- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường
Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là tình trạng thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin.
của tuyến tụy. Insulin là một trong những nội tiết tố giữ vai trò quan trọng trong việc hấp thụ glucose vào tế bào để đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào và hấp thụ vào gan để dự trữ. Khi thiếu insulin, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng cao bất thường, gây ra đa niệu và khát nhiều. Cơ thể mất khả năng sử dụng và dự trữ glucose gây ra sụt cân nhanh, đói, mệt mỏi. Tiểu đường gây rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng thoái hóa các mạch máu nhỏ. Có hai loại tiểu đường khác nhau:
Tiểu đường type I
Là loại tiểu đường phụ thuộc insulin, người bệnh cần được điều trị bằng cách cung cấp insulin. Bệnh thường xuất hiện ở những người dưới 35 tuổi, thường gặp nhất là trong khoảng 10 – 16 tuổi. Bệnh tiến triển nhanh, các tế bào tiết ra insulin ở tụy bị hủy hoại và sự sản xuất insulin bị ngừng hoàn toàn. Nếu không được điều trị bằng cách cung cấp insulin, người bệnh sẽ suy sụp rất nhanh, đi vào hôn mê và tử vong.
Tiểu đường type II
Là loại tiểu đường không phụ thuộc insulin, người bệnh không cần được cung cấp insulin. Bệnh thường xuất hiện và tiến triển chậm, chủ yếu ở độ tuổi 40 – 45. Do bệnh tiến triển chậm, rất nhiều trường hợp người bệnh không được phát hiện và thường chỉ tình cờ biết được qua những lần khám sức khỏe định kỳ. Trong tiểu đường loại này, insulin vẫn được cơ thể sản xuất ra nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, nhất là với những người tăng cân quá mức. Đối với bệnh này, việc cung cấp insulin cho cơ thể thường không cần thiết, mà cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, giảm cân và kết hợp dùng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh.
Tiểu đường type I ít gặp hơn nhưng nguy kịch hơn, tiến triển nhanh hơn, và đặc biệt thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi. Trong khi đó, tiểu đường type II thường gặp hơn, chiếm đến hơn 90% các trường hợp tiểu đường, nhưng bệnh tiến triển chậm và chỉ gặp ở độ tuổi trung niên và lớn tuổi. Cả hai trường hợp tiểu đường đều bị nghi ngờ là có liên quan đến yếu tố di truyền. Tiểu đường type II còn đặc biệt có mối liên quan đến béo phì. Khoảng 80% người bệnh tiểu đường type II có cân nặng vượt quá mức bình thường.
Bệnh tiểu đường nếu không được chẩn đoán và điều trị, kéo dài trong nhiều năm có thể dẫn đến bệnh võng mạc do tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên và có nhiều nguy cơ xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rối loạn tim mạch. Do đó, việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực có ý nghĩa rất quan trọng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Những người trên 65 tuổi.
Những người quá cân hoặc béo phì.
Có tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường hay các bệnh tim mạch.
Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường trong thai kỳ (tiểu đường thai nghén).
Phụ nữ có tiền sử sinh con nặng hơn 4,5kg.
Phụ nữ có tiền sử sẩy thai không rõ nguyên nhân.
Khi có các triệu chứng sau đây, cần tiến hành ngay các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
Khát nước nhiều, đa niệu, sụt cân nhanh.
Nhiễm trùng tái diễn, nhất là nhiễm trùng da.
Các triệu chứng bệnh thần kinh, chẳng hạn như đau, mất cảm giác, dị cảm...
Thay đổi đáng kể thị lực.
Có các triệu chứng không giải thích được, chẳng hạn như mệt mỏi...
Chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường
Nồng độ đường được đo trong mẫu máu tĩnh mạch toàn phần.
Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.
Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ngay nếu kết quả cho thấy nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 25mmol/L, hoặc bệnh nhân có aceton-niệu và thể trạng không được khỏe.
Tất cả phụ nữ có thai và trẻ em khi chẩn đoán xác định tiểu đường cũng cần chuyển đến điều trị tại bệnh viện.
