- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)
Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)
Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh, chẳng hạn như chứng loãng xương và các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch... Vì thế, liệu pháp này nên được cân nhắc sử dụng cho tất cả phụ nữ vào các giai đoạn tiền mãn kinh, hậu mãn kinh, và nhất là những phụ nữ mãn kinh sớm.
Estrogen được sử dụng đơn độc sẽ kích thích nội mạc tử cung, có thể dẫn đến tăng sản nội mạc tử cung hoặc làm gia tăng nguy cơ ung thư thân tử cung. Do đó, trong liệu pháp thay thế hormon, người ta thường dùng estrogen kèm theo với progesteron để giảm thiểu nguy cơ trên.
Sử dụng liệu pháp thay thế hormon (HRT)
Thuốc có thể được sử dụng ở dạng viên uống, miếng dán trên da, hoặc dạng kem bôi ngoài da, với cùng một mục đích là cung cấp đều đặn estrogen cho cơ thể theo một liều lượng đã tính toán trước.
Nếu dùng loại viên uống, liệu trình cho mỗi tháng thường là:
Từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, dùng viên uống estrogen.
Trong 10 ngày tiếp theo, dùng viên uống progesteron.
Sau đó ngừng thuốc hoàn toàn trong những ngày còn lại của kỳ kinh, khoảng 1 tuần. Để người dùng thuốc dễ nhớ, thuận tiện hơn trong việc dùng thuốc, đôi khi nhà sản xuất cũng kèm theo vỉ thuốc những viên giả dược (placebo – viên thuốc hoàn toàn không có hoạt tính) để uống vào những ngày này. Trong giai đoạn này thường xảy ra chảy máu âm đạo, nhưng không phải kinh nguyệt tự nhiên mà hoàn toàn là do tác dụng của việc dùng thuốc, được gọi là “chảy máu thu hồi”, với lượng máu có màu nhạt hơn, ít hơn kinh nguyệt bình thường và chỉ kéo dài 2 hoặc 3 ngày. Chảy máu nhiều và kéo dài là một dấu hiệu bất thường và cần phải đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Nếu dùng miếng dán trên da, estrogen trong miếng dán sẽ được giải phóng dần dần trực tiếp vào máu, không qua gan, và người bệnh cần được cho uống kèm progesteron.
Cũng có thể dùng dạng miếng cấy dưới da, với khả năng giải phóng dần dần một lượng estrogen ổn định vào máu, và phải cấy lại sau khoảng vài tháng. Các dạng cấy dưới da và dán trên da thường đắt tiền hơn so với dạng viên uống.
Để điều trị các triệu chứng như khô âm đạo, có thể dùng dạng kem để bôi trực tiếp vào âm đạo. Thuốc sẽ thấm qua da và nhanh chóng đi vào máu. Tuy nhiên, giải pháp này thường chỉ được dùng ngắn hạn.
Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện, chẳng hạn như căng đau vú, ứ nước, căng bắp chân...
Thời gian điều trị thường là từ 2 – 5 năm. Cần thường xuyên thực hiện một cách đều đặn các xét nghiệm như: kiểm tra cân nặng, huyết áp, khám vú và vùng chậu, làm kính phết cổ tử cung, sinh thiết nội mạc tử cung... Các xét nghiệm này giúp bác sĩ điều trị theo dõi những chuyển biến về sức khỏe của người bệnh, cũng như phát hiện kịp thời bất cứ trường hợp bất thường nào, nhất là khả năng bị ung thư.
Trong một số trường hợp, liệu pháp thay thế hormon không thể được chỉ định vì có thể mang lại một số nguy cơ khác cho người bệnh, chẳng hạn như làm đông máu bất thường, gia tăng khả năng bị ung thư hoặc tái phát ung thư. Một cách cụ thể, liệu pháp thay thế hormon không được chỉ định trong các trường hợp sau:
Người nghiện thuốc lá nặng.
Người bệnh thuyên tắc mạch.
Người bị bệnh ở gan hoặc thận nghiêm trọng.
Người bị bệnh túi mật.
Người cao huyết áp nặng.
Người có các khối u ác tính ở vú hay nội mạc tử cung.
Người bị xơ cứng tai, vì có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng liệu pháp này.
Ưu và nhược điểm của liệu pháp thay thế hormon
Một số ưu điểm có thể nhận thấy
Điều trị hiệu quả các triệu chứng bộc lộ rõ của giai đoạn mãn kinh.
Ngăn ngừa được bệnh loãng xương, các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch...
Một số nhược điểm của liệu pháp
Hiện tượng chảy máu âm đạo trở lại một cách đều đặn theo quy trình dùng thuốc, xảy ra ở rất nhiều phụ nữ còn tử cung. Hiện tượng này thường được gọi là sự “chảy máu thu hồi”, bắt đầu ngay sau khi ngừng thuốc progesteron, thường kéo dài chỉ vài ba ngày, với lượng máu có màu nhạt hơn và ít hơn kinh nguyệt bình thường. Một số phụ nữ mãn kinh thấy khó chịu với hiện tượng này, vì họ nghĩ rằng sau khi mãn kinh họ có quyền đòi hỏi được “sạch sẽ”. Trong thực tế, nếu điều chỉnh hàm lượng thuốc đang sử dụng sẽ có thể làm giảm hoặc mất đi hiện tượng này. Nhưng các chuyên gia y tế cho rằng như vậy sẽ không có lợi cho khả năng ngăn ngừa bệnh tim.
Tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú, liên quan đến thời gian dùng thuốc.
Những điều cần lưu ý
Estrogen chỉ nên dùng với liều lượng duy trì thấp nhất vừa đủ để có hiệu quả.
Sử dụng estrogen liên tục mỗi ngày chỉ nên áp dụng cho những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, chẳng hạn với liều dùng Premarin 0,625 – 1,25mg mỗi ngày.
Các phụ nữ còn tử cung nên được cho dùng kết hợp estrogen với progesteron. Liệu trình điều trị thường được sử dụng là dùng estrogen liên tục trong 14 ngày đầu, sau đó là khoảng 10 ngày dùng progesteron.
Liệu trình này sẽ tạo ra sự chảy máu âm đạo đều đặn mỗi tháng, tương tự như kinh nguyệt. Các chế phẩm thường dùng là: Nuvelle hay Prempak-C.
Một số dạng thuốc mới có thể tạo ra chu kỳ chảy máu âm đạo 3 tháng 1 lần (như Tridestra). Loại thuốc này nên được dùng cho những phụ nữ vào giai đoạn tiền mãn kinh, có thể làm cho các triệu chứng kinh nguyệt xuất hiện trở lại vào giai đoạn ngừng thuốc ở cuối chu kỳ (hoặc giai đoạn dùng giả dược).
Một số dạng thuốc mới kết hợp dùng liên tục estrogen và progesteron, làm dứt hẳn hiện tượng chảy máu âm đạo (như Premique, Kliofem). Cách dùng thuốc liên tục này chỉ nên dùng cho những phụ nữ sau mãn kinh ít nhất là 1 năm. Trong giai đoạn bắt đầu dùng thuốc, có thể có chảy máu âm đạo bất thường do tác dụng phụ thường gặp của thuốc. Nhưng nếu chảy máu kéo dài, cần chẩn đoán loại trừ những bất thường ở nội mạc tử cung, và nên cân nhắc chuyển sang cách dùng thuốc theo chu kỳ như trước đây.
Viên uống tránh thai kết hợp (COCP) được dùng với liều thấp cũng có hiệu quả giống như liệu pháp thay thế hormon, cũng giúp tránh được bệnh loãng xương. Với những phụ nữ khỏe mạnh và không hút thuốc, có thể chỉ định dùng thuốc này cho đến khi mãn kinh.
Tibolone phối hợp hoạt tính estrogen, progesteron và androgen yếu, không tạo ra hiện tượng chảy máu âm đạo, nhưng tác dụng phụ thường gặp là rỉ những vết máu nhỏ.
Kem estrogen dùng bôi vào âm đạo trong những trường hợp có vấn đề về tiết niệu-sinh dục và người bệnh không muốn dùng dạng viên uống hoặc bị chống chỉ định. Thực ra, thuốc vẫn được hấp thụ để có tác dụng toàn thân, và nếu sử dụng trong một thời gian dài vẫn cần phải kèm theo viên uống progesteron từ 10 – 14 ngày mỗi tháng để chống lại sự tăng sản nội mạc tử cung.
Trong thời gian sử dụng liệu pháp thay thế hormon, người bệnh cần được theo dõi trong thời gian 3 tháng, sau đó là kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần. Mục đích theo dõi và kiểm tra nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường, với một số yêu cầu như:
Phát hiện các trường hợp chảy máu âm đạo bất thường. Tình trạng chảy máu âm đạo bất thường là phổ biến trong khoảng 2 – 3 tháng đầu tiên dùng thuốc, nhưng sau thời gian này thì chảy máu âm đạo bất thường cần phải được lưu ý tìm kiếm nguyên nhân.
Một số phụ nữ còn tử cung có thể không có hiện tượng “chảy máu thu hồi” sau khi dùng progesteron.
Điều này không có gì phải lo lắng, nhưng cần loại trừ khả năng có thai.
Theo dõi các yếu tố thông thường như huyết áp, cân nặng.
Khám âm đạo, chỉ thực hiện khi có sự chảy máu âm đạo bất thường.
Kiểm tra kính phết máu.
Chụp nhũ ảnh (X quang vú).
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật
Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy
Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.
Viên uống tránh thai kết hợp
Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Có thể dùng progesteron và progestogen khi nghi ngờ thiếu một phần progesteron trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ. Do đó, việc điều trị chỉ áp dụng trong giai đoạn hoàng thể.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu
Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella
Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực
Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).
Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì
Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh
Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai
Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục
Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh
Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khi máu từ tim được bơm vào các động mạch tạo nên áp lực cao nhất, chỉ số đo được gọi là huyết áp tâm thu. Đây là con số lớn hơn được đặt trước dấu vạch.
Thực hành nuôi con bằng sữa bình
Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa da
Ngứa da không phải là một bệnh, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh. Khi bệnh nhân bị ngứa da kéo dài không có nguyên nhân rõ rệt, cần phải được chẩn đoán kỹ để loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một căn bệnh toàn thân đang tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ
Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.
Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud
Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.