Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

2012-11-13 08:16 PM

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh thủy đậu, hay bệnh đậu mùa, là một bệnh nhiễm khuẩn nhẹ có đặc điểm tiêu biểu là những vùng da ngứa đỏ rất dễ phân biệt và kèm theo có sốt nhẹ. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Người trưởng thành hiếm khi mắc bệnh, nhưng khi mắc bệnh thì hầu hết các trường hợp đều nặng, đặc biệt là phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tại Hoa Kỳ, ước tính trung bình mỗi năm có khoảng hơn 4 triệu trường hợp mắc bệnh, và khoảng 95% người Mỹ khi đến tuổi trưởng thành đều đã từng trải qua căn bệnh này. Hiện thuốc chủng ngừa thủy đậu đã được sử dụng nhưng vẫn còn trong giai đoạn tiếp tục nghiên cứu phát triển.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do một chủng virus herpes có tên là varicella-zoster.

Bệnh lây nhiễm mạnh trong giai đoạn khoảng 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và kéo dài khoảng 7 ngày khi đã phát bệnh. Trong giai đoạn này, cần có các biện pháp đặc biệt đề phòng lây nhiễm.

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Chẩn đoán

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 2 tuần.

Sau đó, các triệu chứng sau đây xuất hiện:

Sốt nhẹ hoặc đau đầu, có thể là khoảng vài giờ trước khi bắt đầu nổi lên các vùng ban đỏ trên da.

Nổi lên các vùng ban đỏ trên da, chủ yếu là trên thân mình, gồm rất nhiều các nốt nhỏ li ti rồi nhanh chóng phát triển thành các mụn nước gây ngứa, có đường kính khoảng 2 – 3mm. Do bị ngứa, người bệnh có thể gãi nhiều làm trầy xước da và góp phần làm cho các vùng ban đỏ lan nhanh

ra khắp cơ thể, cho đến lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, da đầu... đều có thể có ban đỏ.

Sau thời gian phát bệnh khoảng 2 – 10 ngày, các mụn nước khô đi và đóng thành các vảy nhỏ phía trên của mụn.

Các nốt đỏ như trên có thể nổi lên thành nhiều đợt nối tiếp nhau.

Đôi khi có những nốt đỏ xuất hiện quanh vùng miệng và phát triển thành các vết loét làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn.

Trong một vài trường hợp có thể có ho dữ dội.

Bệnh phát triển ở người trưởng thành có thể gây viêm phổi nặng, khó thở và sốt cao.

Điều trị

Không có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng. Đa số trường hợp bệnh tự khỏi, nhưng bệnh nhân cần tiếp tục được nghỉ ngơi khoảng 7 – 10 ngày sau đó. Thường thì những người bệnh trưởng thành phải nghỉ ngơi nhiều hơn trẻ em.

Khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tiếp xúc với nhiều người khác, nhất là phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Dùng paracetamol với liều thích hợp để làm hạ sốt và giảm bớt cảm giác khó chịu. Không bao giờ cho người bệnh dùng aspirin hoặc các loại acid salicylic khác vì có thể tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Reye.

Giải thích cho người bệnh hiểu là không nên cào gãi nhiều làm trầy xước da. Cho dùng các loại kem bôi ngoài da như calamin để giảm ngứa, hoặc cho người bệnh tắm trong dung dịch nước ấm có pha một nắm soda bicarbonat.

Mặc quần áo thoáng mát, vì ủ nóng cơ thể có vẻ như làm cho các chấm thủy đậu càng ngứa hơn.

Nếu có chốc trên da, dùng acid fusidic bôi mỗi ngày 3 lần, hoặc dùng flucloxacillin dạng viên uống.

Thuốc kháng histamin dạng viên uống đôi khi cũng có thể dùng để giảm ngứa.

Các trường hợp nặng có thể điều trị với acyclovir, nhất là khi người bệnh có kèm theo bệnh chàm da.

Các trường hợp nhiễm trùng thứ phát trên da có thể điều trị bằng kháng sinh thích hợp.

Các trường hợp có dấu hiệu suy yếu hệ miễn dịch cần đề nghị chuyển ngay đến bệnh viện để theo dõi điều trị. Có thể cần phải tiêm truyền globulin miễn dịch đối với bệnh thủy đậu và bệnh zona (varicella zoster immune globulin).

 Khi người bệnh có các dấu hiệu đặc biệt sau đây, cũng cần xem xét ngay việc chuyển đến điều trị tại bệnh viện:

Ho nhiều.

Co giật.

Thở nhanh.

Trẻ rơi vào trạng thái lơ mơ khác thường.

Sốt kéo dài hoặc tái phát nhiều cơn.

Bước đi không vững.

Có mủ chảy ra từ các mụn trên da.

Vùng da bao quanh các mụn đỏ cũng chuyển sang màu đỏ.