Chẩn đoán không chắc chắn khi nồng độ đường trong máu lúc đói vào khoảng 5 – 6,6mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên vào khoảng 6,7 – 9,9mmol/L.
Khi chẩn đoán không chắc chắn, cần tiến hành thử nghiệm dung nạp đường glucose qua đường uống. Cách thực hiện như sau:
Bệnh nhân không được hút thuốc lá và nên ăn khẩu phần chứa carbohydrat ở mức trung bình trong vòng 3 ngày.
Trong lúc bụng đói, vào sáng sớm, ăn vào 75g đường glucose, hoặc uống 350ml dung dịch Lucozad.
Đo nồng độ đường glucose trong máu sau đó 2 giờ:
Nếu kết quả lớn hơn 10mmol/L, chẩn đoán xác định tiểu đường.
Nếu kết quả trong khoảng 6,7 – 10mmol/L, chẩn đoán tình trạng giảm dung nạp đường glucose. Những bệnh nhân này cần được tiếp tục theo dõi hằng năm. Khoảng 15% số bệnh nhân này sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm sau đó.
Điều trị
Mục tiêu của việc điều trị tiểu đường
Kiểm soát tốt các triệu chứng, giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe.
Kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu để ngăn chặn những biến chứng về lâu dài. Nồng độ đường trong máu cần phải được duy trì ở các mức:
Nồng độ vào lúc đói là 6,7mmol/L.
Nồng độ tối đa < 10mmol/L.
Nồng độ khoảng 2 giờ sau khi ăn < 6,7mmol/L.
Ngăn ngừa xảy ra glucose niệu vào lúc đói.
Duy trì HbAlc dưới 7%.
Điều trị tích cực tình trạng cao huyết áp và tăng cholesterol trong máu.
Phát hiện sớm các biến chứng nhằm giảm thiểu các nguy cơ
Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và bệnh mạch máu não.
Loét chân và cắt cụt chi do bệnh mạch ngoại vi, bệnh thần kinh do tiểu đường.
Mất thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường.
Suy thận do bệnh thận vì tiểu đường.
Cung cấp cho người bệnh những chỉ dẫn kịp thời và hiệu quả trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để có thể duy trì tốt sức khỏe trong thời gian điều trị.
Bệnh nhân tiểu đường type I được khởi sự điều trị với liều insulin thích hợp tùy theo từng bệnh nhân và có sự điều chỉnh tăng giảm liều, với mục đích ngăn ngừa không để xảy ra tình trạng giảm glucose.
Tăng liều insulin nếu glucose huyết lên cao và giảm liều insulin khi glucose huyết xuống thấp.
Trường hợp giảm glucose huyết trong khoảng từ 10 giờ sáng đến bữa ăn trưa hoặc từ bữa ăn chiều cho đến giữa khuya là do đã dùng quá nhiều insulin loại tác dụng nhanh vào các giờ tương ứng sáng hoặc chiều. Giảm liều insulin khoảng 2 – 4 đơn vị.
Trường hợp giảm glucose huyết từ 2 giờ chiều đến bữa ăn chiều hoặc từ giữa khuya đến trước bữa ăn sáng là do đã dùng quá nhiều insulin loại tác dụng kéo dài vào các giờ tương ứng buổi sáng hoặc buổi chiều. Giảm liều insulin khoảng 4 – 6 đơn vị.
Giảm glucose huyết được điều trị bằng cách cho uống glucose. Nếu bệnh nhân bất tỉnh, điều trị với glucose 50% tiêm tĩnh mạch với liều 20 – 50ml, hoặc glucagon 1mg tiêm bắp thịt, tiêm dưới da hay tiêm tĩnh mạch. Glucagon nên được dự phòng để người có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân sử dụng vào trường hợp khẩn cấp.
Bệnh nhân tiểu đường type II được điều trị khởi đầu với việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, nhắm đến giảm cân trong trường hợp quá cân hoặc béo phì, và tránh dùng các loại đường tinh chế.
