Chỉ truật hoàn

2013-05-20 10:00 AM

Bài này dùng Bạch truật kiện tỳ, Chỉ thực tiêu đầy chướng nhưng liều lượng Bạch truật gấp đôi Chỉ thực.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Chỉ thực                           1 lạng.

2.  Lá sen bao cơm nung khô, nghiền nhỏ làm hoàn.

3.  Bạch truật                        2 lạng

Cách dùng

Mỗi lần dùng 6-12 gam, ngày 2 lần uống với nước đun sôi.

Công dụng

Kiện tỳ vị, tiêu đầy chướng.

Chữa chứng bệnh

Tỳ vị hư nhược, tiêu hóa không tốt, ẩm thực đình trệ, bụng đầy chướng, đại tiện nhão hoặc không thông sướng.

Giải bài thuốc

Bài này dùng Bạch truật kiện tỳ, Chỉ thực tiêu đầy chướng nhưng liều lượng Bạch truật gấp đôi Chỉ thực, dùng lá sen có hương thơm bọc cơm nung khô chế thành hoàn là phương thuốc thanh dương đi lên mà hòa dưỡng vị khí, cho tiêu ra ngoài, với người tỳ vị yếu, ăn uống đình trệ, dưới vùng tim đầy chướng thì bổ mà không trệ khi, tiêu mà không tổn thương chính.

Hiện nay bài thuốc chữa bệnh rộng dạ dày, sa dạ dày cũng có hiệu quả nhất định.

Cách gia giảm

Gia Lục khúc, Mạch nha gọi là Khúc mạch chỉ truật hoàn chữa bụng ăn uống quá nhiều, bụng chướng đầy khó chịu. Gia Bán hạ, Trần bì gọi là Quật bán chỉ truật hoàn, chữa tỳ hư đờm trệ, ăn uống không tiêu, khí trệ đầy chướng, gia Sa nhân, Mộc hương gọi là Hương sa chỉ truật hoàn có tác dụng phá khí trệ, tiêu đồ ăn, khai vị ăn ngon.

Phụ phương

Chỉ truật thang:

Dùng 7 quả Chỉ thực, Bạch truật 2 lạng (theo liều lượng của sách Kim quỹ yếu lược về sau xuống 1 lạng, hiện nay dùng 12 gam).

Nguyên chữa “dưới tim rắn chắc, to như cái thúng, do thủy ẩm gây nên”, chủ trị chứng tỳ nhược khí trệ, mất sự tiêu hóa, dẫn đến thủy bĩ kết dưới vùng tim nên Chỉ thực tiêu bĩ, Bạch truật kiện tỳ. Bài này vị thuốc cơ bản giống bài Chỉ truật hoàn, nhưng liều lượng Chỉ thực gấp đôi Bạch truật. Về sau Trương Nguyên Tố cho rằng Chỉ thực tước mòn, không nên dùng nhiều, dùng lâu nên đảo ngược liều lượng lại để Bạch truật gấp đôi Chỉ thực đổi thang thành hoàn gọi là Chỉ truật hoàn. Xưa nay cho rằng Chỉ truật hoàn bổ nặng hơn tiêu so với bài Chỉ truật thang nguyên gốc hợp lý hơn nhưng căn cứ dược lý hiện đại thực nghiệm, Chỉ thực có tác dụng làm tăng sức co bóp của vị tràng nên khi chữa sỏi mật, sa dạ dày, sa tử cung và tràng vị mất chức năng điều hòa thì tất phải dùng nó làm thuốc chủ. Cái gọi là “thủy ẩm” mà bài thuốc này điều trị biểu hiện lâm sàng sa dạ dày, nguyên bài thuốc có chú thích rõ sau khi dùng thuốc trong bụng phải mềm mới là biểu hiện có hiệu quả. Những năm gần đây kết quả lâm sàng cho biết, bài thuốc này chữa sa dạ dày hiệu quả của nó tốt hơn Chỉ truật hoàn. Vì vậy, có thể cho rằng, nếu chữa sa dạ dày nên dùng nhiều Chỉ thực, Chỉ thực tiêu bĩ có Bạch truật phù trợ, là nặng bổ hơn tiêu, có thể tiêu mà không thương tổn chính, nếu chữa tiêu hóa không tốt nên dùng nhiều Bạch truật, Bạch truật kiện tỳ có Chỉ thực phù trợ là nặng tiêu hơn bồ, có thể bổ mà không trệ khí.

Bài viết cùng chuyên mục

Bằng băng tán (Nghiệm phương)

Thổi thuốc vào vết thương. Nếu thuốc có vào họng, ăn nuốt không sao cả. Công dụng: Thanh hỏa, tiêu viêm.

Tăng dịch thang

Bài này nguyên chữa do nhiệt bệnh mà hao tổn tân dịch dẫn đến đại tiện bí kết khác với bài Thừa khí thang công hạ, thích hợp với chứng.

Tứ vật thang

Từ vật thang là phương thuốc bổ huyết kèm thêm hoạt huyết, người xưa nói nó là “phương thuốc chuyên về điều huyết can kinh”.

Phi tử quán chúng thang

Phương này dùng Phi tử, Binh lang, Quán chúng, Đại toán đều là các vị thuốc sát trùng. Phi tử, Quán chúng hay dùng chữa giun móc câu. Hồng tất vào huyết phận để thanh nhiệt giải độc tán kết, tiêu thũng, thường dùng chữa trường ung.

