Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa

2012-11-13 08:29 AM

Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cho trẻ ăn dặm

Có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi, trong khi vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Ăn dặm nên được hiểu là quá trình giúp trẻ chuyển dần từ việc bú sữa sang dùng thức ăn. Trước khi được 6 tháng tuổi, sữa là nguồn cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Từ sau 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ để tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn và sẽ có những dấu hiệu cho thấy trẻ đã có thể sẵn sàng cho việc ăn dặm, chẳng hạn như trẻ vẫn tỏ ra còn đói sau khi đã bú xong, hoặc đòi bú nhiều lần hơn.

Quá trình chuyển đổi từ việc cho trẻ bú sữa sang ăn thức ăn đặc hoàn toàn cần phải thực hiện dần dần. Một số trẻ chấp nhận thức ăn đặc ngay tức thì, trong khi một số trẻ khác cần thời gian lâu hơn để làm quen. Không có những quy tắc nhất định để tuân theo trong việc này, chẳng hạn như nên bắt đầu vào lúc nào, nên kéo dài bao lâu hoặc nên cho ăn những thức ăn gì. Điều quan trọng hơn hết là một thái độ tích cực và linh hoạt.

Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.

Nên chọn thời điểm bắt đầu thật thoải mái. Buổi trưa có thể là thời điểm tốt nhất để cho bé ăn bữa ăn đầu tiên, vì trẻ có thể dễ chấp nhận hơn là vào buổi sáng – khi trẻ quá đói, hoặc buổi chiều – khi trẻ có thể mệt mỏi. Cho trẻ bú một nửa lượng sữa như bình thường, sau đó vẫn bế trẻ trong lòng và cho ăn một vài muỗng thức ăn. Sau đó cho trẻ tiếp tục bú.

Bột gạo, bột ngũ cốc hay rau cải xay, trái cây xay – nhưng tránh các trái cây họ cam quýt – là những thức ăn khởi đầu tốt nhất, bởi vì ít có khả năng gây ra phản ứng. Nếu trẻ không chấp nhận thức ăn, hoặc bị tiêu chảy, nôn mửa, hoặc nổi ban đỏ, hãy tránh dùng thức ăn đó trong vài tuần. Các thức ăn có đạm nên được xay nghiền chung với rau cải vào lúc trẻ có thể ăn được một lượng thức ăn đáng kể. Nên cố gắng sử dụng thức ăn tự làm lấy ở nhà, chọn những món ăn tươi sống. Tránh đừng cho muối vào thức ăn của trẻ. Những thức ăn có đường như các loại bánh ngọt nên hạn chế để tránh béo phì và chứng sâu răng về sau. Thay đổi các món ăn sao cho thật đa dạng, nhiều mùi vị, để trẻ có thể nếm thử qua được nhiều loại thức ăn khác nhau.

Khi trẻ được 9 – 12 tháng tuổi, nên cho trẻ ăn thành 3 bữa đều đặn vào những giờ nhất định, tốt nhất là theo với những bữa ăn của gia đình. Kể từ giai đoạn này, nên cho trẻ “bú dặm” thay vì là “ăn dặm”, nghĩa là chỉ cho trẻ bú bổ sung sau khi đã cho ăn. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước hơn, nước trái cây pha loãng là tốt nhất. Tránh những loại thức ăn quá nhiều chất xơ (fibre) vì thường có khối lượng lớn nhưng cung cấp ít dinh dưỡng và năng lượng, không hợp với trẻ. Cần bổ sung thường xuyên các loại vitamin như A, D và C. Nếu trẻ đã biết dùng kem đánh răng có flour, việc bổ sung flour có thể là không cần thiết.

Cai sữa

Cai sữa nghĩa là ngừng không cho trẻ bú nữa, hay nói khác đi là chuyển hẳn từ chế độ ăn dặm kèm theo bú sữa sang chế độ ăn toàn thức ăn đặc.

Thường thì việc cai sữa là không cần thiết nếu như chế độ ăn dặm trước đó được thực hiện tốt. Trẻ sẽ ngừng bú vào lúc thích hợp, khi các bữa ăn trong ngày cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng và cả sự ngon miệng. Và trong mối tương quan tự nhiên, khi trẻ ít bú dần thì sữa mẹ cũng sẽ ít dần, nên việc ngừng bú sẽ không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà người mẹ cần ngừng việc cho bú sớm hơn, nên thực hiện theo nguyên tắc giảm dần, tránh sự thay đổi đột ngột có thể ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của trẻ.

Ngay cả khi đã ngừng việc cho trẻ bú mẹ, cũng vẫn nên duy trì việc cho trẻ bú hoặc uống một lượng sữa bột nhất định trong ngày, thường là sau các bữa ăn hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ, để đảm bảo bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh

Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh

Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.

Thực hành những vấn đề khi cho con bú

Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc

Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.

Chảy nước mắt bất thường

Trường hợp thứ hai do tắc nghẽn kênh dẫn lưu nước mắt. Những nguyên nhân có thể là: nhiễm trùngđường hô hấp trên, mí mắt quặm.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi

Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau lưng khi mang thai

Hướng dẫn người bệnh về những tư thế đúng, tránh việc ưỡn cột sống vào lúc đứng cũng như lúc ngồi, có thể dùng một vật đỡ phía sau lưng có tính đàn hồi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh

Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi

Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực

Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).

Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)

Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm

Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng

Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rong kinh

Thăm khám vùng chậu để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như u buồng trứng hay u tử cung... Có thể siêu âm vùng chậu nếu cần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai

Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương

Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.

Viên uống tránh thai kết hợp

Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất tinh sớm

Trong kỹ thuật này, người đàn ông ngừng mọi sự kích thích ngay khi có cảm giác gần xuất tinh, và thư giãn trong khoảng 30 giây.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lang ben

Dùng thuốc bôi tại chỗ có chứa selen sulfur, chẳng hạn như Selsun. Trước tiên, vệ sinh toàn thân bằng cách tắm sạch với dung dịch tẩy rửa Mercryl Laurylé.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục

Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung

Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.

Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em

Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.

Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì

Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu khi mang thai

Hầu hết các trường hợp thiếu máu nhẹ thường là do thiếu sắt (Fe) và được điều trị bằng Pregaday mỗi ngày một viên (chứa 100mg sắt nguyên tố và 350μg folat).