Đào hoa thang

2013-04-18 03:32 PM

Lấy nửa phần xích thạch chỉ 32-16 g và hai vị Can khương, gạo tẻ cho vào nước chưng kỹ. Khi nào gạo chín nhừ, thì chắt nước ra lấy nước thuốc đó hòa với nửa phần xích thạch chỉ còn lại (nhớ tán bột mịn) rồi chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Xích thạch chỉ                               32 gam.

2.  Can khương                                 8 gam.

3.  Ngạnh mễ (tức là gạo tẻ)          20 gam.

Cách dùng

Lấy nửa phần xích thạch chỉ 32-16 g và hai vị Can khương, gạo tẻ cho vào nước chưng kỹ. Khi nào gạo chín nhừ, thì chắt nước ra lấy nước thuốc đó hòa với nửa phần xích thạch chỉ còn lại (nhớ tán bột mịn) rồi chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.

Công dụng

Ôn trung, sáp tràng, chỉ lỵ.

Chủ trị

Bệnh lỵ lâu ngày, bụng đau, đại tiện ra mủ máu, hoạt thoát không cầm, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trì nhược hoặc vị tế.

Giải bài thuốc

Phương này nguyên là phương chữa Thiếu âm bệnh hạ lỵ ra chất mủ lẫn máu. Hạ lỵ có máu mủ phần nhiều thuộc nhiệt. Nhưng lỵ mãi không khỏi tất dẫn đến tỳ thận dương suy xuất hiện mạch nhược, rêu lưỡi trắng nhạt.

Hoạt thoát bất cấm đều quan hệ đến chứng hư hàn. Cho nên gọi là thiếu âm bệnh. Lúc ấy đại tiện ra máu phần nhiều sắc huyết ảm đạm không tươi. Thương hàn luận gọi đó là nùng (mủ). Đó chính là chất niêm dịch (một chất nhờn do niêm mạc thành ruột tiết ra). Chứng đau bụng phần nhiều là thích ấn, thích chườm nóng. Hoạt thoát bất cấm là do hạ tiêu không cố nhiếp được mà sinh ra. Cho nên phương này dùng Xích thạch chí tính sáp để cố thoát, Can khương tính ôn để tán hàn, Ngạnh mễ để dưỡng vị hòa trung. Phương này còn chữa được chứng cửu tả (ỉa chảy lâu ngày) mà hoạt thoát. Nếu có chứng thấp nhiệt phải dùng rất thận trọng.

Gia giảm

Tỳ thận dương hư nhiều gia Phụ tử, có thể hợp sâm theo sách “Trửu hậu phương” gọi là Sâm hợp xích thạch chỉ thang (Xích thạch chỉ, Can khương, Phụ tử, nếu dưới rốn đau gia Đương quy, Thược dược để trị chứng của Đào hoa thang kiêm có chân tay giá lạnh, mạch trầm vi) gia giảm ứng dụng.

Phụ phương:

Trú xa hoàn:

Gồm các vị Hoàng liên, Bào khương, Đương quy, A giao hợp thành.

Trị chứng cửu lỵ thương âm, đại tiện ra máu mủ, có lúc hoạt thoát không cầm, có lúc ngồi ỉa không ra (buồn đi ỉa mà không ỉa được). Âm bị thương tổn thì bệnh hay thiên về nhiệt cho nên phương 1 Thư thụ là 1 thứ cây có mùi hôi, rễ dùng làm thuốc, còn gọi là xuân. Ở Việt Nam kinh nghiệm cho biết là có thể dùng Xích đồng nam, Bạch đồng nữ hoặc cây Mấn hôi (ND). này dùng Hoàng liên. Thanh nhiệt chỉ lỵ, phụ trợ có Đương quy dưỡng âm hòa huyết, lấy thanh nhiệt dưỡng âm, chỉ lỵ làm chủ, Bào khương làm tá để ôn tán. Phương Đào hoa thang chữa chứng cửu lỵ thương dương, còn phương này chữa chứng cửu lỵ Thương âm rất là khác nhau.

Bài viết cùng chuyên mục

Chí bảo đan

Nghiền bột mịn, trộn đều luyện thêm mật 20-30% làm viên. Một đợt chế thuốc được 240 viên: Ngày dùng 2-3 viên, uống với nước sôi để nguội, chia 2 đến 4 lần trong ngày.

Thanh chấn thang

Phương này dùng Thăng ma thăng thanh dương, Thương truật tán phong khứ hàn thấp, Bạc hà thanh đầu mắt, hỗ trợ cho Thăng ma.

Tô hợp hương hoàn

Các loại nghiền bột mịn, trừ đầu Tô hợp hương, Xạ hương và Băng phiến ra, các vị còn lại đem trộn thật đều và nghiền thật mịn, sau đó cho Xạ hương, Băng phiến vào các vị đã nghiền trên rồi lại nghiền đều.

Sâm phu thang

Bài này là đại ôn đại bổ, hồi dương cứu thoát dương, Nhân sâm đại bổ nguyên khí, Phụ tử ôn tráng chân dương, hai vị ghép với nhau làm phấn chấn dương khí, ích khí cố thoát.

