Thực hành chẩn đoán và điều trị zona

2012-11-13 08:22 PM

Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh zona (shingles) hay còn gọi là bệnh herpes zoster, là một bệnh do nhiễm virus, gây ra do chính loại virus gây bệnh thủy đậu, virus varicella-zoster.

Bệnh zona có mức độ phổ biến khá cao. Tại Hoa Kỳ, khoảng 20% dân số mắc bệnh này vào một thời điểm nào đó trong đời, và mỗi năm đều có khoảng nửa triệu người mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi và thường gặp hơn ở những người bị tổn thương hoặc suy yếu hệ miễn dịch.

Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp là do virus varicella-zoster, nhưng cơ chế gây bệnh đến nay vẫn chưa được hoàn toàn làm rõ. Lý thuyết được chấp nhận hiện nay cho rằng sau khi mắc bệnh thủy đậu, virus varicella-zoster xâm nhập vào các mô thần kinh ở một trong 2 bên của cột sống. Vì lý do này mà bệnh zona luôn phát triển ở một bên cơ thể. Virus cư trú trong các mô thần kinh nhiều năm dưới sự khống chế của hệ miễn dịch cơ thể. Khi có một lý do nào đó làm cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, chẳng hạn như tuổi già, bệnh tật, thương tổn... virus sẽ bắt đầu hoạt động và gây viêm các tế bào thần kinh. Các mụn nước sẽ bắt đầu phát triển trên vùng da nằm ngay bên trên các tế bào thần kinh bị viêm, tạo thành hiện tượng ban zona đặc trưng của bệnh này.

Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.

Một lần nổi ban zona có thể tạo khả năng miễn dịch suốt đời đối với bệnh này.

Các biến chứng có thể gặp

Nhiễm khuẩn thứ phát trên da, thường là do các mụn nước bị cào gãi trầy xước, với các mảng da tróc vàng hay đóng vảy.

Chứng đau dây thần kinh kéo dài sau khi ban đã dứt, thường gặp ở người lớn tuổi.

Chẩn đoán

Ban đầu, người bệnh thấy ngứa râm ran, hoặc có thể là cảm giác đau rát ở vùng bị bệnh. Trong vòng 24 giờ sau đó, tại đây sẽ nổi lên hàng loạt mụn rộp. Ban đầu thường chỉ là những mụn nhỏ màu đỏ, sau đó trở thành sẩn ngứa, rồi bọng nước, và dần dần phát triển thành mụn mủ, đóng vảy cứng, và cuối cùng thành sẹo.

Ban zona thường chỉ xuất hiện về một bên của thân hình, thường gặp nhất là những vùng lan rộng từ nửa trên của cột sống cho đến lồng ngực, nhưng các vùng da ở mặt, ở bụng và tay chân đôi khi cũng chịu ảnh hưởng.

Điều trị

Thường dùng thuốc giảm đau để làm giảm nhẹ triệu chứng.

Khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn thứ phát, điều trị bằng thuốc mỡ hoặc kem có chứa kháng sinh bôi trên da, hoặc dùng viên uống flucloxacillin 250mg mỗi ngày 4 lần.

Để điều trị đau dây thần kinh sau khi ban đã dứt, dùng amitriptylin 25mg vào mỗi buổi tối, tăng liều đến 25mg mỗi ngày 3 lần đối với các bệnh nhân trẻ tuổi. Cũng có thể thay bằng carbamazepin 100mg mỗi ngày, có thể tăng liều đến 100mg, mỗi ngày 4 lần. Đã  có  chứng  cứ  cho  thấy  những  cơn  đau  gây ra do bệnh zona có thể được giảm nhẹ khi dùng valaciclovir dạng viên uống với liều 1g, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 7 ngày ở các bệnh nhân trên 50 tuổi, trong vòng 72 giờ ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Nếu vùng ban zona liên quan đến mắt, nên chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra. Nếu các vùng ban lan rộng nhanh chóng, nên đề nghị bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi

Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực

Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét

Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.

Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh

Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.

Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng

Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.

Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo

Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.

Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em

Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi

Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim

Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc

Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.

Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em

Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt

Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến

Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt

Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi

Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).

Thực hành khám thai định kỳ

Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan A

Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi

Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc

Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.