Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

2012-11-14 09:13 PM

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tăng lipid máu là chỉ chung các bệnh chuyển hóa có tăng cao lượng lipid hay chất béo trong máu. Một trong các dạng chất béo tăng cao gây nguy hiểm thường gặp nhất là cholesterol. Ngoài ra còn phải kể đến các dạng như triglycerid và lipoprotein.

Lipoprotein là sự kết hợp của các phân tử lipid và protein theo những tỷ lệ khác nhau. Nói một cách nôm na thì với tỷ lệ protein càng thấp, lipoprotein càng có hại cho sức khỏe. Người ta phân ra các loại như sau: rất thấp (very low density lipoprotein) thường gọi tắt là VLDL, thấp (low density lipoprotein) thường gọi tắt là LDL, và cao (high density lipoprotein) thường gọi tắt là

HDL. Tuy nhiên, HDL có lợi cho sức khỏe, thường được gọi là cholesterol có lợi, và không xếp vào nhóm làm tăng lipid máu.

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Nguyên nhân

Do di truyền.

Suy tuyến giáp (nhược giáp).

Tiểu đường.

Suy thận.

Hội chứng Cushing.

Do dùng các thuốc corticosteroid hay estrogen.

Chẩn đoán

Cần chú ý thăm dò tiền sử bệnh của những người trong cùng một gia đình.

Quan sát các triệu chứng thường gặp ở bệnh này như: các nốt mỡ ở da, đau bụng, béo phì, viêm tụy...

Tiến hành xét nghiệm máu để xác định nồng độ cholesterol trong các trường hợp sau:

Tăng huyết áp.

Tiểu đường.

Có tiền sử mắc bệnh mạch vành hoặc bất cứ nguy cơ nào về các bệnh tim mạch, chẳng hạn như đã từng bị một cơn đau tim, phẫu thuật nghẽn mạch, tạo hình mạch, hoặc một xét nghiệm bất thường cho thấy có bệnh tim...

Có kết hợp các nguy cơ gây bệnh cao như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, ít vận động cơ thể...

Kết quả chẩn đoán dựa vào nồng độ cholesterol trong máu qua xét nghiệm thường được gợi ý như sau:

Tổng lượng cholesterol đo được vào thời điểm bất kỳ trong ngày luôn thấp hơn 5,5 mmol/L (hoặc thấp hơn 200 mg/dl) được xem là bình thường.

Tổng lượng cholesterol hơi cao hơn mức trên kết hợp với các nguy cơ gây bệnh cao như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, ít vận động cơ thể... được xem là gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Tổng lượng cholesterol rất cao, chẳng hạn như trên mức 10 mmol/L gợi ý cho thấy có thể là một trường hợp tăng lipid máu do yếu tố di truyền.

Cần chú ý là cholesterol tăng cao bất thường trong một số trường hợp sau:

Tiểu đường (diabetes mellitus).

Hội chứng thận hư.

Suy tuyến giáp.

Phụ nữ đang mang thai.

Điều trị

Khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng cholesterol cao hơn mức 10 mmol/L, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện.

Khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng cholesterol ở mức từ 5,5 mmol/L đến 10 mmol/L, cần đánh giá toàn bộ các nguy cơ về bệnh mạch vành.

Bệnh nhân có tiền sử các bệnh tim mạch cần duy trì mức cholesterol trong máu (đo vào lúc bụng đói) ở khoảng dưới 5 mmol/L. Nếu các biện pháp không dùng thuốc không giúp duy trì được mức cholesterol trong máu ở khoảng này, có thể cho dùng một trong các thuốc làm hạ cholesterol thuộc nhóm statin, chẳng hạn như Zocor (simvastatin) với liều khởi đầu khoảng 10 mg, mỗi ngày một lần.

Tất cả các bệnh nhân có mức cholesterol cao đều nên được hướng dẫn các biện pháp có thể giúp hạ thấp mức cholesterol mà không cần dùng thuốc, chẳng hạn như:

Duy trì thể trọng hợp lý, hay nói cách khác là bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp giảm cân nếu đang trong tình trạng quá cân hoặc béo phì. Chỉ số trọng lượng cơ thể (body mass index  – BMI) được tính bằng trọng lượng cơ thể (kilogam) chia cho bình phương chiều cao (mét). Chỉ số này cao hơn 28 ở nam giới hoặc cao hơn 27 ở nữ giới được xem là bắt đầu rơi vào tình trạng béo phì. Nên cố gắng giảm cân sao cho chỉ số BMI là 25 ở nam giới và 23 ở nữ giới. Các biện pháp giảm cân có thể là kết hợp giữa chế độ ăn uống và rèn luyện cơ thể.

Giảm tối đa lượng chất béo trong bữa ăn, nhất là các chất béo bão hòa và cholesterol.

Áp dụng chế độ ăn kiêng hợp lý cho các bệnh nhân có bệnh tim mạch.

Hướng dẫn bệnh nhân lập bảng theo dõi các món ăn hằng ngày để qua đó xác định các món ăn có chất béo bão hòa cần loại trừ.

Hướng dẫn bệnh nhân gia tăng lượng carbohydrat trong bữa ăn và các món ăn có ít hoặc không có chất béo, hoặc chỉ dùng một số ít chất béo dạng chưa bão hòa (unsaturated fat).

Bỏ thuốc lá và hạn chế tối đa việc uống rượu, bia...

Khi lượng cholesterol đã được kiểm soát ở mức có thể chấp nhận, cần tiếp tục:

Theo dõi bệnh nhân với tần suất kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần.

Hướng dẫn bệnh nhân tiếp tục chế độ ăn kiêng và rèn luyện thể lực, gia tăng vận động cơ thể để duy trì kết quả đã đạt được.

Nếu kết quả cho thấy mức cholesterol đo ngẫu nhiên vẫn cao và bệnh nhân có các nguy cơ về bệnh tim mạch, đề nghị cho kiểm tra mức cholesterol và triglycerid vào lúc đói. Nếu kết quả đo vào lúc đói vẫn cao và kéo dài đến 3 tháng sau đó, chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mí mắt

Viêm mí mắt thường là do dùng tay bẩn dụi vào mắt, hoặc cũng có thể là do đi kèm với các bệnh chàm ở da hay gàu da đầu, và nhất là viêm da tiết bã nhờn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt

Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt

Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tai biến mạch não

Nghẽn mạch, hay thuyên tắc mạch, là tình trạng tắc nghẽn do một khối (thường là cục máu đông) trong động mạch não.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn

Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.

Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục

Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc

Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau đầu

Do trải qua sự căng thẳng: làm việc căng thẳng quá lâu, hoặc ở quá lâu trong môi trường nhiều tiếng ồn, hoặc liên tục gặp phải những vấn đề gây lo lắng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi

Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.

Thực hành tránh thai sau giao hợp

Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ sơ sinh

Tìm các dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ có thể nắn sửa, thóp trước đầy lên bất thường có thể gợi ý tràn dịch màng não và cần phải siêu âm chẩn đoán ngay.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson

Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não

Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt đau không đỏ

Do bị viễn thị (longsightedness). Do bị chứng đau nửa đầu (migraine). Do bị viêm xoang (sinusitis). Do bị đau đầu vì căng thẳng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai

Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.

Thực hành những vấn đề khi cho con bú

Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh

Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực

Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).

Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng

Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa da

Ngứa da không phải là một bệnh, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh. Khi bệnh nhân bị ngứa da kéo dài không có nguyên nhân rõ rệt, cần phải được chẩn đoán kỹ để loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một căn bệnh toàn thân đang tiềm ẩn.