Không nên sử dụng các loại viên uống hạ đường huyết hay insulin trước khi thử qua một chế độ ăn uống hợp lý ít nhất là 2 – 3 tháng, trừ khi bệnh nhân có thể trạng quá yếu ớt hoặc có mức đường huyết quá cao, vượt trên 25mmol/L.
Đối với những bệnh nhân có cân nặng quá mức, có thể bắt đầu với một loại metformin, chẳng hạn như Glucophage 500mg, mỗi ngày 2 lần, với điều kiện đã kiểm tra chức năng gan và thận bình thường. Tăng liều mỗi tháng với mức độ thích hợp, đến mức tối đa là 1g, mỗi ngày 2 lần. Dùng thêm một loại sulphonylurea (Tonbutamide, Glibenclamide, Clopropamide, Gliclazide...) để hạ đường huyết, nếu như metformin tỏ ra không đủ để kiểm soát đường máu.
Đối với những bệnh nhân có cân nặng trung bình, cho dùng một loại sulphonylurea, chẳng hạn như Glibenclamide, 5mg mỗi ngày (2,5mg ở người già). Điều chỉnh liều dùng tùy theo mức độ đáp ứng của bệnh nhân, với liều tối đa là 15mg mỗi ngày. Cảnh báo bệnh nhân về nguy cơ giảm glucose huyết và hướng dẫn biện pháp xử trí khẩn cấp cho người có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân. Dùng thêm một loại metformin nếu vẫn chưa kiểm soát tốt được đường máu.
Nếu như các loại viên uống hạ đường huyết và chế độ ăn uống hợp lý vẫn chưa mang lại hiệu quả kiểm soát tốt đường máu, có thể cần phải bắt đầu việc điều trị với insulin.
Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường type I và những người có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân hằng ngày cần được hướng dẫn để có khả năng tự xử trí một số trường hợp cần thiết, nhất là phải biết cách tự theo dõi lượng đường trong máu tại nhà, kể cả aceton- niệu. Theo dõi nồng độ đường trong máu bằng cách dùng giấy thử, tốt nhất là với một dụng cụ đo. Nên đo đường máu trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Những bệnh nhân tiểu đường type II lớn tuổi chỉ cần thử nước tiểu là đủ. Nên thử nước tiểu vào khoảng 2 giờ sau bữa ăn. Mỗi tuần chỉ cần thử nước tiểu một ngày với 3 lần thử liên tiếp sau 3 bữa ăn, tốt hơn là mỗi ngày đều thử nhưng chỉ thử một lần.
Trong các trường hợp bệnh tái diễn nhiều lần, cần lưu ý
Việc điều trị tiểu đường bằng insulin hay viên uống hạ đường huyết nhất thiết không được giảm liều hoặc bỏ sót trong suốt thời gian bệnh tái diễn. Bệnh nhân tiểu đường type I thường cần phải dùng nhiều insulin hơn trong những lần tái phát.
Bệnh nhân tiểu đường không điều trị bằng insulin (type II) thỉnh thoảng có thể bị nhiễm toan ceton trong thời gian bệnh tái phát, và khi đó có thể cần dùng insulin.
Khi bệnh tái phát, nên tăng thêm số lần tự theo dõi đường máu tại nhà.
Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước hơn.
Nên duy trì chế độ ăn có lượng carbohydrat thích hợp hằng ngày, có thể dùng thức uống có carbohydrat nếu cần.
Nếu mức đường glucose trong máu vượt trên 13mmol/L, hoặc lượng đường trong nước tiểu chiếm từ 2% trở lên, tăng thêm lượng insulin từ 2 – 4 đơn vị mỗi ngày cho đến khi kiểm soát trở lại được mức đường máu.
Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện nếu như bệnh nhân nôn và không thể uống nước, không dùng được carbohydrat, hoặc bị nhiễm toan ceton hay có dấu hiệu mất nước.
Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi và phát hiện những bất thường ở bàn chân, như những chỗ chai sần, móng chân mọc vào, ngón chân chai phồng...