Ma hạnh thạch cam thang

Hạnh nhân, Cam thảo trợ Ma hoàng bình suyễn chỉ khái. Đó là phối hợp tân lương với tân ôn mà có phương này.

Đào hồng tứ vật thang

Phương này là Tứ vật thang gia Hồng hoa, Đào nhân. Tứ vật thang dưỡng huyết, hoạt huyết phối ngũ với Đào hồng để phá ứ.

Địa hoàng ẩm tử

Đặc điểm ghép các vị thuốc của bài này là cùng dùng hai loại thuốc ôn thận tư âm và khai khiếu an thần, nhằm chữa bệnh trúng phong.

Hóa trùng hoàn

Đặc điểm của phương này là toàn bộ dùng thuốc sát trùng, có tác dụng khu trừ các loại ký sinh trùng đường ruột rất mạnh. Nhưng trong đó có Hồ phấn (l loại muối chì) rất độc đối với cơ thể.

Ngọc chân tán

Mỗi lần dùng 0,6-1 gam thuốc bột ngày 1-2 lần uống với rượu nóng hoặc với nước nóng, uống thuốc xong phải kiêng gió, quạt. Có thể dùng ngoài: hòa thuốc vào rượu hoặc giấm mà đồ.

Chích cam thảo thang

Bài này dùng Chích cam thảo, Nhân sâm để bổ ích tâm khí vì dùng nhiều Cam thảo nên gọi là Chích cam thảo thang. A giao.

Tuyên phức đại giả thang

Bài này trong ứng dụng lâm sàng nếu thấy rêu lưỡi nhờn, thiên về đàm thấp có thể gia Hậu phác, Phục linh, Trần bì.

Thăng đan (dược)

Thăng hoa thuần túy có dược tính quá mạnh. Trên lâm sàng khi ứng dụng phải gia Thạch cao chín nghiền bột thường từ 11-20% hòa vào mà dùng. Nếu chỗ thịt thối chưa thoát ra hết, đều phải dùng từ 30-50% hàm lượng Thăng đan.

Tứ diệu dũng an thang

Trong đó Huyền sâm còn kiêm có tác dụng tư âm, lại gia Đương quy hoạt huyết hòa vinh; các vị thuốc tuy đơn giản, nhưng dùng liều lượng lớn thì sức thuốc phải chuyên.

Ô mai hoàn

Hồi quyết, trung quản và bụng đau dữ dội, tâm hạ cảm nhiệt lợ lợm lòng ẩu thổ, hoặc nôn ra giun, tay chân giá lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch phục hoặc huyền khẩn.

Long đởn tả can thang

Đây là bài thuốc tiêu biểu về tả thực hỏa ở can và đởm. Long đởm thảo là vị thuốc khổ hàn tiết nhiệt chuyên dùng tả thực hỏa ở can đởm.

Toan táo nhân thang

Chủ trị tâm phiền mất ngủ, ngủ nhiều mộng mị, hay kinh hoàng mà tỉnh (thính ngủ) đầu nặng, đau đầu, phiền táo hay giận, mạch huyền tế và sác.

Ngoại khoa thiềm tô hoàn

Mỗi lần 3-5 viên, ngày 1-2 lần với nước nóng, dùng ngoài hòa giấm dồ chỗ đau. Công dụng: Tiêu sang.

Đào nhân thừa khí thang

Phương này thích hợp chữa chứng ứ huyết nội kết. Ngày xưa gọi là chứng “súc huyết”. Phát sốt là ứ huyết phát thành nhiệt, nói nhảm như cuồng là do ứ nhiệt thượng xung.

Ôn phế hóa ẩm thang

Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương.

Đương quy lục hoàng hoàn

Bài này dùng “Tam hoàng” tả hỏa, “Nhị địa” tư âm, Hoàng kỳ, Đương quy bổ khí huyết, cùng phối hợp chữa, có tác dụng tư âm thanh hỏa.

Bát chính tán

Mộc thông, Xa tiền, Cồ mạch, Biển súc, Hoạt thạch, Cam thảo là các vị thuốc lợi thủy, làm chủ dược của phương, đồng thời chúng cũng có tác dụng thanh nhiệt.

Nội tiêu loa lịch hoàn

Bài này đặc điểm là tập trung hóa đàm, làm mềm chất rắn, tán kết để tiêu bướu, tràng nhạc, đàm hạch, các vị Hải táo, Chỉ xác, Kiết cánh, Bối mẫu, Liên kiều, Hải phấn, Huyền sâm.

Đại hoàng giá trùng hoàn

Phương này chữa huyết khô nội kết thể hư mà trạng thực, ứ huyết không ra thì tân huyết không sinh, bổ cũng không ích gì.

Gia giảm biến hóa bài thuốc đông y

Nếu định lượng vị thuốc trong bài thuốc biến đổi lớn thì tác dụng chính cũng biến đổi theo. Ví như bài Chỉ truật thang và Chỉ truật hoàn cùng gồm 2 vị Chỉ thực và Bạch truật ghép nên.

Phòng phong thông kinh tán

Bài này là phương thuốc kép giải cả biểu và lý, Phòng phong, Kinh giới, Ma hoàng, Bạc hà, Kiết cánh giải biểu tuyên phế. Liên kiều, Chi tử.