- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (infectious mononucleosis) là bệnh truyền nhiễm có đặc điểm gây sốt cao, làm cho trẻ mệt mỏi, uể oải và làm sưng to các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết vùng cổ sưng rất to, có thể sờ thấy ngay bên dưới cằm. Bệnh có thể xuất hiện như những trường hợp riêng biệt, nhưng cũng có thể bùng phát thành dịch bệnh.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhiều nhất là trong khoảng 15 – 17 tuổi. Thời gian ủ bệnh từ 7 – 10 ngày, thời gian phát bệnh có thể từ 1 – 8 tuần, nhưng thường gặp nhất là trong khoảng từ 2 – 4 tuần. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân có thể vẫn tiếp tục tình trạng sức khỏe yếu ớt trong nhiều tháng.
Nguyên nhân
Bệnh gây ra do một loại virus có tên là Epstein- Barr.
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên trong các lympho bào (bạch cầu đơn nhân) làm cho các tế bào này thay đổi hình dạng.
Chẩn đoán
Thời gian ủ bệnh từ 7 – 10 ngày. Sau đó, xuất hiện các triệu chứng như:
Sốt cao (39 – 400C), có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần.
Biếng ăn, ăn không ngon, sụt cân nhanh.
Mệt mỏi, uể oải.
Đau họng, có thể rất nghiêm trọng.
Hạch bạch huyết vùng cổ sưng to, cũng có thể ở cả các hạch khác trong cơ thể.
Đau đầu.
Đôi khi có đau nhức cơ bắp.
Trong một số ít trường hợp có những đốm nhỏ nổi thành vùng trên da, có thể là những đốm phẳng hoặc nổi cộm lên bề mặt da.
Đau bụng.
Lách to.
Một số biện pháp sau đây có thể được áp dụng trong chẩn đoán xác định bệnh:
Công thức máu toàn bộ và phết máu thường cho kết quả tăng bạch cầu trung tính khoảng 10 – 20 x 109/L.
Trong máu của bệnh nhân thường xuất hiện kháng thể heterophile, được xem là một yếu tố chẩn đoán khá chính xác.
Xét nghiệm chức năng gan thường cho thấy có bất thường nhưng không nghiêm trọng.
Xét nghiệm Monospot cho kết quả dương tính ở hầu hết các ca bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, nhất là khi thực hiện vào khoảng 3 tuần sau khi phát bệnh. Kết quả âm tính giả thường gặp khi xét nghiệm được thực hiện vào tuần đầu tiên.
Ít khi có biến chứng, nhưng thỉnh thoảng có thể gặp:
Viêm gan.
Viêm phổi, hiếm gặp hơn.
Vỡ lách.
Một số vấn đề khác thuộc hệ thần kinh, máu và đường hô hấp.
Điều trị
Không có thuốc đặc trị. Vì thế, điều trị chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.
Kháng sinh không có hiệu quả trị bệnh, ngược lại có thể làm cho da nổi mẩn đỏ nhiều hơn.
Khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng thuốc giảm đau nếu các triệu chứng gây khó chịu nhiều.
Nếu đau họng nhiều, dùng metronidazol 200mg, mỗi ngày 3 lần có thể làm giảm tổn thương ở họng.
Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, dùng prednisolon 30mg, mỗi ngày một lần, liên tục trong một tuần.
Nếu có dấu hiệu trầm cảm nghiêm trọng hơn các triệu chứng khác, có thể dùng một trong các loại thuốc chống trầm cảm như imipramin (Imizin, Tofranil...), amitriptylin (Laroxyl, Tryptizol, Elavil...), desipramin hay nortriptylin.
Hầu hết các trường hợp bệnh tự khỏi sau khoảng 4 tuần, hoặc cũng có thể kéo dài đến 8 tuần. Một số ít trường hợp có thể có hội chứng mệt mỏi kéo dài, có thể là nhiều tháng. Trong tất cả các trường hợp, cần quan tâm đúng mức đến sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân sau cơn bệnh.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị rối loạn tiêu hóa
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của bệnh nhân để phát hiện và xác định nguyên nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu
Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.
Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị
Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.
Viên uống tránh thai đơn thuần
Những phụ nữ cảm thấy khó chịu do các tác dụng phụ của estrogen trong viên kết hợp, chẳng hạn như phù nề do ứ nước, tăng cân theo chu kỳ, đau đầu, nám da.
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là những trường hợp bệnh hết sức phổ biến, đặc biệt thường gặp hơn ở trẻ em, bao gồm các viêm nhiễm tác động vào mũi, họng, xoang và thanh quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh
Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh
Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Thực hành khám thai định kỳ
Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nôn khi mang thai
Trong những trường hợp bất thường, khi nôn rất nghiêm trọng có thể làm suy yếu sức khỏe, mất nước... cần cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mí mắt
Viêm mí mắt thường là do dùng tay bẩn dụi vào mắt, hoặc cũng có thể là do đi kèm với các bệnh chàm ở da hay gàu da đầu, và nhất là viêm da tiết bã nhờn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt đau không đỏ
Do bị viễn thị (longsightedness). Do bị chứng đau nửa đầu (migraine). Do bị viêm xoang (sinusitis). Do bị đau đầu vì căng thẳng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau họng
Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau ngực
Nếu bệnh nhân có tiền sử các bệnh nhồi máu cơ tim, phình mạch tách, thuyên tắc mạch phổi, hoặc có thể trạng rất yếu, cần chuyển ngay đến bệnh viện.
Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu
Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh ở cổ tử cung
Nếu có kèm theo các triệu chứng như đau vùng chậu, giao hợp đau, có chất tiết ra từ âm đạo, lấy dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau vùng chậu
Sử dụng doxycyclin 100mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 2 tuần, cùng với metronidazol 400mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.