Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ

2012-11-13 11:26 AM

Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là tình trạng tiểu tiện ngoài ý muốn, bệnh nhân không thể kiểm soát được hoạt động tiểu tiện của cơ thể. Tiểu không tự chủ hay mất tự chủ tiểu tiện có thể rất thông thường ở trẻ em do hệ thần kinh kiểm soát bàng quang chưa phát triển hoàn chỉnh, ở người già do cơ vòng quanh niệu đạo suy yếu theo tuổi tác, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác khi xuất hiện ở mọi độ tuổi. Theo ước tính có khoảng 60% người cao tuổi bị mất tự chủ tiểu tiện, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Khoảng 20% phụ nữ trên 20 tuổi bị mất tự chủ tiểu tiện ở một mức độ nào đó. Bệnh có thể điều trị hiệu quả, nhưng tâm lý bệnh nhân lại thường che giấu không đi khám bệnh, nên bệnh có thể âm thầm kéo dài. Tiểu không tự chủ do sang chấn và cơ bức niệu không ổn định thường là những nguyên nhân chính chiếm đến 90% các trường hợp mất tự chủ tiểu tiện.

Nguyên nhân

Tiểu không tự chủ do sang chấn: Một lượng nhỏ nước tiểu thoát ra ngoài ý muốn khi người bệnh nhấc một vật nặng, vận động quá sức, ho hay hắt hơi với một lực khá mạnh... Thường gặp ở phụ nữ, nhất là sau khi sinh, do cơ vòng niệu đạo bị giãn.

Tiểu không tự chủ do thôi thúc: Người bệnh có cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu kèm theo sự bất lực trong việc kiểm soát bàng quang, bàng quang co bóp ngoài ý muốn. Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột. Khi nước tiểu đã bắt đầu thoát ra, dòng chảy sẽ liên tục không kiểm soát được cho đến khi bàng quang hoàn toàn trống rỗng.

Tiểu không tự chủ hoàn toàn: Do cơ vòng hoàn toàn không hoạt động, nên người bệnh mất hẳn sự kiểm soát bàng quang. Trong một số trường hợp, có thể do nước tiểu không đi qua cơ vòng, như có lỗ dò bàng quang-âm đạo, hoặc niệu quản lạc chỗ, cắm vào niệu đạo thay vì là vào bàng quang.

Tiểu không tự chủ do ứ đọng nước tiểu: Bệnh nhân bị ứ đọng nước tiểu thường xuyên do có tắc nghẽn, khiến nước tiểu không thể chảy hết ra như bình thường, chẳng hạn như trong trường hợp phì đại tuyến tiền liệt. Bàng quang bị căng dẫn đến nước tiểu nhỏ giọt liên tục không kiểm soát được.

Một số nguyên nhân trực tiếp cụ thể:

Do dùng nhiều thuốc lợi tiểu, các loại thức uống có tác dụng lợi tiểu...

Do dùng nhiều các loại thuốc chống trầm cảm, làm suy giảm khả năng kiểm soát của hệ thần kinh.

Bệnh đường tiết niệu: nhiễm trùng, sỏi bàng quang, bướu.

Sa tử cung hoặc sa âm đạo.

Thiếu khả năng kiểm soát của não bộ. Ở trẻ em là hiện tượng đái dầm do hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ. Ở người lớn tuổi và người bị tổn thương tâm thần, tổn thương não hoặc tủy sống do chấn thương hoặc do có bệnh.

Các trạng thái căng thẳng tâm lý quá mức, lo lắng, tức giận...

Cơ vùng chậu yếu, gãy khung chậu, ung thư tuyến tiền liệt.

Bàng quang bị kích thích, cơ bàng quang co bóp từng cơn làm tăng áp lực bàng quang, đẩy nước tiểu ra ngoài niệu đạo, gây cảm giác muốn đi tiểu liên tục.

Chẩn đoán

Nếu có đau khi tiểu tiện, cố gắng chẩn đoán loại trừ các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm teo âm đạo hay có tắc nghẽn đường tiểu.

Tìm hiểu các thức uống bệnh nhân đã dùng trong thời gian gần đây, loại trừ khả năng do dùng quá nhiều các thức uống có tính chất lợi tiểu như cà phê, thức uống có cồn.

Tìm hiểu các loại thuốc mà bệnh nhân đã dùng gần đây, loại trừ khả năng do dùng nhiều các thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm.

Tìm hiểu tiền sử các bệnh sa sút trí tuệ, đột quỵ, Parkinson, xơ cứng rải rác, sa đĩa đệm, tổn thương tủy sống, phẫu thuật vùng chậu.

