Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung

2012-11-13 09:46 AM

Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là một dụng cụ bằng chất dẻo đơn thuần hoặc thường hơn là bằng chất liệu đồng, có hormon tránh thai, hoặc cũng có thể bằng thép không gỉ, có các sợi nhựa dẻo dính vào để khi đặt trong tử cung thì các sợi này thò ra âm đạo, được đặt vào trong tử cung với mục đích tránh thai, nên thông thường được gọi là vòng tránh thai. Vòng tránh thai có tác dụng làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, để không còn thích hợp cho trứng làm tổ. Một vài loại vòng tránh thai đặc biệt còn được chế tạo để có thể tiết ra progesteron.

Vòng tránh thai thường được đặt vào tử cung vào ngày thứ 4, thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù cũng có thể đặt vòng tránh thai vào những ngày khác trước khi rụng trứng (ngày thứ 14), nhưng người ta thường chọn đặt sớm hơn.

Chống chỉ định

Phụ nữ có chảy máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân.

Có thai hoặc nghi ngờ có thai.

Bệnh viêm vùng chậu trong vòng 6 tháng gần đây.

Tiền sử có thai ngoài tử cung.

Phụ nữ chưa từng sinh con.

Phụ nữ bị rong kinh (chảy máu âm đạo quá nhiều khi hành kinh) hoặc thống kinh (đau nhiều khi hành kinh).

Có ung thư đường sinh dục hoặc có dấu hiệu nghi ngờ ung thư.

Tử cung có dấu hiệu bất thường.

Phụ nữ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người.

Cách dùng

Vòng tránh thai có thể đặt vào tử cung trong những ngày cuối kỳ kinh hoặc ngay khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới, để đảm bảo loại trừ khả năng có thai. Để thuận tiện, người ta thường đặt vòng tránh thai vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt.

Ngay sau khi đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung, cần phải tránh giao hợp trong vòng 48 giờ sau đó.

Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.

Vòng tránh thai thường có các sợi nhựa dẻo nhô ra âm đạo qua cổ tử cung, để giúp người sử dụng có thể kiểm tra và đảm bảo là vòng đang nằm đúng vị trí. Sau khi đặt vòng vào tử cung, người sử dụng phải tự kiểm tra hằng tuần trong vòng 6 tuần, và sau đó phải kiểm tra hằng tháng, tốt nhất là vào thời điểm cuối mỗi kỳ kinh nguyệt.

Nếu khi kiểm tra không thấy sợi nhựa dẻo, có thể vòng tránh thai đã đi sâu vào tử cung, hoặc đã gây thủng tử cung. Cần thực hiện các chỉ dẫn sau:

Khám thai để loại trừ khả năng có thai.

Nếu không có thai, áp dụng ngay một biện pháp ngừa thai tạm thời khác.

Đến khám chuyên khoa ngay để được xử lý thích hợp.

Vòng tránh thai có hiệu quả kéo dài nhiều năm.

Người sử dụng cần biết rõ kỳ hạn của loại vòng đang sử dụng để thay thế đúng lúc. Có loại được dùng trong 3 – 5 năm, có loại đến 10 năm. Ngoài ra, nếu không có nguyên nhân thực sự cần thiết, không nên thay đổi vòng.

Do tác dụng phụ làm tăng sự chảy máu kinh nguyệt, nên sau khi sử dụng vòng tránh thai một thời gian nên được chẩn đoán xét nghiệm để đảm bảo không bị thiếu máu.

Nếu muốn lấy vòng tránh thai ra không dùng nữa, tốt nhất là nên lấy ra vào thời điểm đang hành kinh.

Nếu cần lấy vòng tránh thai ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, nên áp dụng một biện pháp tránh thai nào đó trong khoảng thời gian 7 ngày trước khi lấy vòng tránh thai ra.

Nếu ngừng sử dụng vòng tránh thai với mục đích chuẩn bị có thai, nên có thời gian chờ ít nhất là1 tháng sau khi đã lấy vòng tránh thai ra. Điều này nhằm giúp cho lớp nội mạc tử cung có đủ thời gian tái tạo để trở lại trạng thái bình thường như trước.

Phụ nữ đã mãn kinh sau một năm, nếu có sử dụng vòng tránh thai cần phải lấy ra.

Ưu – nhược điểm

Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung chỉ thực hiện một lần (thường do nhân viên y tế thực hiện) nhưng có tác dụng tránh thai lâu dài, hiệu quả tránh thai cao, rất thích hợp với những đối tượng muốn tránh thai dài hạn. Tỷ lệ thất bại vào khoảng 0,3 – 2%.

Các tác dụng phụ có thể trở nên nghiêm trọng ở một số người dùng, đặc biệt là đau bụng khi có để tìm sợi nhựa dẻo. Nếu không thành công, có thể cần phải siêu âm. Tùy theo vị trí được tìm thấy, cần tìm cách nhẹ nhàng lấy ra càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng tử cung.

Trường hợp có thai sau khi đặt vòng tránh thai, cần đến bác sĩ chuyên khoa để lấy vòng tránh thai ra ngay càng sớm càng tốt và tiếp tục theo dõi. Nếu không thể lấy vòng ra bằng cách kéo các sợi nhựa dẻo, nên để nguyên ở vị trí hiện tại. Trong trường hợp này, sẽ có nguy cơ sẩy thai (khoảng 25%), nhiễm trùng tử cung hoặc sinh thiếu tháng. Nếu tuổi thai > 12 tuần, đề nghị bệnh nhân đến khám ngay với bác sĩ sản khoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành những vấn đề khi cho con bú

Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng

Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mí mắt

Viêm mí mắt thường là do dùng tay bẩn dụi vào mắt, hoặc cũng có thể là do đi kèm với các bệnh chàm ở da hay gàu da đầu, và nhất là viêm da tiết bã nhờn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương

Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc

Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nứt hậu môn

Nứt hậu môn có thể có một số triệu chứng giống như trĩ, nhưng điều khác biệt là vết nứt có thể quan sát thấy ở vùng hậu môn. Khám bằng tay có thể làm cho bệnh nhân rất đau đớn.

Thực hành tránh thai sau giao hợp

Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.

Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp

Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung

Những mảnh nội mạc tử cung lạc chỗ vẫn đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc ở trong tử cung, nghĩa là vẫn chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy

Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi

Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai

Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Có thể dùng progesteron và progestogen khi nghi ngờ thiếu một phần progesteron trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ. Do đó, việc điều trị chỉ áp dụng trong giai đoạn hoàng thể.

Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ

Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Giao hợp nam nữ đôi khi cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ. Do sự cọ xát khi giao hợp, vi khuẩn bị đẩy lên bàng quang dễ hơn, vì lỗ tiểu nằm rất gần cửa âm đạo.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ em

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng dùng thuốc chống co giật nếu trẻ không còn co giật trong vòng 2 – 3 năm.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm

Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.

Thực hành nuôi con bằng sữa bình

Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não

Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc

Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.