- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành những vấn đề khi cho con bú
Thực hành những vấn đề khi cho con bú
Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên. Vì thế, ngoài các biện pháp cụ thể để xử trí trong từng trường hợp, người mẹ cũng cần được giải thích và trấn an về từng vấn đề để có thể thực sự yên tâm là sẽ không có gì nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe đứa bé.
Ít sữa
Xảy ra ở hầu hết các bà mẹ mới có con lần đầu tiên, và điều này là hoàn toàn bình thường. Bầu vú mẹ hoạt động theo cơ chế tương quan giữa cung và cầu, và chỉ bắt đầu tiết ra nhiều sữa khi được kích thích bởi những lần trẻ bú. Vì thế, chỉ đơn giản là tiếp tục cho trẻ bú, không bao lâu dòng sữa tiết ra sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân khác cũng có thể gây hiện tượng ít sữa và cần hiểu rõ để có biện pháp xử trí thích hợp.
Nguyên nhân
Những lần cho bú đầu tiên, bầu vú chưa được kích thích nên tiết sữa hạn chế.
Người mẹ quá mệt mỏi vào lúc cho con bú, nhất là những lần cho bú về đêm.
Người mẹ có nhiều căng thẳng về tâm lý, bực tức, lo âu hoặc sợ hãi. Yếu tố tâm lý rất quan trọng trong việc làm cho sự tiết sữa giảm đi. Sự thay đổi tâm lý sau khi sinh thường làm người mẹ khó ngủ về đêm, góp phần tăng thêm sự mỏi mệt. Ngoài ra, môi trường tình cảm không tốt đẹp, thiếu sự cảm thông của những người chăm sóc có thể tạo nên tâm lý bực tức, buồn nản. Khi bú không đủ sữa, trẻ khóc nhiều càng làm cho người mẹ lo lắng, căng thẳng hơn, và do đó sữa càng ít đi.
Chế độ ăn uống không hợp lý, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho người mẹ.
Trẻ không được cho bú đều đặn, thường là do có cho trẻ bú dặm thêm sữa bình.
Chẩn đoán
Tình trạng ít sữa thường được nhận ra do biểu hiện không thỏa mãn của đứa trẻ khi được cho bú. Trẻ thường khóc nhiều khi mút không đủ sữa từ vú mẹ. Người mẹ cũng có thể nhận biết khi vú tiết ít sữa.
Tìm hiểu các yếu tố liên quan, thời gian biểu sinh hoạt hằng ngày của người mẹ, các yếu tố tâm sinh lý... để xác định nguyên nhân gây ít sữa.
Xử trí
Xử trí từng trường hợp tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây ít sữa.
Nếu ít sữa trong những lần cho bú đầu tiên, chỉ cần tiếp tục cho trẻ bú, sữa sẽ tiết ra ngày càng nhiều hơn.
Người mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là không để thiếu ngủ. Trong những tháng đầu tiên, trẻ có nhu cầu bú khi đói, nên thường là những lần bú của trẻ cách nhau một quãng thời gian nào đó, bất kể là ngày hay đêm. Điều này thường làm cho người mẹ mệt mỏi vì giấc ngủ đêm bị gián đoạn. Do đó, người mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày để bù lại. Khi giảm bớt hoặc xóa bỏ được sự mệt mỏi vào lúc cho con bú, việc tiết sữa sẽ được cải thiện đáng kể.
Tạo môi trường tình cảm, tâm lý tốt đẹp hơn. Những người chăm sóc cho người mẹ cần có sự cảm thông thích hợp, chia sẻ những ưu tư lo lắng của người mẹ trẻ và an ủi, khuyến khích người mẹ vượt qua những căng thẳng về tâm lý. Bản thân người mẹ cũng cần được giải thích về điều này để tự mình cố gắng duy trì một trạng thái tâm lý quân bình, thoải mái. Điều đó sẽ giúp cho hoạt động tiết sữa trở lại bình thường.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người mẹ. Những quan điểm kiêng khem trước đây thường không có cơ sở khoa học và rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Người mẹ cần được ăn đầy đủ các thức ăn giàu dinh dưỡng mới có thể đủ sữa cho con bú.
