Đại bán hạ thang

2013-05-15 11:16 AM

Bụng ngực đầy chướng, đại tiện bí có thể gia Chỉ thực, Hậu phác, Binh lang để tăng thêm tác dụng khoan trung lý khí, đạo trệ, phát kết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Bán hạ                  12-20 gam.

2.  Nhân sâm            8-12 gam (hoặc Đẳng sâm).

3.  Mật ong                1-2 lạng.

Cách dùng

Thuốc thang, đun sắc uống dần. Thường dùng Khương bán hạ, nếu nôn mửa không thôi dùng Sinh bán hạ, liều lượng giảm bớt.

Công dụng

Hòa vị, giáng nghịch, ngừng nôn.

Chữa chứng bệnh

Vị khí hư nhược, nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, đại tiện khô kết.

Giải bài thuốc

Bài này dùng 3 vị Nhân sâm, Bán hạ, Mật ong để chữa vị hư ăn không xuống dạ dày, thường xuyên bị lợm nôn ra. Nhân sâm bổ vị khí, được Bán hạ tân thông thì bổ là không trệ vừa có hiệu quả thông và bổ, nhưng vị lợm nôn lâu, tân dịch hao thương, vị tràng không còn nhu nhuận, đại tiện thường bị khô kết, đại tiện bế thì trọc khí ùn lên dễ làm vị mất chức năng hòa giáng, Bán hạ tuy có thể hòa vị giáng nghịch nhưng dược tính tán táo có mật ong cam nhuận thì thông mà không táo, đạt cả công hiệu giáng nghịch và đạo nhuận. Hiện nay trong lâm sàng thường dùng chữa bệnh nôn mửa do thần kinh gây nên và tắc trở ở hậu môn.

Cách gia giảm

Bụng ngực đầy chướng, đại tiện bí có thể gia Chỉ thực, Hậu phác, Binh lang để tăng thêm tác dụng khoan trung lý khí, đạo trệ, phát kết. Nếu do tâm tình không sảng khoái, có lúc nôn, ợ hơi có thể gia Ô dược, Thanh bì, Trần bì, để sơ can lý khí; sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh có thể gia Xuyên tiêu, Gừng sống để ôn trung tán hàn, mặt phù quầng mắt sưng, tim hồi hộp mà dưới tim có thủy khí có thể gia Quế chi, Phục linh để ôn hóa thủy ẩm.

Bài viết cùng chuyên mục

Khiên chính tán

Phương này dùng Bạch phụ tử để tán phong tà ở vùng đầu mặt, Cương tàm khư phong đàm, Toàn yết tức phong trấn kinh, hai vị này hợp dụng, có công năng sưu phong thông lạc.

Thanh vi tán

Bản phương dùng Sinh địa, Đan bì lương huyết giải nhiệt, Hoàng liên thăng mà thanh nhiệt giải độc, Đương quy hòa huyết dưỡng huyết.

Toan táo nhân thang

Chủ trị tâm phiền mất ngủ, ngủ nhiều mộng mị, hay kinh hoàng mà tỉnh (thính ngủ) đầu nặng, đau đầu, phiền táo hay giận, mạch huyền tế và sác.

Chí bảo đan

Nghiền bột mịn, trộn đều luyện thêm mật 20-30% làm viên. Một đợt chế thuốc được 240 viên: Ngày dùng 2-3 viên, uống với nước sôi để nguội, chia 2 đến 4 lần trong ngày.

Đại hoàng giá trùng hoàn

Phương này chữa huyết khô nội kết thể hư mà trạng thực, ứ huyết không ra thì tân huyết không sinh, bổ cũng không ích gì.

Mẫu lệ tán

Bốn vị phối hợp cùng dùng mục đích chủ yếu là liễm mồ hôi. Bất luận là chứng tự hãn hay đạo hãn đều có thể gia giảm mà ứng dụng phương này.

Kim linh tử tán

Đặc biệt là Kim linh tử có đủ sức sơ can tiết nhiệt và giải trừ can kinh uất nhiệt, phối hợp với Diên hồ sách có thể chữa các chứng đau trên dưới.

Tiểu bán hạ thang

Bài này gia Phục linh gọi là Tiểu bán hạ gia phục linh thang, tác dụng ninh tâm thần, hóa thủy thấp, trị đàm ẩm thượng nghịch, nôn mửa.

Đình lịch đại táo tả phế thang

Đình lịch tả phế lợi thủy hóa đàm, bình suyễn làm chủ dược. Đại táo phò tá để hoãn trung bổ tỳ, tả đàm mà không tổn chính khí.

