Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy

2012-11-14 03:30 PM

Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tiêu chảy là hiện tượng đi tiêu ra phân có độ lỏng hơn bình thường, và thường là cũng tăng số lần đi tiêu trong ngày lên một cách bất thường.

Tiêu chảy tự nó không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của một số bệnh khác nhau, đặc biệt thường là biểu hiện của ngộ độc thức ăn. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy thông thường không nghiêm trọng và tự khỏi trong vòng 1 hoặc 2 ngày, không cần điều trị. Tuy nhiên, vấn đề cũng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nên bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời các triệu chứng nguy hiểm, nhất là tình trạng mất nước ở người già và trẻ em.

Nguyên nhân

Đa số các trường hợp tiêu chảy là do ngộ độc hay nhiễm virus từ thức ăn. Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni. Các loại virus có thể gây tiêu chảy hoặc nhiễm trùng ruột thường là Norwalk virus, Rotavirus, Adenovirus, Echovirus...

Các nguyên nhân ít gặp hơn là do sốt thương hàn, phó thương hàn, lỵ trực khuẩn...

Trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể bị gây ra do nhiễm độc thuốc, do dị ứng với thức ăn hoặc do không dung nạp một loại thức ăn nào đó...

Tiêu chảy rất hiếm khi kéo dài trở thành mạn tính, nhưng nếu trường hợp này xảy ra thì thường là do các bệnh như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng, bệnh Crohn, bệnh túi thừa, nhiễm độc tuyến giáp, hội chứng kích thích ruột...

Chẩn đoán

Cần chẩn đoán phân biệt ngay giữa tiêu chảy mất nước và tiêu chảy không mất nước, nhằm đánh giá đúng tình trạng mất nước của cơ thể bệnh nhân.

Tiêu chảy ít hơn 4 lần trong một ngày, không kèm theo nôn hoặc chỉ nôn rất ít được xem như tiêu chảy không mất nước. Các biểu hiện kèm theo thường là:

Bệnh nhân không thấy khát nước, không thường xuyên đòi uống nước.

Lượng nước tiểu bình thường.

Khám lưỡi và môi thấy ẩm.

Dùng hai ngón tay véo vào da bệnh nhân rồi buông ra sẽ thấy các nếp da nhăn mất nhanh.

Ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi, không có hiện tượng thóp lõm.

Tiêu chảy từ 4 – 10 lần mỗi ngày, thường kèm theo nôn, được xem là tiêu chảy mất nước, với các biểu hiện kèm theo như sau:

Bệnh nhân thấy khát nước, thường xuyên đòi uống nước.

Lượng nước tiểu ít hẳn đi và có màu vàng sẫm.

Khám lưỡi và môi thấy khô, mắt trũng sâu, nhịp tim và nhịp thở đều nhanh hơn bình thường.

Dùng hai ngón tay véo vào da bệnh nhân rồi buông ra sẽ nhìn thấy các nếp da nhăn còn lại, qua một thời gian mới mất đi.

Ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi, có hiện tượng thóp lõm, trẻ ngủ không yên giấc, dễ cáu gắt.

Tiêu chảy trên 10 lần mỗi ngày, thường kèm theo nôn nhiều, trong phân có thể có máu hoặc dịch nhầy, được xem là tiêu chảy mất nước nặng, với các biểu hiện kèm theo tương tự như tiêu chảy mất nước, nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là:

Bệnh nhân đi tiểu rất ít hoặc có thể hoàn toàn không tiểu.

Trẻ em không khó ngủ nữa mà thường ngủ nhiều, nhưng là kiểu ngủ lơ mơ như thiếp đi ngay khi đang ngồi...

Việc chẩn đoán nguyên nhân rất quan trọng, vì thế cần tìm hiểu rõ về các yếu tố như thức ăn, nước uống, môi trường làm việc hoặc sinh sống trong thời gian mắc bệnh. Một số người đi du lịch ở xa về có thể bị tiêu chảy chỉ đơn giản là vì hệ vi khuẩn thông thường trong đường ruột của họ bị thay đổi.

Điều trị

Tùy theo tình trạng mất nước, việc điều trị trước hết phải kịp thời bù lại lượng nước bị mất cho cơ thể. Đặc biệt đối với người già và trẻ em thì điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì nếu chậm trễ có thể sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Trong trường hợp xác định có mất nước, cần sử dụng ngay dung dịch uống glucose (Oresol). Liều dùng trung bình trong 24 giờ là:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 250ml – 500ml.

Từ 6– 24 tháng tuổi: 500 – 1000ml.

