuốc thang theo tỷ lệ thích hợp, đun với nước uống. Bài này có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết nhuyễn kiên.
Bài viết cùng chuyên mục
Ước tý thang
Chủ trị phong hàn thấp tý, tay chân, mình, khớp xương đau nhức hoặc tê nặng, gặp nóng thì giảm đau, gặp ngày mưa ngày rét thì nặng, có phù cục bộ và phát nhiệt.
Nhị tiền thang
Đặc điểm ghép vị của bài thuốc này là dùng cả 2 loại thuốc tráng dương và tư âm tả hỏa nhằm vào các bệnh phức tạp như âm dương.
Đinh hương thị đế thang
Bài này dùng Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn, hạ khí giáng nghịch là chính, chuyên trị bệnh nấc, phụ thêm.
Lục nhất tán
Phương này có 6 phần Hoạt thạch, một phần Cam thảo, nên tên gọi lục nhất. Hoạt thạch vị đạm tính hàn, đạm năng thảm thấp, hàn năng tiêu nhiệt, giải thử.
Thống tả yếu phương
Chứng “thống tả” thường do gan ty bất hòa gây nên, bài này dùng Bạch truật kiện tỳ, Trần bì hòa vị lý khí để phù trợ, Bạch truật kiện tỳ.
Chu sa an thần hoàn
Nghiền bột, làm hoàn. Mỗi lần 4-12 gam uống trước khi đi ngủ, hoặc ngày uống 3 lần (chia đều liều thuốc làm 3) uống với nước nóng, hoặc sắc thuốc với nước làm thang tùy chứng gia vị.
Súc tuyến hoàn
Các vị nghiền thành bột, dùng nước sôi để nguội luyện thành hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 4-12 gam với nước nóng. Ngày 2-3 lần.
Ngọc khu đan
Cảm nhận khí uế trọc (sa khí) ngộ độc trong ăn uống, nôn cấp tính hoặc buồn lợm nôn khan, muốn nôn không nôn được, muốn tả không tả được.
Quy tỳ thang
Dùng sâm, truật, linh, thảo để kiện tỳ ích khí, gia Hoàng kỳ để tăng thêm công hiệu ích khí, Táo nhân, Viễn chí, Quế viên để dưỡng tâm an thần.
Vị kinh thang
Đây là phương thuốc cổ đại trị bệnh phế ung (abces du poumon), nhưng sức thanh nhiệt giải độc e rằng còn thiếu. Nếu chỉ dùng bài này mà chữa, hiệu quả không cao.
Cứu nhất đan (Y tông kim giám)
Thạch cao chín là loại thuốc hết nhuận lại kiêm có tác dụng thanh lương, tốt nhất là dùng Thạch cao đã tầm nước tiểu (tẩm nửa năm, lại làm sạch trong 2 tháng) rất hay.
Đạt nguyên ẩm
Bệnh sốt rét (loại lưu hành có dịch), bệnh chướng ngược (sốt rét ở miền núi). Các loại phát cơn không có giờ nhất định, sốt cao, ngực đầy, phiền táo, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu trắng dày, tựa hồ như tích phấn.
Tô tử giáng khí thang
Bệnh nhân có đàm ẩm, lại cảm ngoại hàn, thành chứng thượng thực hạ hư, khái thấu, suyễn gấp, ngắn hơi, tức ngực, đờm nhiều, mình lạnh, rêu lưỡi trắng dầy.
Ngũ linh tán
Trư linh, Phục linh, Trạch tả lợi thủy thảm thấp, Bạch truật kiện tỳ vận hóa thấp khiến thủy thấp, không đình tụ được. Quế chi tân ôn thông dương giúp bàng quang khí hóa.
Ôn tỳ thang
Bài này thực tế là Tứ nghịch gia Nhân sâm thang lại gia thêm Đại hoàng. Tứ nghịch gia Nhân sâm thang vốn dùng để ôn trung tán hàn, hồi dương cứu nghịch.
Thường sơn ẩm
Phương này tập trung rất nhiều vị thuốc cắt cơn: Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Tri mẫu, Ô mai, Bối mẫu. Cổ nhân phân tích công năng cắt cơn của các vị thuốc có khác nhau.
Tả kim hoàn
Bài này gia Bạch thược chế thành hoàn gọi là Sơ can hòa tỳ hoàn có tác dụng sơ can tương đối mạnh thích hợp với chứng can tỳ bất hòa.
Cửu tiên tán
Phương này dùng Nhân sâm bổ phế khí, A giao dưỡng phế âm, phụ trợ có Tang bạch bì, Khoản đông hoa tư phế; Ngũ vị tử, Ô mai, Anh túc xác liễm phế.
Liên phác ẩm
Dùng Hoàng liên tính khổ hàn và Hậu phác tính tân khổ ôn làm vị thuốc chủ yếu của bài thuốc này, phụ thêm Chi tử. Đậu cổ giải uất đạt tà.
Đởm đạo bài thạch thang
Bài này dùng Kim tiền thảo để tiêu sỏi lợi thấp, cùng với Nhân trần, Uất kim lợi đởm hiệp đồng bài sỏi ra ngoài.
Tam vật bị cấp hoàn
Bài này dùng Ba đậu tính tân nhiệt toan hạ, khai thông bế tắc là thuốc chủ, Can khương giúp Ba đậu tính tân nhiệt để trục hàn, Đại hoàng giúp Ba đậu tả hạ để công tích.
Đại hoàng giá trùng hoàn
Phương này chữa huyết khô nội kết thể hư mà trạng thực, ứ huyết không ra thì tân huyết không sinh, bổ cũng không ích gì.
Bài xung cổ thang
Tính chất bài thuốc bình hòa, trong khi chữa thường ghép các vị giải biểu khác và các vị tuyên phế hóa thấp, dùng chữa bệnh ngoại cảm nhiệt ban đầu.
Chi tử cổ thang
Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý.
Thập khôi hoàn
Đây là phương thường dùng để cầm máu. Mười vị thuốc trong phương đều có tác dụng lương huyết chỉ huyết.