Hướng dẫn bệnh nhân về những dấu hiệu cảnh báo của giảm glucose huyết, như đứng không vững, khó tập trung, đau đầu, run rẩy...
Hướng dẫn bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng thích hợp, với các thức ăn thuộc nhóm carbohydrat phức hợp (đa phân tử) giàu chất xơ phải cung cấp ít nhất là 50% nhu cầu năng lượng. Các nguồn cung cấp carbohydrat đơn (đường đơn), chất béo, rượu và muối đều phải hạn chế tối đa. Những bệnh nhân có cân nặng quá mức cần phải xem xét đến một chế độ ăn kiêng thích hợp giúp giảm cân.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ ít nhất là 6 tháng một lần, với các yêu cầu kiểm tra như sau:
Kiểm tra mức đường máu và nước tiểu do bệnh nhân tự theo dõi và ghi nhận.
Đo lượng đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên.
Tính chỉ số trọng lượng cơ thể (body mass index BMI) để xác định tình trạng quá cân hoặc béo phì. Nếu cần, đề nghị chế độ ăn kiêng để giảm cân.
Kiểm tra protein niệu. Nếu có, gửi mẫu nước tiểu giữa dòng để soi kính hiển vi và nuôi cấy và đo lượng creatinin huyết thanh. Nếu lượng protein trong nước tiểu cao, đo protein trong nước tiểu 24 giờ. Nếu kết quả cao, chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân không phải là bệnh thận do tiểu đường. Tăng cường việc kiểm soát triệu chứng tiểu đường và điều trị tích cực cao huyết áp ngay cả với triệu chứng nhẹ.
Kiểm tra hằng năm nên thực hiện với các yêu cầu sau
Huyết áp.
Thị lực.
Đáy mắt (làm giãn đồng tử bằng tropicamid 1%).
Có thể nhờ kỹ thuật viên thực hiện soi đáy mắt hoặc chuyển chuyên khoa mắt để chụp đáy mắt.
Xét nghiệm máu:
HbAlc
Creatinine huyết thanh/
Cholesterol và triglycerid huyết thanh/
Kiểm tra chân
Mạch.
Phản xạ.
Cảm giác rung và châm kim.
Có dấu hiệu loét.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chấy
Thuốc gội đầu có chứa malathion hay carbaryl đều có hiệu quả tốt. Bôi thuốc lên đầu, để yên khoảng 12 giờ rồi gội sạch. Có thể dùng lược răng dày để chải sạch xác chấy và trứng sau khi gội.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau đầu
Do trải qua sự căng thẳng: làm việc căng thẳng quá lâu, hoặc ở quá lâu trong môi trường nhiều tiếng ồn, hoặc liên tục gặp phải những vấn đề gây lo lắng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não
Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt bell
Có thể rút ngắn thời gian hồi phục bằng cách cho dùng prednisolon 40mg mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó giảm liều thấp dần sao cho sau 3 tuần nữa thì không còn dùng thuốc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chẩn đoán có thai
Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông
Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt khô
Xét nghiệm Schirmer được thực hiện bằng cách dùng một loại giấy thấm đặc biệt đặt ở rìa dưới của mí mắt. Quan sát độ thấm của giấy có thể giúp xác định mức độ khô mắt.
Chảy nước mắt bất thường
Trường hợp thứ hai do tắc nghẽn kênh dẫn lưu nước mắt. Những nguyên nhân có thể là: nhiễm trùngđường hô hấp trên, mí mắt quặm.
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm thực quản hồi lưu
Đau càng tăng thêm khi nằm xuống hay cúi người về phía trước. Đứng thẳng người lên có thể làm giảm bớt cơn đau, chủ yếu là nhờ tác dụng của trọng lực.
Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)
Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi
Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ
Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.
Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em
Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rụng tóc
Do yếu tố di truyền, thường là hiện tượng rụng tóc cả vùng gây hói, khởi đầu từ hai bên thái dương, vùng trán rồi lan rộng dần. Thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella
Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu
Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.
Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc
Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh
Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.