Các trường hợp có nguy cơ biến chứng cao có thể cần điều trị với acyclovir tiêm tĩnh mạch liên tục trong 5 ngày và cần được theo dõi tại bệnh viện.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ và tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày, ít khi có biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể xảy ra:

Tái nhiễm vi khuẩn Streptococcus qua các vết trầy xước trên cơ thể do trẻ bị ngứa và cào gãi. Trẻ em có bệnh chàm đặc biệt càng dễ nhiễm khuẩn hơn.

Viêm phổi và viêm não, nhưng viêm não rất hiếm gặp. Những trẻ em dễ gặp phải các biến chứng này là những trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu (do đang sử dụng hóa trị liệu hoặc đang uống các loại corticosteroid chẳng hạn) và trẻ sơ sinh, thường mắc bệnh do người mẹ đã nhiễm bệnh vào cuối thai kỳ.

Sau khi khỏi bệnh, người bệnh có khả năng miễn dịch tự nhiên khá lâu đối với bệnh này, nhưng virus có khả năng vẫn tiếp tục trú ẩn trong các mô thần kinh để sau đó hoạt động trở lại gây bệnh zona (còn gọi là bệnh herpes zoster).

Hội chứng Reye mắc phải ngay sau cơn bệnh là trường hợp rất hiếm gặp, nhưng nếu có sẽ cực kỳ nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Chủng ngừa

Cho đến nay, thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu vẫn còn là vấn đề nghiên cứu chưa hoàn chỉnh. Hình thức miễn dịch thông dụng hiện nay là miễn dịch thụ động được tạo ra bằng cách tiêm truyền huyết thanh miễn dịch đối với bệnh thủy đậu và bệnh zona (varicella zoster immune globulin), chỉ được áp dụng hạn chế với một số ca bệnh nghiêm trọng hoặc có nguy cơ biến chứng cao. Mặc dù vậy, trong con số ước tính hơn 4 triệu trường hợp bệnh thủy đậu mỗi năm tại Hoa Kỳ, vẫn có đến khoảng 100 trường hợp tử vong vì bệnh này.

Thuốc chủng ngừa thủy đậu được chính thức sử dụng tại Hoa Kỳ từ năm 1995, có thể dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cũng như những người lớn tuổi chưa từng mắc bệnh này. Theo kết quả nghiên cứu, Cơ quan quản lý Thực, Dược phẩm Hoa Kỳ (The United States Food and Drug Administration – FDA) cho biết là loại thuốc chủng ngừa này được dự đoán sẽ có hiệu quả ngăn ngừa khoảng 70% – 90% trường hợp mắc bệnh. Mặc dù người được chủng ngừa vẫn mắc bệnh, nhưng với một dạng rất nhẹ và sau khi khỏi bệnh thì được miễn nhiễm với bệnh.

Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chủng ngừa trên thực tế vẫn chưa được chính thức ghi nhận, và các nhà khoa học vẫn chưa quyết định chính xác được là thuốc có thể tạo sự miễn dịch suốt đời hay khả năng miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian. Và nếu như khả năng miễn dịch giảm dần theo thời gian, thì những đứa trẻ được chủng ngừa khi lớn lên vẫn có khả năng bị mắc bệnh.

Khi chưa có những câu trả lời chắc chắn và thỏa đáng từ phía các nhà nghiên cứu thì đối với bệnh thủy đậu hiện nay việc phòng bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm vẫn là biện pháp cần phải chú ý hàng đầu.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi

Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.

Thực hành nuôi con bằng sữa bình

Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim

Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc

Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt

Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)

Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp xảy ra đột ngột và rất nhanh gọi là tăng nhãn áp cấp tính, do góc hẹp ở rìa giác mạc làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng dịch thể. Vì thế, bệnh còn được gọi là tăng nhãn áp góc đóng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt

Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.

Thực hành những vấn đề khi cho con bú

Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.

Khái niệm chung về biện pháp tránh thai tự nhiên

Ưu điểm chung của các biện pháp này là do không dùng thuốc cũng như không đưa bất kỳ dị vật nào vào cơ thể nên không có vấn đề chống chỉ định hoặc các phản ứng phụ liên quan đến sức khỏe và đời sống.

Thực hành khám thai định kỳ

Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai

Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông

Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn

Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai

Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị không đạt cực khoái

Khoảng 30 – 50% phụ nữ có một quãng thời gian nhất định nào đó trong đời khi mà việc giao hợp rất khó đạt đến cực khoái.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa da

Ngứa da không phải là một bệnh, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh. Khi bệnh nhân bị ngứa da kéo dài không có nguyên nhân rõ rệt, cần phải được chẩn đoán kỹ để loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một căn bệnh toàn thân đang tiềm ẩn.

Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em

Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm

Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chất tiết từ tai

Viêm tai giữa được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống, liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày, kèm theo với thuốc giảm đau như paracetamol.

Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học

Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng

Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.