Đánh giá cơ vùng đáy chậu bằng cách yêu cầu bệnh nhân cố gắng nâng vùng đáy chậu lên trong khi bác sĩ thực hiện các thao tác khám vùng chậu.

Dùng que thử nước tiểu để kiểm tra máu, đường, protein và nitrit.

Gửi mẫu nước tiểu giữa dòng phân tích để phát hiện các trường hợp nhiễm trùng, viêm, tiểu đường hoặc mất đạm, đồng thời soi kính hiển vi, nuôi cấy vi khuẩn và xác định độ nhạy với kháng sinh.

Siêu âm, chụp X quang hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Chụp X quang lúc bệnh nhân đi tiểu để chẩn đoán nguyên nhân tắc nghẽn.

Đo áp lực bàng quang để xác định chức năng bàng quang là bình thường hay có bất thường của thần kinh kiểm soát bàng quang.

Soi bàng quang để tìm sỏi, bướu...

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân được chẩn đoán.

Trong đa số trường hợp, không cần đến thuốc mà chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân một số biện pháp thích hợp:

Giảm cân, nếu bệnh nhân đang quá cân hoặc béo phì.

Bỏ thuốc lá.

Chú ý chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, tránh táo bón vì có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Tránh nâng các vật nặng hay làm những việc nặng.

Luyện tập thường xuyên cơ vùng đáy chậu, cải thiện trương lực và tăng sức chịu đựng. Hướng dẫn bệnh nhân co thắt vùng bàng quang phía trước và vùng bụng phía sau, đếm chậm từ 1 đến 4 rồi từ từ thư giãn ra. Lặp lại nhiều lần bài luyện tập này, mỗi lần ít nhất là 1 giờ hoặc lâu hơn. Có thể tập vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Luyện tập kiểm soát bàng quang bằng cách cố gắng giảm dần số lần đi tiểu để tăng lượng nước tiểu lớn hơn, qua đó luyện được khả năng ức chế những co thắt bất thường của cơ bức niệu.

Nếu có dấu hiệu viêm teo âm đạo, điều trị bằng kem bôi âm đạo estrogen hoặc uống thuốc theo liệu pháp thay thế hormon (HRT).

Kèm theo việc luyện tập kiểm soát bàng quang, có thể dùng thuốc để ổn định hoạt động của cơ bức niệu, chẳng hạn như dùng oxybutynin 2,5 – 5mg mỗi ngày 3 lần, propanthelin 15mg mỗi ngày 4 lần, hoặc imipramin 25mg dùng mỗi buổi tối hay dùng mỗi ngày 2 lần. Một khi đã lấy lại được khả năng kiểm soát bàng quang, đa số bệnh nhân có thể duy trì được sự cải thiện này mà không cần tiếp tục dùng thuốc.

Bệnh nhân thường cần đến sự hỗ trợ về mặt tâm lý.

Bài viết cùng chuyên mục

Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp

Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà

Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.

Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc

Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc

Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào số lượng virus bị nhiễm vào cơ thể. Nói chung, số lượng virus càng lớn thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chấy

Thuốc gội đầu có chứa malathion hay carbaryl đều có hiệu quả tốt. Bôi thuốc lên đầu, để yên khoảng 12 giờ rồi gội sạch. Có thể dùng lược răng dày để chải sạch xác chấy và trứng sau khi gội.

Thực hành kiểm tra sau sinh

Bụng dưới trong tư thế giãn cơ. Khi cơ thẳng bụng có khoảng cách đáng kể (có thể đưa 3 ngón tay vào giữa), nên chuyển đến bác sĩ điều trị vật lý sản khoa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm thực quản hồi lưu

Đau càng tăng thêm khi nằm xuống hay cúi người về phía trước. Đứng thẳng người lên có thể làm giảm bớt cơn đau, chủ yếu là nhờ tác dụng của trọng lực.

Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai

Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.

Tránh thai bằng tính vòng kinh

Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực

Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hiện tượng ruồi bay

Hiện tượng ruồi bay (floaters, muscae volitantes) là một thuật ngữ y học được dùng để chỉ trường hợp mà người bệnh nhìn thấy trước mắt có một hay nhiều đốm đen nhỏ, giống như ruồi bay.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét

Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau

Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi

Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.

Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo

Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất tinh sớm

Trong kỹ thuật này, người đàn ông ngừng mọi sự kích thích ngay khi có cảm giác gần xuất tinh, và thư giãn trong khoảng 30 giây.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy

Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.

Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón

Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.

Thực hành chẩn đoán và điều trị loét đường tiêu hóa

Loét do vi khuẩn H. pylori: là tất cả những trường hợp loét đường tiêu hóa mà xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của loại vi khuẩn này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc

Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.