Đại hoàng phụ tử thang

Bài này là phương thuốc tiêu biểu về cách ôn hạ. Đại hoàng tuy tính chất thuộc khổ hàn như sau khi ghép với Phụ tử tính chất bản ôn đại nhiệt.

Ngoại khoa thiềm tô hoàn

Mỗi lần 3-5 viên, ngày 1-2 lần với nước nóng, dùng ngoài hòa giấm dồ chỗ đau. Công dụng: Tiêu sang.

Tứ diệu dũng an thang

Trong đó Huyền sâm còn kiêm có tác dụng tư âm, lại gia Đương quy hoạt huyết hòa vinh; các vị thuốc tuy đơn giản, nhưng dùng liều lượng lớn thì sức thuốc phải chuyên.

Tô hợp hương hoàn

Các loại nghiền bột mịn, trừ đầu Tô hợp hương, Xạ hương và Băng phiến ra, các vị còn lại đem trộn thật đều và nghiền thật mịn, sau đó cho Xạ hương, Băng phiến vào các vị đã nghiền trên rồi lại nghiền đều.

Thực tỳ ẩm

Phương này, thuốc hành khí, ôn hàn có nhiều, nhưng thuốc phù chính bổ khí chưa đủ. Tác dụng chủ yếu để chữa hàn thấp tà, thủy thũng bụng nề, hàn thịnh khí trệ. Vì hàn thấp tà khí hay hao tổn tỳ dương vì thế khử tà tức là phù chính.

Độc hoạt ký sinh thang

Tam tý thang: Tức là bản phương bỏ Ký sinh, gia Hoàng kỳ, Tục đoạn, tức là lấy bài Thập toàn đại bổ làm cơ sở và gia thuốc bổ can thận, khư phong thấp mà hợp thành. Cách trị cũng như phương trên, nhưng có Hoàng kỳ thì tác dụng bổ hư càng mạnh.

Tuyên phức đại giả thang

Bài này trong ứng dụng lâm sàng nếu thấy rêu lưỡi nhờn, thiên về đàm thấp có thể gia Hậu phác, Phục linh, Trần bì.

Ôn đảm thang

Đây là phương Nhị trần thang gia Chỉ thực, Trúc nhự, Đại táo. Chỉ thực phối với Bán hạ hóa đàm giáng nghịch tăng cường tác dụng của nhị trần.

Quế cam long mẫu thang

Phương này bỏ Quế, Cam gia Nhân sâm, Bào phụ tử sắc nước gọi là Sâm phụ long cốt thang tức là biến phương ôn thông tâm dương thành phương ôn bổ thận dương, là một phương thuộc đại phong (rất kín đáo) đại cố.

Chỉ thấu tán

Tùy chứng gia giảm. Nếu đau đầu, mũi tắc sợ lạnh, có biểu hàn nên gia Phòng phong, Tô diệp, Sinh khương phát tán biểu tà.

Kinh phong bại độc tán

Bài này dùng Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong để tán ôn giải biểu, phát tán phong hàn ghép thêm Độc hoạt để ôn thông kinh lạc.

Xuyên khung trà điều tán

Đặc điểm của phương này là tập trung nhiều loại thuốc khu phong tán hàn, lấy sự tán phong tà để chữa nhức đầu.

Ngọc lộ tán (Nghiệm phương)

Có thể dùng dầu vừng, nước Cúc hoa, nước Ngân hoa, nước sôi để nguội hòa thuốc trên để đắp vào chỗ đau. Cũng có thể dùng Va dơ lin (phàm sĩ lâm) 8/10, Ngọc lộ tán 2/10 điều lẫn thành cao mà đổ.

Ngọc khu đan

Cảm nhận khí uế trọc (sa khí) ngộ độc trong ăn uống, nôn cấp tính hoặc buồn lợm nôn khan, muốn nôn không nôn được, muốn tả không tả được.

Bình vị tán

Đây là phương căn bản để táo thấp kiện tỳ. Trên lâm sàng, nếu rêu lưỡi dày nhớt mà hoạt nhuận, miệng không khát, tứ chi mỏi mệt, ngực bụng chướng đầy, đại tiện nhão là thấp thịnh dùng phương này rất hợp: Can, khương táo có thể bỏ.

Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn

Bài này là phương thuốc tiêu biểu để chữa các chứng ho, thở, thủy, mãn do thủy ẩm, đình trệ gây nên. Hai vị Phòng kỷ.