Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan A

2012-11-13 08:24 PM

Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm gan A là loại bệnh truyền nhiễm phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, các nước nghèo hoặc đang phát triển có tỷ lệ mắc bệnh này vượt xa các nước phát triển. Tuy nhiên, ngay cả ở những nước phát triển thì hiện nay vẫn chưa khống chế được hoàn toàn sự lây lan của căn bệnh này. Nếu không có sự phòng ngừa hoặc kiểm soát kịp thời, viêm gan A rất dễ dàng bộc phát thành những vụ dịch lan tràn khắp vùng.

Đầu năm 1988, bệnh viêm gan A đột nhiên bộc phát nhanh chóng tại Thượng Hải. Trong vòng 2 tháng, hơn 300.000 người đã mắc bệnh.

Tại Hoa Kỳ, viêm gan A bộc phát thành dịch khoảng 10 năm một lần, và gần đây nhất là vào năm 1995 đã có hàng trăm ngàn người cùng lúc nhiễm bệnh chỉ trong vòng một vài tháng. Mỗi năm, tại Hoa Kỳ có khoảng từ 125.000 đến 200.000 người nhiễm bệnh này.

Nguyên nhân

Virus gây bệnh viêm gan A lần đầu tiên được nhận dạng vào năm 1973 và được gọi tên là Hepatitis A, thường gọi tắt là HAV (Hepatitis A virus). Virus này sinh trưởng nhanh và rất dễ lây lan trong môi trường, qua thức ăn, nước uống, các chất thải...

Virus gây bệnh viêm gan A có nhiều trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất là trong phân của người bệnh.

Trong tự nhiên, HAV hiện diện hầu như ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là ở những nơi có điều kiện vệ sinh môi trường kém.

Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh. Từ đó, một số lớn vi khuẩn sẽ theo ống dẫn mật xuống đường ruột và theo phân đi ra ngoài.

HAV có một lớp vỏ bọc rất kiên cố, có thể giúp chúng sống sót được trong nhiều năm với nhiệt độ lạnh đến âm 200C. Nếu bị làm khô đi, HAV vẫn có thể tiếp tục giữ nguyên vẹn trạng thái trong nhiều tuần.

Với sự tồn tại và lan truyền dễ dàng trong tự nhiên, các vùng bùn lầy nước đọng có thể là nơi tập trung HAV. Từ đó, chúng xâm nhập vào cơ thể các loài sinh vật sống ở đây và tồn tại trong đó. Khi con người bắt lấy các loài sò, ốc, tôm, cua... để ăn, có thể sẽ bị nhiễm HAV. Ngay cả việc tắm trong các ao hồ cũng có thể là nguyên nhân nhiễm bệnh.

Thức ăn nấu kỹ có thể diệt được HAV khá dễ dàng, vì chỉ cần nhiệt độ trên 850C kéo dài hơn một phút là chúng sẽ bị tiêu huỷ.

Nói tóm lại, các nguồn lây nhiễm chính của viêm gan A là nước uống không đun sôi, thức ăn không nấu chín hoàn toàn hoặc ăn sống như rau cải, trái cây, và tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc các đồ dùng của người bệnh có mang virus.

Khả năng lây lan chủ yếu của người mang virus là khoảng thời gian 2 tuần trước khi xuất hiện các triệu chứng. Vào giai đoạn hồi phục của bệnh nhân thì khả năng lây lan không còn nữa.

Chẩn đoán

Thời gian ủ bệnh thay đổi từ 15 – 50 ngày.

Phần lớn các trường hợp viêm gan A xuất hiện ở trẻ em thường không có triệu chứng. Đôi khi, người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh mà không có hoặc có rất ít các triệu chứng.

Trong trường hợp phát triển các triệu chứng, những triệu chứng sau đây thường gặp nhất:

Cảm giác khó chịu đột ngột.

Sốt.

Buồn nôn.

Đau bụng.

Biếng ăn.

Tiêu chảy, phân có màu xanh.

Đau khớp.

Vàng da, vàng mắt (củng mạc).

Nước tiểu sậm màu.

Một số dấu hiệu khác có thể có:

Lách to.

Gan mềm và khó sờ nắn.

Các triệu chứng trên thường rất nhẹ, thậm chí đôi khi rất dễ nhầm lẫn với một trường hợp cảm cúm. Vì thế, chẩn đoán xác định thường phải dựa vào một số xét nghiệm đặc trưng:

Xét nghiệm chức năng gan (LFT) khi có vàng da, sẽ thấy men ALT (Alanine amino transferase) và bilirubin tăng cao trong một thời gian ngắn. Nếu bệnh chuyển sang dạng tái phát (relapsing hepatitis), men ALT sẽ gia tăng và hạ thấp theo từng chu kỳ.

Xét nghiệm máu tìm kháng thể chống virus viêm gan A (HAV-IgM). Kháng thể này tăng cao trong vòng 7 – 10 ngày ở những trường hợp viêm gan A dạng ác tính (fulminant hepatitis).