Tiêu ung thang (Tiên phương hoạt mệnh ẩm)

Toàn phương có công năng thanh nhiệt giải độc hoạt huyết tiêu ung, gia thêm rượu vì “tửu năng hành dược tính”; khiến cho sức thuốc chóng tới nơi có bệnh.

Huyết phủ trục ứ thang

Phương này là hợp phương của Đào hồng tứ vật thang với Tứ nghịch tán (Sài, thược, chỉ thực, Cam thảo) lại gia thêm Cát cánh, Ngưu tất.

Hữu quy hoàn

Bài này từ Phụ quế bát vị hoàn biến hóa đi, tức là lấy Tả quy hoàn làm cơ sở, bỏ Ngưu tất, cao Quy bản, gia thêm Phụ tử, Nhục quế, Đương quy, Đỗ trọng.

Ước tý thang

Chủ trị phong hàn thấp tý, tay chân, mình, khớp xương đau nhức hoặc tê nặng, gặp nóng thì giảm đau, gặp ngày mưa ngày rét thì nặng, có phù cục bộ và phát nhiệt.

Đại sài hồ thang

Bài này là Tiểu sài hồ thang bỏ Nhân sâm, Cam thảo gia Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược mà thành, kết hợp giữa hòa giải và hoãn hạ, có tác dụng sơ giải, hòa lý, tiết nhiệt, tiêu đạo.

Hoắc hương chính khí tán

Cảm phải thử thấp, ngoài sợ lạnh phát sốt đau đầu (biểu chứng), trong thì ngực sườn đầy tức lợm lòng kém ăn, hoặc ỉa chảy, miệng nhạt miệng ngọt, rêu nhớt là do thấp trọc gây trở ngại.

Ma hạnh thạch cam thang

Hạnh nhân, Cam thảo trợ Ma hoàng bình suyễn chỉ khái. Đó là phối hợp tân lương với tân ôn mà có phương này.

Trúc diệp thạch cao thang

Khi vị khí, vị âm không đủ mà chứng vị nhiệt không biểu hiện rõ (như miệng hôi, lưỡi nứt) có thể bỏ Thạch cao, lưỡi sáng bóng như gương, có thể thêm Thanh học tươi, Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch.

Phân loại tác dụng bài thuốc đông y

Ngoài ra, còn có bài thông dụng và bài chuyên dụng như bài Kiện tỳ ích khí thang bổ khí, bài Tứ vật thang bổ huyết, Lục vị địa hoàng hoàn bổ âm, Quế phụ bát vị hoàn bổ dương đều là bài thông dụng, phạm vi sử dụng rất là rộng rãi.

Tang cúc ẩm

Trong thuốc thanh nhiệt chỉ dùng Liên kiều mà chưa dùng Ngân hoa thì tác dụng thanh nhiệt cũng yếu; về thuốc thông phế ghép.

Thăng đan (dược)

Thăng hoa thuần túy có dược tính quá mạnh. Trên lâm sàng khi ứng dụng phải gia Thạch cao chín nghiền bột thường từ 11-20% hòa vào mà dùng. Nếu chỗ thịt thối chưa thoát ra hết, đều phải dùng từ 30-50% hàm lượng Thăng đan.

Định xuyễn thang

Bạch quả liễm phế định suyễn. Ma hoàng tuyên phế bình suyễn làm chủ dược. Một mở, một đóng, phát huy được tác dụng trị hen suyễn.

Dũ đới hoàn (Thư thụ căn hoàn)

Các vị tán bột, dùng bột gạo nếp từ 10-20% quấy thành hồ luyện thuốc bột thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 4-12 gam. Ngày 1-2 lần với nước chín.

Dưỡng tạng thang

Phương này lấy các vị thuốc cố sáp chỉ tả làm chủ dược. Cho nên các chủ vị Anh túc xác, Kha tử là sáp dược đặc biệt dùng nhiều, lại phối ngũ với sâm, truật, thảo để bổ khí kiện tỳ.

Linh quế truật cam thang

Đây là 1 phương kiện tỳ khứ thấp, ôn hóa đàm ẩm, để chữa chứng tỳ không kiện vận, khí không hóa được thủy, thấp tụ thành đàm gây ho khí súc.

Thanh nga hoàn

Bổ cốt chỉ tân khổ đại ôn, ôn thận tráng nguyên dương, Hồ đào nhục bổ mệnh môn hỏa, nạp thận khí.

Hoàng liên giải độc thang

Bài này dùng 3 vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá có được tính khổ hàn để tả thực nhiệt ở Thượng trung, hạ tiêu lại phối hợp với Chi tử.

Cấu tạo một bài thuốc đông y

Căn cứ đặc điểm của bệnh, cân nhắc chọn vị thuốc chủ, chọn những vị thuốc khác, ghép vào để vị thuốc chủ phát huy được tác dụng cần thiết.

Nhất quán tiễn

Can là cương tạng (tạng cứng) tính thích nhu nhuận, nếu can khí bất thư, can vị bất hòa thì sinh ra chứng sườn đau, dạ dày đau.

Sài cát giải cơ thang

Bài này lấy Cát căn, Sài hồ để tân tán thanh nhiệt và lấy Khương hoạt để tân ôn phát biểu nhằm giải tỏa biểu tà để người và xương khỏi đau.

Thấu nùng tán

Các loại ung thư nhọt độc đã thành mủ mà chưa vỡ tất phải dùng đến. Phương này lấy hai vị ấy làm thành phần chủ yếu để lập phương tễ thấu nùng.