- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng nhãn áp
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp xảy ra đột ngột và rất nhanh gọi là tăng nhãn áp cấp tính, do góc hẹp ở rìa giác mạc làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng dịch thể. Vì thế, bệnh còn được gọi là tăng nhãn áp góc đóng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tăng nhãn áp, hay còn gọi là bệnh glôcôm (glaucoma), là một bệnh không phổ biến lắm, nhất là tăng nhãn áp cấp tính (acute glaucoma) rất hiếm gặp. Mặc dù vậy, các biến chứng và tác hại của bệnh có thể rất nghiêm trọng, nên cần phát hiện sớm và điều trị tốt để tránh ảnh hưởng đến thị lực.
Nguyên nhân
Bình thường, chất dịch trong mắt chúng ta có một áp lực vừa phải để giữ cho phần giữa mắt có dạng tròn. Khi áp lực của chất dịch trong mắt gia tăng hơn mức bình thường gọi là tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp gây ra sự chèn ép đối với các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh thị giác và làm tổn thương các sợi thần kinh. Bệnh gây giảm thị lực, và trong các trường hợp nặng có thể dẫn đến mù hoàn toàn.
Tăng nhãn áp chậm, phát triển kéo dài trong nhiều ngày gọi là tăng nhãn áp mạn tính, hay tăng nhãn áp góc mở. Nguyên nhân của tình trạng này là sự tắc nghẽn dần dần chất dịch của mắt ở tiền phòng. Bệnh tiến triển chậm trong nhiều năm, áp lực chất dịch trong mắt tăng chậm, dần dần, cho đến khi đủ để gây ảnh hưởng cho mắt. Bệnh có tính di truyền nên thường xảy ra ở những người trong cùng một gia đình. Bệnh phát triển theo tuổi đời, thường bắt đầu từ khoảng 40 tuổi và tăng dần khi về già. Nếu áp lực tăng rất ít, không cần điều trị vì không gây triệu chứng đáng kể. Nếu tăng nhiều, sẽ có biểu hiện giảm thị lực và do đó cần được điều trị. Số người bị tăng nhãn áp mạn tính cần phải điều trị ở tuổi 40 chỉ khoảng 0,05%, trong khi tỷ lệ này ở độ tuổi 80 là 7%.
Tăng nhãn áp xảy ra đột ngột và rất nhanh gọi là tăng nhãn áp cấp tính, do góc hẹp ở rìa giác mạc làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng dịch thể. Vì thế, bệnh còn được gọi là tăng nhãn áp góc đóng.
Chẩn đoán
Tăng nhãn áp cấp tính rất hiếm gặp, gây đau nhiều ở mắt. Có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu đột ngột và có thể đau dữ dội ở vùng trên mắt hoặc ngay tại mắt. Mắt mờ và nhìn thấy những quầng sáng trước mắt. Trường hợp nghiêm trọng có thể đưa đến khiếm thị đột ngột, nghĩa là mất hẳn khả năng nhìn thấy. Đồng tử hơi giãn và thường có hình bầu dục thay vì hình tròn. Mắt ướt và bệnh nhân đặc biệt sợ ánh sáng. Thường gặp ở người trên 50 tuổi.
Tăng nhãn áp mạn tính không có triệu chứng, do nhãn áp tăng chậm và không làm thay đổi thị lực ngay nên bệnh nhân thường không biết sớm, chỉ
phát hiện được lúc thị lực đã giảm nhiều. Để phát hiện sớm, cần khám mắt định kỳ và đo nhãn áp. Đặc biệt chú ý khi trong gia đình đã phát hiện có người tăng nhãn áp.
Điều trị
Tăng nhãn áp cấp tính là một trường hợp cần cấp cứu với các biện pháp đồng thời như thuốc nhỏ, thuốc uống... để nhanh chóng làm hạ nhãn áp. Ngoài ra, sau khi đã kiểm soát được nhãn áp cũng cần phải phẫu thuật để ngăn ngừa những lần tăng nhãn áp tiếp tục xảy ra sau đó.
Tăng nhãn áp mạn tính có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt Timoptol (Timoptic) để làm hạ nhãn áp. Dùng loại có nồng độ từ 0,25 – 0,50%, nhỏ vào mắt mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 giọt. Trong thời gian dùng thuốc phải định kỳ kiểm tra nhãn áp để đảm bảo là thuốc có tác dụng. Nếu thuốc nhỏ mắt không có hiệu quả, cần dùng dạng viên uống có tác dụng kéo dài. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường phải dùng thuốc suốt đời để giữ cho nhãn áp không tăng. Nếu dùng đến thuốc viên cũng không có hiệu quả, khi kiểm tra vẫn thấy nhãn áp tăng dần và thị lực giảm, có thể cần đề nghị phẫu thuật để làm bình thường sự lưu thông của dòng dịch thể trong mắt.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi
Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị không đạt cực khoái
Khoảng 30 – 50% phụ nữ có một quãng thời gian nhất định nào đó trong đời khi mà việc giao hợp rất khó đạt đến cực khoái.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn
Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi
Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt đau không đỏ
Do bị viễn thị (longsightedness). Do bị chứng đau nửa đầu (migraine). Do bị viêm xoang (sinusitis). Do bị đau đầu vì căng thẳng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị RH âm khi mang thai
Những bà mẹ có Rh âm cần được tiêm kháng thể chống yếu tố D (kháng D) sau khi sinh để ngừa sự phát triển của kháng thể kháng D.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông
Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh
Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nấm candida
Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, chẳng hạn như huyết trắng hoặc các mảng trên niêm mạc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Tránh thai bằng tính vòng kinh
Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc
Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp
Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
Những mảnh nội mạc tử cung lạc chỗ vẫn đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc ở trong tử cung, nghĩa là vẫn chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ em
Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng dùng thuốc chống co giật nếu trẻ không còn co giật trong vòng 2 – 3 năm.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc
Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị zona
Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.
Khái niệm về các biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chất tiết từ tai
Viêm tai giữa được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống, liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày, kèm theo với thuốc giảm đau như paracetamol.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là những trường hợp bệnh hết sức phổ biến, đặc biệt thường gặp hơn ở trẻ em, bao gồm các viêm nhiễm tác động vào mũi, họng, xoang và thanh quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella
Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)
Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.