Xét nghiệm nước tiểu có bilirubin, ngay cả trong các trường hợp không vàng da.

Công thức máu toàn bộ cho thấy có tăng lympho bào.

Nếu thời gian đông máu (Prothrombin time) gia tăng là dấu hiệu cho thấy có suy gan.

Chỉ có khoảng 0,3% số bệnh nhân viêm gan A có nguy cơ chuyển sang thể ác tính, với các dấu hiệu như:

Đau đầu.

Sốt cao, thân nhiệt thay đổi bất thường.

Nôn mửa và tiêu chảy.

Một số rất ít trường hợp chuyển sang thể vàng da ứ mật (cholestatic hepatitis). Trong những trường hợp này, bệnh nhân phát triển dấu hiệu vàng da, vàng mắt kéo dài từ 1 – 3 tháng, ngay cả khi xét nghiệm cho thấy men gan đã trở lại bình thường. Bệnh không đáng lo ngại, vì thường diễn biến theo chiều hướng tốt với sự hồi phục dần dần của bệnh nhân.

Điều trị

Không có thuốc đặc trị viêm gan A. Việc điều trị chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.

 Người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều. Sử dụng thuốc giảm đau với liều thích hợp để làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau cơ, khớp, đau bụng...

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh kéo dài trong khoảng từ 2 – 14 ngày rồi tự khỏi. Các trường hợp chuyển sang thể ác tính thường kéo dài trong khoảng 3 – 6 tuần. Tuy nhiên, trạng thái mệt mỏi nói chung có thể kéo dài sau đó đến 2 – 3 tháng.

Hướng dẫn bệnh nhân chế độ dinh dưỡng hợp lý để tạo điều kiện hồi phục, đồng thời tuyệt đối không uống rượu ít nhất là trong vòng 6 tháng.

Bệnh nhân đã mắc bệnh viêm gan A một lần, sau khi khỏi bệnh sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh này.

Chủng ngừa

Thuốc chủng ngừa viêm gan A hiện đã được sử dụng rộng rãi với hiệu quả cao, khả năng tạo miễn dịch kéo dài đến 7 – 8 năm hoặc có thể là suốt đời. Nguyên nhân duy nhất hạn chế việc sử dụng thuốc chủng ngừa cho tất cả mọi người chỉ là vấn đề chi phí. Trong điều kiện thực tế, khi chưa có khả năng tiêm chủng cho tất cả mọi người, các đối tượng sau đây cần được ưu tiên sử dụng thuốc chủng ngừa:

Trẻ em sinh trưởng ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, hoặc phải đến sống ở những vùng này.

Người có nhu cầu đi đến và lưu trú tại các vùng đang có nguy cơ nhiễm bệnh.

Người lớn tuổi, già yếu hoặc suy nhược, khi thử máu không có sự hiện diện của kháng thể chống virus gây bệnh viêm gan A (HAV-IgG).

Những người do nghề nghiệp phải tiếp xúc với môi trường có khả năng lây nhiễm cao, vệ sinh môi trường kém...

Những người do nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân.

Thuốc chủng ngừa thường cần phải tiêm 2 mũi, cách nhau từ 6 – 12 tháng. Thời gian miễn dịch đã được đảm bảo chắc chắn là 7 – 8 năm, cho dù một số nghiên cứu cho rằng thuốc có hiệu lực suốt đời.

Thuốc chủng ngừa chỉ bắt đầu có hiệu lực khoảng 4 tuần sau khi tiêm, vì đây là thời gian cần thiết để cơ thể tạo ra kháng thể HAV-IgG. Trong những trường hợp cần có hiệu quả tức thời, người ta thường sử dụng huyết thanh miễn dịch (immune globulin) để tạo khả năng miễn dịch ngay sau khi tiêm thuốc.

Bài viết cùng chuyên mục

Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục

Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng

Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá

Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt đau không đỏ

Do bị viễn thị (longsightedness). Do bị chứng đau nửa đầu (migraine). Do bị viêm xoang (sinusitis). Do bị đau đầu vì căng thẳng.

Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học

Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi

Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau đầu

Do trải qua sự căng thẳng: làm việc căng thẳng quá lâu, hoặc ở quá lâu trong môi trường nhiều tiếng ồn, hoặc liên tục gặp phải những vấn đề gây lo lắng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rụng tóc

Do yếu tố di truyền, thường là hiện tượng rụng tóc cả vùng gây hói, khởi đầu từ hai bên thái dương, vùng trán rồi lan rộng dần. Thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp

Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét

Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc

Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.

Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón

Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.

Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm

Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.

Viên uống tránh thai đơn thuần

Những phụ nữ cảm thấy khó chịu do các tác dụng phụ của estrogen trong viên kết hợp, chẳng hạn như phù nề do ứ nước, tăng cân theo chu kỳ, đau đầu, nám da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh

Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.

Viên uống tránh thai kết hợp

Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Tránh thai bằng tính vòng kinh

Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.