Do sự tiết sữa phụ thuộc vào sự kích thích của những lần cho trẻ bú, nên cần phải cho trẻ bú không hạn chế, bất cứ khi nào trẻ đói. Mỗi lần cho trẻ bú, bầu vú được kích thích sẽ tạo điều kiện tiết sữa nhiều hơn. Ngược lại, nếu vì sợ trẻ bú không đủ sữa mà cho trẻ bú dặm sữa bình, bầu vú sẽ không nhận được những kích thích đủ để tiếp tục tiết ra nhiều sữa, và do đó sữa ngày càng ít đi.
Đau nứt đầu vú
Thường là do tư thế ngậm núm vú của trẻ không đúng. Cần phải cho trẻ ngậm hết cả quầng vú, đầu vú sát với vòm miệng trẻ để tránh sự cọ sát với lưỡi. Nên cho trẻ bú liên tục đến khi no sữa, không gián đoạn những lần bú của trẻ.
Thường thì các loại kem thoa, thuốc mỡ bôi tại chỗ rất ít khi có hiệu quả.
Có thể dùng sữa mẹ bôi lên chỗ đầu vú đau và để cho khô đi.
Thường xuyên giữ núm vú khô cũng hạn chế đau đầu vú.
Đừng để bầu vú quá căng. Nếu chưa đến giờ trẻ bú mà bầu vú quá căng, có thể nặn bớt ra một ít sữa.
Căng tức vú
Cho trẻ bú đúng tư thế.
Cho trẻ bú thường xuyên.
Vắt bớt sữa ra nếu vú căng tức vào lúc trẻ không bú.
Dùng vải mềm thấm nước ấm đắp lên bầu vú có thể làm giảm nhẹ sự căng tức.
Trong một số trường hợp, đắp khăn lạnh lên bầu vú sau mỗi lần cho bú cũng có hiệu quả.
Viêm vú
Nguyên nhân
Có thể do nhiễm trùng qua đầu núm vú, xảy ra trong tháng đầu tiên cho con bú.
Viêm vú cũng có thể là do sự thay đổi nồng độ các hormon trong cơ thể.
Khoảng một nửa số trường hợp có thể không do nhiễm khuẩn, thường liên quan đến tư thế cho con bú, tình trạng căng tức vú hoặc tắc ống dẫn sữa.
Chẩn đoán
Vú bị viêm thường sưng đỏ, sờ thấy nóng ấm, gây đau.
Nếu viêm do nhiễm trùng, thường kèm theo sốt.
Có thể dẫn đến áp-xe vú.
Điều trị
Kiểm tra tư thế cho trẻ bú. Cần cho trẻ bú đúng tư thế.
Nếu chỉ đau một bên vú, cho trẻ bú vú đau trước.
Xoa bóp bầu vú trong lúc đang cho trẻ bú có thể làm tăng dòng chảy của sữa về đầu vú, giảm bớt sự căng tức.
Nặn bớt sữa để giảm căng tức vào lúc trẻ không bú.
Hạn chế tiết sữa
Sự tiết sữa sẽ giảm đi một cách hoàn toàn tự nhiên khi người mẹ không cho con bú trong vòng 5 ngày.
Nếu cần hạn chế tiết sữa sớm hơn, chẳng hạn như trong trường hợp đứa trẻ chết sau khi sinh, có thể dùng bromocriptin 2,5mg mỗi ngày một lần trong 2 – 3 ngày. Sau đó tăng lên 2 lần mỗi ngày trong 2 tuần.
Trường hợp xác định nhiễm trùng, có thể điều trị bằng flucloxacillin 500mg mỗi ngày 4 lần, hoặc thay bằng erythromycin nếu bệnh nhân dị ứng với nhóm penicillin. Có thể dùng kèm thuốc giảm đau. Cần chú ý là việc điều trị bằng kháng sinh có thể làm thay đổi mùi vị của sữa và có thể gây tiêu chảy cho đứa bé.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá
Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.
Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng
Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật
Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực
Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh
Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan A
Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi
Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.
Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học
Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não
Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm
Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu
Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh
Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Có thể dùng progesteron và progestogen khi nghi ngờ thiếu một phần progesteron trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ. Do đó, việc điều trị chỉ áp dụng trong giai đoạn hoàng thể.
Tranh thai đối với phụ nữ sau sinh
Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.
Những điều cần biết trước khi mang thai
Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.