- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Tránh thai bằng tính vòng kinh
Tránh thai bằng tính vòng kinh
Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cơ sở của quy luật
Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ liên quan chặt chẽ đến khả năng thụ thai. Nói cách khác, chính chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ điều khiển và quyết định những thời điểm mà người phụ nữ có thể thụ thai.
Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ gia tăng, lớp nội mạc tử cung dày lên, chuẩn bị điều kiện để có thể đón trứng đã thụ tinh từ vòi trứng xuống làm tổ. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tăng sinh, có thời gian khoảng 14 ngày, nhưng thường thay đổi tùy theo chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn ở mỗi người.
Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, trứng trưởng thành hoàn toàn (trứng chín) và rụng, hàm lượng progesteron gia tăng, làm cho các tế bào nội mạc tử cung phình to và giữ nước, tạo điều kiện dễ dàng để trứng đã thụ tinh có thể bám vào làm tổ. Ngoài ra, khi trứng rụng, chất nhầy ở cổ tử cung từ dạng sền sệt bắt đầu trở nên loãng, dai và nhớt, tạo điều kiện dễ dàng cho tinh trùng đi qua và di chuyển vào tử cung để lên vòi trứng. Giai đoạn tiếp theo này được gọi là giai đoạn chế tiết, thường có thời gian ổn định là 14 ngày.
Sau thời kỳ trứng rụng, nếu không có trứng thụ tinh, nghĩa là không xảy ra thụ thai, khả năng sản xuất estrogen và progesteron tại buồng trứng sẽ giảm thấp. Các tế bào sũng nước của nội mạc tử cung không cần thiết nữa, tự động bong tróc ra. Tử cung co bóp đẩy các mảnh nội mạc và máu xuống âm đạo, bắt đầu giai đoạn hành kinh với một lượng máu kinh nguyệt và các mảnh nội mạc được đưa ra theo đường âm đạo. Trong trường hợp có xảy ra thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ đến bám vào nội mạc tử cung và làm tổ, hiện tượng kinh nguyệt mất đi như dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai.
Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp. Khi giai đoạn hành kinh vừa chấm dứt (sạch kinh), cổ tử cung giảm tiết chất nhầy và người phụ nữ cảm thấy âm đạo khô. Sau đó, chất nhầy dần dần xuất hiện ở dạng sền sệt, tạo cảm giác ẩm ướt ở âm đạo.
Toàn bộ chu kỳ kéo dài trung bình khoảng 28 ngày, có thể ngắn hơn ở một số người và dài hơn ở một số người khác, có thể dao động trong khoảng 24 – 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt dù ngắn hay dài nhưng luôn duy trì được tính ổn định, đều đặn là dấu hiệu của một sức khỏe tốt. Khi có các bệnh gây rối loạn kinh nguyệt thì chu kỳ này sẽ thay đổi thất thường, không còn đều đặn nữa.
Mỗi chu kỳ kinh nguyệt được tính khởi đầu (ngày thứ nhất) từ ngày bắt đầu hành kinh, kéo dài cho đến ngày cuối cùng trước ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ kế tiếp.
Phương pháp tính ngày
Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt, ngày rụng trứng được tính toán là vào ngày thứ 14 trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới. Tuy nhiên, để sự tính toán này được chính xác, yêu cầu quan trọng là người phụ nữ phải có kinh nguyệt điều hòa, ổn định.
Tinh trùng sau khi xuất tinh có khả năng sống trong cơ thể người phụ nữ từ 4 – 6 ngày, trứng sau khi rụng có thể tiếp tục sống từ 1 – 2 ngày, nên sự giao hợp vào khoảng 6 ngày trước khi trứng rụng và 2 ngày sau khi trứng rụng cũng có khả năng thụ thai. Thời gian trứng rụng có thể dao động trong khoảng 2 – 3 ngày. Như vậy, thời gian có thể thụ thai được tính toán là khoảng 11 ngày, kéo dài từ trước khi trứng rụng 6 ngày và sau khi trứng rụng 2 ngày.
Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường có sự dao động mỗi tháng, nên ngày khởi đầu mỗi kỳ kinh có thể sớm hơn hoặc muộn hơn, mỗi kỳ kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Để đảm bảo tính an toàn, người sử dụng phương pháp tính ngày phải ghi chép lại ít nhất là 6 chu kỳ kinh nguyệt liên tục, qua đó xác định chu kỳ kinh dài nhất và chu kỳ kinh ngắn nhất. Giả sử mức độ chênh lệch giữa 2 chu kỳ này là 5 ngày, thời gian có thể thụ thai sẽ được tính toán là: 11 + 5 = 16 ngày.
Theo sự tính toán trên, những ngày có khả năng thụ thai sẽ là những ngày phải tránh giao hợp. Thực tế cho thấy là mức độ hiệu quả của phương pháp tính ngày rất hạn chế, vì tính chất phức tạp và những ngày “kiêng cữ” kéo dài. Hơn nữa, theo bản năng tự nhiên thì những ngày “kiêng cữ” này lại là những ngày mà người phụ nữ gia tăng sự ham muốn tình dục nên rất khó kiềm chế. Vì thế, người ta lấy phương pháp này làm cơ sở và áp dụng thêm một số phương pháp khác nữa để tìm ra một cách chính xác hơn những ngày “giao hợp an toàn”.
