Triệt sản kế hoạch hóa gia đình

2012-11-13 09:53 AM

Sau phẫu thuật, hoạt động phóng tinh vẫn xảy ra như bình thường, nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng, vì tinh trùng không thể đi qua ống dẫn tinh nên được tinh hoàn hấp thụ trở lại.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Triệt sản là những giải pháp tránh thai hầu như vĩnh viễn, chỉ áp dụng với một số đối tượng hạn chế đã xác định chắc chắn là không có nhu cầu sinh con nữa. Triệt sản có thể được áp dụng ở nam giới hay nữ giới, tùy theo sự chọn lựa của hai người.

Triệt sản nam

Triệt sản nam được thực hiện bằng phẫu thuật thắt ống dẫn tinh. Hai ống dẫn tinh ở hai bên dẫn tinh trùng từ tinh hoàn ra được cắt đứt hẳn và thắt chặt lại. Phẫu thuật được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng, chỉ cần khoảng 15 – 20 phút, và chỉ cần gây tê tại chỗ. Phẫu thuật có rất ít nguy cơ và biến chứng so với triệt sản nữ.

Sau phẫu thuật, hoạt động phóng tinh vẫn xảy ra như bình thường, nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng, vì tinh trùng không thể đi qua ống dẫn tinh nên được tinh hoàn hấp thụ trở lại. Trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật, khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra do lượng tinh trùng còn sót lại trong ống dẫn tinh. Qua thời gian này, cần thực hiện khảo sát mẫu tinh dịch để đảm bảo chắc chắn là hoàn toàn không có tinh trùng. Sau đó, cặp vợ chồng này không cần dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào khác nữa.

Trong khoảng 2.000 ca triệt sản theo cách này, có thể có xảy ra 1 trường hợp xuất hiện tinh trùng trở lại trong tinh dịch, thường là sau một thời gian dài. Đó là do những đầu ống dẫn tinh bị cắt rời đã tự động dính lại với nhau. Để xử trí, người ta thực hiện phẫu thuật trở lại lần nữa.

Trong trường hợp người triệt sản thay đổi ý định ban đầu và muốn sinh con, có thể tiến hành phẫu thuật nối các ống dẫn tinh trở lại, nhưng mức độ thành công chỉ đạt khoảng 50% mà thôi. Do đó, người quyết định triệt sản cần được báo trước về điều này để cân nhắc kỹ hơn quyết định của mình.

Triệt sản nữ

Triệt sản nữ được thực hiện bằng cách thắt hoặc cắt vòi trứng để ngăn đường tinh trùng đi đến gặp trứng. Phẫu thuật thường được thực hiện trong bệnh viện, bệnh nhân nhập viện trước một ngày và được theo dõi một ngày sau phẫu thuật trước khi xuất viện.

Phương pháp triệt sản nữ thường được chọn lựa khi:

Người phụ nữ quyết định chắc chắn là không muốn sinh con nữa và không muốn sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào khác.

Người phụ nữ ở vào tình trạng nếu mang thai sẽ đe dọa đến sức khỏe bản thân hoặc có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh di truyền nặng.

Phẫu thuật triệt sản nữ có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như qua soi ổ bụng hoặc rạch da dưới rốn để mở đường vào ổ bụng. Cũng có thể cắt và thắt vòi trứng qua đường rạch ở âm đạo...

Tỷ lệ thất bại của phương pháp này rất thấp, chỉ vào khoảng 5 trên 10.000 trường hợp. Những trường hợp có thai sau khi đã triệt sản thường là thai ngoài tử cung.

Trong trường hợp người phụ nữ triệt sản thay đổi ý định ban đầu và muốn sinh con, có thể tiến hành vi phẫu thuật để phục hồi khả năng sinh sản, với tỷ lệ thành công vào khoảng 70 – 75%.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ

Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất tinh sớm

Trong kỹ thuật này, người đàn ông ngừng mọi sự kích thích ngay khi có cảm giác gần xuất tinh, và thư giãn trong khoảng 30 giây.

Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp

Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.

Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em

Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến

Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rong kinh

Thăm khám vùng chậu để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như u buồng trứng hay u tử cung... Có thể siêu âm vùng chậu nếu cần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị không đạt cực khoái

Khoảng 30 – 50% phụ nữ có một quãng thời gian nhất định nào đó trong đời khi mà việc giao hợp rất khó đạt đến cực khoái.

Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai

Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá

Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ sơ sinh

Tìm các dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ có thể nắn sửa, thóp trước đầy lên bất thường có thể gợi ý tràn dịch màng não và cần phải siêu âm chẩn đoán ngay.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Tranh thai đối với phụ nữ sau sinh

Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh

Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét

Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS

Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh

Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Thực hành chẩn đoán có thai

Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc

Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.

Thực hành những vấn đề khi cho con bú

Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.

Thực hành tránh thai sau giao hợp

Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.