Từ 2 – 5 tuổi: 750 – 1500ml.

Trên 5 tuổi: 1000 – 2000ml.

Trong trường hợp không có loại dung dịch điều chế sẵn như trên, có thể tự pha theo công thức: 1 muỗng cà phê muối và 8 muỗng cà phê đường hòa tan vào 1 lít nước.

Cố gắng xác định nguyên nhân để phát hiện kịp thời các trường hợp nguy hiểm.

Trong hầu hết các trường hợp, ngoài việc cho bệnh nhân uống nhiều chất lỏng, không cần thiết phải cắt giảm khẩu phần ăn bình thường của bệnh nhân.

Các trường hợp tiêu chảy nhẹ ở người lớn có thể sử dụng loperamid, 2 viên trong lần đầu tiên và sau đó mỗi lần 1 viên khi đi phân lỏng.

Rất hạn chế sử dụng kháng sinh, vì thường thì kháng sinh không có mấy tác dụng đến diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh cần được chỉ định trong một số trường hợp sau:

Ngộ độc nghiêm trọng do độc tố của vi khuẩn Salmonella: ciprofloxacin 500 mg hoặc trimetho- prim 200mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.

Ngộ độc nghiêm trọng do độc tố của vi khuẩn Campylobacter: erythromycin 500mg, mỗi ngày 4 lần, liên tục trong 5 ngày.

Nhiễm ký sinh trùng đơn bào Giardia lamblia: metronidazol, mỗi ngày 2g, liên tục trong 3 ngày. Trong thực tế, đối với các trường hợp nhiễm Giardia lamblia thì việc đáp ứng nhanh với điều trị bằng kháng sinh là dấu hiệu chẩn đoán đáng tin cậy hơn cả việc xét nghiệm phân, bởi vì bệnh thường có thời gian ủ bệnh đến hơn 2 tuần, với các triệu chứng đi phân lỏng, đầy hơi và không có sốt. Nhiễm khuẩn Shigella: ciprofloxacin 500mg, hoặc trimethoprim 200mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.

Các trường hợp tiêu chảy cấp tính xảy ra do thay đổi hệ vi khuẩn trong đường ruột ở người đi du lịch có thể điều trị bằng ciprofloxacin 500mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.

Trong các trường hợp sau đây, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để theo dõi và điều trị:

Bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, mặc dù đã được cho uống dung dịch bù nước.

Tiêu chảy kèm theo đau bụng dữ dội hoặc trướng bụng.

Các dấu hiệu chẩn đoán không rõ ràng.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học

Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là những trường hợp bệnh hết sức phổ biến, đặc biệt thường gặp hơn ở trẻ em, bao gồm các viêm nhiễm tác động vào mũi, họng, xoang và thanh quản.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực

Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt

Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung

Những mảnh nội mạc tử cung lạc chỗ vẫn đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc ở trong tử cung, nghĩa là vẫn chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.

Triệt sản kế hoạch hóa gia đình

Sau phẫu thuật, hoạt động phóng tinh vẫn xảy ra như bình thường, nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng, vì tinh trùng không thể đi qua ống dẫn tinh nên được tinh hoàn hấp thụ trở lại.

Tranh thai đối với phụ nữ sau sinh

Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt

Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh ở cổ tử cung

Nếu có kèm theo các triệu chứng như đau vùng chậu, giao hợp đau, có chất tiết ra từ âm đạo, lấy dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung ra.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa da

Ngứa da không phải là một bệnh, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh. Khi bệnh nhân bị ngứa da kéo dài không có nguyên nhân rõ rệt, cần phải được chẩn đoán kỹ để loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một căn bệnh toàn thân đang tiềm ẩn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt

Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá

Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc

Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

Khi máu từ tim được bơm vào các động mạch tạo nên áp lực cao nhất, chỉ số đo được gọi là huyết áp tâm thu. Đây là con số lớn hơn được đặt trước dấu vạch.

Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nứt hậu môn

Nứt hậu môn có thể có một số triệu chứng giống như trĩ, nhưng điều khác biệt là vết nứt có thể quan sát thấy ở vùng hậu môn. Khám bằng tay có thể làm cho bệnh nhân rất đau đớn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim

Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mãn kinh

Phần lớn phụ nữ khi mãn kinh xảy ra triệu chứng khô âm đạo. Sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.

Thực hành khám thai định kỳ

Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em

Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Có thể dùng progesteron và progestogen khi nghi ngờ thiếu một phần progesteron trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ. Do đó, việc điều trị chỉ áp dụng trong giai đoạn hoàng thể.

Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón

Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà

Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.