- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành tránh thai sau giao hợp
Thực hành tránh thai sau giao hợp
Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các biện pháp tránh thai sau giao hợp là các biện pháp cần sử dụng trong những trường hợp để ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn sau khi đã thực hiện việc giao hợp trong một điều kiện thiếu an toàn, không dùng các biện pháp tránh thai hoặc vào thời điểm mà biện pháp tránh thai đang dùng không đảm bảo tác dụng. Hiện có 2 biện pháp tránh thai sau giao hợp thường được sử dụng là sử dụng hormon và sử dụng dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung.
Sử dụng hormon
Dạng viên uống chứa hormon với liều lượng thích hợp, được dùng trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp, có tác dụng ngăn không cho trứng làm tổ. Thuốc không thể đạt hiệu quả 100% (tỷ lệ thất bại khoảng 1 – 2%) nên sau đó một tháng cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để xác định việc có thai hay không.
Các tác dụng phụ có thể:
Buồn nôn. Nếu có nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, có thể thuốc uống vào không đảm bảo tác dụng, cần dùng thêm một liều khác.
Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.
Trong trường hợp có thai, việc dùng thuốc này chưa được chứng minh là không ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Để đạt hiệu quả tránh thai sau giao hợp, sử dụng ngay 2 viên thuốc có chứa 250μg levonorgestrel và 50μg ethinyl- estradiol, chẳng hạn như Schering PC4 hay Ovran 50. Sau đó 12 giờ, uống tiếp 2 viên nữa.
Trong các trường hợp bị chống chỉ định tuyệt đối với estrogen, có thể dùng 0,6mg levonorgestrel trong vòng 12 giờ sau khi giao hợp, tương đương với một liều 20 viên Microval (mỗi viên chứa 0,03mg levonorgestrel).
Dùng dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung (hay vòng tránh thai) có thể có tác dụng tránh thai sau giao hợp nếu được dùng trong vòng 5 ngày sau khi giao hợp. Mặc dù có một số chống chỉ định đối với phương pháp này như sẽ đề cập ở phần kế tiếp, nhưng nếu được dùng với mục đích tránh thai sau giao hợp, một vài trường hợp chống chỉ định vẫn có thể được áp dụng như:
Phụ nữ có tiền sử thai ngoài tử cung.
Phụ nữ chưa từng sinh con.
Phụ nữ bị viêm vùng chậu trong thời gian gần đây (với điều kiện đang được điều trị bằng kháng sinh).
Cần chú ý là các trường hợp trên thuộc về những đối tượng chống chỉ định nếu dùng vòng tránh thai như một biện pháp tránh thai lâu dài.
Nếu được đặt vào tử cung trong vòng 5 ngày sau khi giao hợp, biện pháp này đạt hiệu quả tránh thai 100%. Vòng tránh thai được lấy ra sau kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt
Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nứt hậu môn
Nứt hậu môn có thể có một số triệu chứng giống như trĩ, nhưng điều khác biệt là vết nứt có thể quan sát thấy ở vùng hậu môn. Khám bằng tay có thể làm cho bệnh nhân rất đau đớn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt
Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.
Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da
Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.
Chảy nước mắt bất thường
Trường hợp thứ hai do tắc nghẽn kênh dẫn lưu nước mắt. Những nguyên nhân có thể là: nhiễm trùngđường hô hấp trên, mí mắt quặm.
Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp
Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.
Viên uống tránh thai kết hợp
Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.
Thực hành chẩn đoán và điều trị RH âm khi mang thai
Những bà mẹ có Rh âm cần được tiêm kháng thể chống yếu tố D (kháng D) sau khi sinh để ngừa sự phát triển của kháng thể kháng D.
Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị
Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai
Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất tinh sớm
Trong kỹ thuật này, người đàn ông ngừng mọi sự kích thích ngay khi có cảm giác gần xuất tinh, và thư giãn trong khoảng 30 giây.
Khái niệm về các biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng
Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.
Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là những trường hợp bệnh hết sức phổ biến, đặc biệt thường gặp hơn ở trẻ em, bao gồm các viêm nhiễm tác động vào mũi, họng, xoang và thanh quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS
Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm
Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em
Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.
Thực hành những vấn đề khi cho con bú
Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.