Thực hành chẩn đoán và điều trị rong kinh

2012-11-13 04:17 PM

Thăm khám vùng chậu để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như u buồng trứng hay u tử cung... Có thể siêu âm vùng chậu nếu cần.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rong kinh là tình trạng chảy máu âm đạo nhiều một cách bất thường khi hành kinh, thường khoảng trên 90ml, so với mức độ thông thường trung bình chỉ có khoảng 60ml. Cần phân biệt với đa kinh là tình trạng rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho người bệnh có nhiều kỳ kinh hơn so với người bình thường. Nếu lượng máu ra nhiều nhưng đều đặn thì hiếm khi có liên quan đến bệnh lý vùng chậu.

Nguyên nhân

Do sự mất cân bằng giữa 2 loại hormon kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt là estrogen và progesteron, làm cho lớp nội mạc tử cung trở nên quá dày, và do đó lượng máu ra nhiều hơn.

Rong kinh cũng có thể do một số bệnh tử cung như u xơ tử cung, polyp, viêm vùng chậu...

Trong một số trường hợp là do dùng dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung.

Chẩn đoán

Xác định lượng máu ra trong mỗi kỳ kinh nhiều đến mức độ nào.

Máu ra đều đặn hay có dấu hiệu bất thường, có hay không có các cục máu đông.

Tìm hiểu các triệu chứng của bệnh thiếu máu.

Xác định nồng độ hemoglobin.

Thăm khám vùng chậu để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như u buồng trứng hay u tử cung... Có thể siêu âm vùng chậu nếu cần.

Kiểm tra hormon kích thích nang noãn (FSH) nếu nghi ngờ là ở giai đoạn mãn kinh.

Phụ nữ dưới 40 tuổi bị rong kinh thường ít nguy cơ có liên quan đến bệnh lý thực thể. Nếu là phụ nữ trên 40 tuổi, cần thăm khám kỹ để phát hiện các bệnh lý thực thể.

Nếu rong kinh khởi phát đột ngột, cần xem xét ngay đến việc chuyển chuyên khoa.

Điều trị

Nếu đang dùng dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung, đề nghị lấy ra và xem xét việc thay thế bằng một biện pháp tránh thai khác.

Hướng dẫn người bệnh ghi chép đầy đủ thông tin về mỗi kỳ kinh nguyệt.

Dùng acid mefenamic 250 – 500mg, mỗi ngày 3 lần.

Chỉ dùng trong lúc hành kinh, vào khoảng vài ngày khi có chảy máu nhiều nhất.

Nếu kèm theo nhu cầu tránh thai, cho dùng viên tránh thai kết hợp với hàm lượng progesteron cao có thể có hiệu quả.

Progestogen, chẳng hạn như norethisterone 5-10mg mỗi ngày 2 lần, từ ngày thứ 19 đến ngày thứ 26 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chu kỳ kinh nguyệt bị rút ngắn, bắt đầu liệu trình kéo dài 8 ngày này vào khoảng 10 ngày trước kỳ kinh. Lý do sử dụng progestogen vẫn chưa được giải thích rõ.

Để kiểm soát khi ra máu quá nhiều, cho dùng norethisterone đến liều tối đa 10mg, mỗi ngày 3 lần. Thường thì máu sẽ ngừng chảy sau 48 giờ. Khi đó, giảm liều còn 5mg, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 12 ngày. Thường thì bệnh nhân có thể bị chảy máu khi ngừng thuốc.

Trong một số trường hợp, có thể cân nhắc sử dụng:

Thuốc kháng tiêu fibrin, chẳng hạn như acid aminocaproic, 1 – 2 gói, mỗi ngày 4 lần, hoặc ethamsylate 500mg, mỗi ngày 4 lần trong thời gian hành kinh. Chỉ dùng ngắn hạn.

Danazol 200mg mỗi ngày, liên tục trong 3 tháng.

Rất thường gặp tác dụng phụ.

Khi bệnh nhân tỏ ra không đáp ứng với điều trị, cân nhắc việc chuyển chuyên khoa, có thể phải điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung hoặc tử cung.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt

Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi

Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.

Thực hành khám thai định kỳ

Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng

Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc

Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp

Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.

Thực hành chẩn đoán có thai

Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc

Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nấm candida

Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, chẳng hạn như huyết trắng hoặc các mảng trên niêm mạc.

Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn

Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị RH âm khi mang thai

Những bà mẹ có Rh âm cần được tiêm kháng thể chống yếu tố D (kháng D) sau khi sinh để ngừa sự phát triển của kháng thể kháng D.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông

Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run

Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Giao hợp nam nữ đôi khi cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ. Do sự cọ xát khi giao hợp, vi khuẩn bị đẩy lên bàng quang dễ hơn, vì lỗ tiểu nằm rất gần cửa âm đạo.

Thực hành kiểm tra sau sinh

Bụng dưới trong tư thế giãn cơ. Khi cơ thẳng bụng có khoảng cách đáng kể (có thể đưa 3 ngón tay vào giữa), nên chuyển đến bác sĩ điều trị vật lý sản khoa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ em

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng dùng thuốc chống co giật nếu trẻ không còn co giật trong vòng 2 – 3 năm.

Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp

Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi

Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ

Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.