Phương pháp theo dõi nhiệt độ cơ thể
Dựa vào sự tăng thân nhiệt từ 0,3 – 0,50C sau khi trứng rụng, phương pháp này xác định sau khi nhiệt độ đã tăng ổn định được 3 ngày thì giao hợp bắt đầu an toàn. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác cũng có thể làm cho thân nhiệt tăng, vì thế vẫn phải lấy phương pháp tính ngày ở trên làm nền tảng, xác định tương đối giai đoạn rụng trứng, sau đó mới sử dụng kết quả theo dõi nhiệt độ cơ thể để xác định chính xác hơn ngày rụng trứng.
Theo phương pháp này, khi xác định thân nhiệt tăng ổn định được 3 ngày liên tục thì có thể bắt đầu giai đoạn giao hợp an toàn, kéo dài cho đến khi bắt đầu kỳ kinh kế tiếp.
Phương pháp theo dõi chất nhầy cổ tử cung
Dựa vào tính chất thay đổi của dịch nhầy cổ tử cung, phương pháp này xác định 3 giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ:
Giai đoạn khô: Là khoảng vài ba ngày sau khi sạch kinh, hàm lượng estrogen giảm mạnh làm cho cổ tử cung tiết ra rất ít dịch nhầy, người phụ nữ có cảm giác khô âm đạo rất rõ rệt.
Giai đoạn ướt: Là thời gian gần lúc rụng trứng, khi lượng estrogen ngày càng được gia tăng, làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung tiết ra ngày càng nhiều hơn. Người phụ nữ có cảm giác ẩm ướt trong âm đạo. Lượng dịch nhầy tiếp tục gia tăng và ngày càng loãng hơn, cho đến thời điểm trứng rụng thì dịch nhầy trở nên loãng, nhớt và rất dai. Một giọt chất nhầy vào thời điểm này nếu đặt giữa hai ngón tay rồi nhẹ nhàng kéo dài ra sẽ có khả năng tạo thành một sợi dài khoảng 8 – 12cm.
Giai đoạn sau rụng trứng: Do lượng progesteron gia tăng, dịch nhầy ở cổ tử cung bắt đầu trở nên đặc hơn, ít dần đi, có màu đục và dính. Cảm giác khô âm đạo dần dần trở lại, kéo dài cho đến giai đoạn hành kinh kế tiếp.
Theo phương pháp này, giao hợp có thể an toàn trong giai đoạn khô và khoảng 4 ngày sau khi dịch nhầy bắt đầu xuất hiện ở âm đạo. Thời kỳ tránh giao hợp kéo dài cho đến khoảng 4 ngày sau khi có dịch nhầy loãng và dai báo hiệu thời điểm rụng trứng. Giao hợp an toàn trong giai đoạn sau rụng trứng, kéo dài đến kỳ kinh kế tiếp.
Vận dụng kết hợp
Dựa vào ưu và nhược điểm của các phương pháp trên, có thể đưa ra một phương pháp vận dụng kết hợp những điểm dễ nhận biết nhất để xác định các thời điểm giao hợp an toàn như sau:
Giao hợp an toàn bắt đầu sau giai đoạn hành kinh, kéo dài cho đến khi chất nhầy bắt đầu xuất hiện ở âm đạo thì chấm dứt.
Sau khi chất nhầy chuyển sang trạng thái loãng và dai, theo dõi thân nhiệt để xác định sự gia tăng nhiệt độ. Khoảng 4 ngày sau khi chất nhầy đã hết loãng và dai, và ít nhất là thân nhiệt đã tăng ổn định được 3 ngày, giao hợp an toàn có thể tiếp tục và kéo dài cho đến kỳ kinh kế tiếp.
Ưu - nhược điểm
Như đã nói, ưu điểm của biện pháp tránh thai này là hoàn toàn tự nhiên, không có tác dụng phụ, do đó có thể áp dụng cho bất cứ đối tượng nào.
Nhược điểm của biện pháp này là nếu không có sự tuân thủ nghiêm ngặt sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại.
Mặt khác, biện pháp này có thể gây khó chịu cho một số người về mặt sinh lý bởi vì giai đoạn “kiêng cữ” (quanh thời điểm rụng trứng) cũng chính là giai đoạn mà ham muốn tình dục của người phụ nữ lên cao nhất.
Hiệu quả tránh thai của biện pháp này thường rất cao vào giai đoạn sau khi rụng trứng, nhưng có thể chỉ tương đối vào giai đoạn trước khi rụng trứng. Do đó, tỷ lệ thất bại có thể lên cao vào giai đoạn này.
Để khắc phục những nhược điểm của biện pháp này, người sử dụng có thể dùng kết hợp với một biện pháp tránh thai khác nữa, chẳng hạn như sử dụng bao cao su.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy
Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.
Thực hành chẩn đoán và điều trị khàn tiếng
Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản, chẳng hạn như những người diễn thuyết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm
Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán có thai
Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.
Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em
Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.
Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em
Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.
Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS
Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp xảy ra đột ngột và rất nhanh gọi là tăng nhãn áp cấp tính, do góc hẹp ở rìa giác mạc làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng dịch thể. Vì thế, bệnh còn được gọi là tăng nhãn áp góc đóng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm
Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khi máu từ tim được bơm vào các động mạch tạo nên áp lực cao nhất, chỉ số đo được gọi là huyết áp tâm thu. Đây là con số lớn hơn được đặt trước dấu vạch.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai
Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).
Thực hành chẩn đoán và điều trị nấm candida
Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, chẳng hạn như huyết trắng hoặc các mảng trên niêm mạc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh
Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh
Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run
Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt
Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.
Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh
Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực
Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).
Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục
Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.