Thực hành chẩn đoán và điều trị rối loạn tiêu hóa

2012-11-14 03:17 PM

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của bệnh nhân để phát hiện và xác định nguyên nhân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rối loạn tiêu hóa là cụm từ dùng để chỉ chung các triệu chứng có liên quan đến việc tiêu hóa thức ăn như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó chịu... Sự khó tiêu sau bữa ăn cũng được gọi là rối loạn tiêu hóa và được mô tả với cảm giác khó chịu ở phần trên bụng, thường là do ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, ăn nhiều gia vị chua, cay hoặc nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật. Khó tiêu cũng có một số trường hợp do thần kinh, với nguyên nhân thường gặp là căng thẳng quá mức. Nếu khó tiêu kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần, có thể có liên quan đến các chứng sỏi mật, viêm thực quản hoặc loét dạ dày.

Nguyên nhân

Thức ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo, nhiều gia vị kích thích. Ăn uống không điều độ, ăn vào lúc quá đói, hoặc ăn quá no, ăn nhanh, không nhai kỹ.

Do dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như các thuốc kháng viêm không steroid hoặc aspirin.

Dùng nhiều chất kích thích và gây hại cho đường tiêu hóa như rượu, thuốc lá, cà phê...

Có nhiều căng thẳng tinh thần hay trải qua nhiều cảm xúc quá mạnh như lo buồn, đau khổ, sợ hãi...

Một số bệnh ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, sỏi mật hoặc viêm thực quản.

Chẩn đoán

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của bệnh nhân để phát hiện và xác định nguyên nhân.

Một số trường hợp có thể không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt, nhưng thường thì các triệu chứng luôn có khuynh hướng giảm nhanh và không kéo dài.

Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể cần thực hiện nếu bệnh diễn tiến phức tạp hoặc kéo dài với nguyên nhân chưa được xác định:

Nội soi thường cho kết quả có độ chính xác nhất.

Chụp X quang với thuốc cản quang baryt, đôi khi tăng liều gấp đôi, thường giúp phát hiện hoặc loại trừ khả năng có ung thư.

Một số xét nghiệm khác như kiểm tra độ pH hay đo áp lực trong thực quản đôi khi cũng được dùng đến.

Các trường hợp có nguy cơ ung thư cao, với nhiều triệu chứng kèm theo đáng ngờ như biếng ăn, sụt cân nhanh chóng, nôn, rối loạn ngôn ngữ, thiếu máu... nhất là khi bệnh nhân trên 45 tuổi, cần được chuyển ngay đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện.

Điều trị

Trong phần lớn các trường hợp rối loạn tiêu hóa, không cần thiết phải điều trị bằng thuốc. Chỉ cần xác định đúng nguyên nhân và hướng dẫn người bệnh loại trừ nguyên nhân thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất. Chẳng hạn như:

Ngừng dùng các thuốc kháng viêm không steroid hoặc aspirin.

Ngừng hút thuốc lá hoặc uống rượu, cà phê, hoặc giảm bớt các chất gia vị gây kích thích, giảm bớt lượng chất béo trong bữa ăn, nhất là mỡ động vật.

Khuyên bệnh nhân giữ chế độ ăn uống điều độ, không để quá đói, không ăn quá no, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn.

Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng tinh thần hoặc nghỉ ngơi thư giãn để vượt qua những bất ổn về cảm xúc...

Các trường hợp do bệnh đường tiêu hóa gây ra, cần điều trị các bệnh đó, chẳng hạn như điều trị viêm loét dạ dày, viêm thực quản hay sỏi mật.

Với các trường hợp có triệu chứng nhẹ, có thể dùng một loại thuốc kháng acid thông thường, chẳng hạn như magie trisilicat (Alusi) 5g, chia làm 3 lần trong ngày, uống sau bữa ăn hoặc khi đau.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng acid nhẹ hoặc có các biểu hiện viêm loét đường tiêu hóa, có thể cho dùng một loại thuốc kháng thụ thể H2 , chẳng hạn như Cimetidin, Famotidin... 400mg, ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày. Nếu có kết quả tốt, cần điều trị tiếp tục khoảng 3 tuần nữa.

Các trường hợp rối loạn tiêu hóa không có loét, với triệu chứng rối loạn nhu động ruột như buồn nôn hoặc trướng bụng, có thể điều trị bằng các loại thuốc như metoclopramid, domperidon hay cisaprid.

Các trường hợp đáp ứng kém với thuốc kháng thụthể H2 hoặc tái phát ngay sau khi ngừng thuốc cần được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị

Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.

Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng

Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt

Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn

Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau

Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lang ben

Dùng thuốc bôi tại chỗ có chứa selen sulfur, chẳng hạn như Selsun. Trước tiên, vệ sinh toàn thân bằng cách tắm sạch với dung dịch tẩy rửa Mercryl Laurylé.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run

Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt

Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.

Thực hành chẩn đoán có thai

Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ sơ sinh

Tìm các dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ có thể nắn sửa, thóp trước đầy lên bất thường có thể gợi ý tràn dịch màng não và cần phải siêu âm chẩn đoán ngay.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt

Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau lưng khi mang thai

Hướng dẫn người bệnh về những tư thế đúng, tránh việc ưỡn cột sống vào lúc đứng cũng như lúc ngồi, có thể dùng một vật đỡ phía sau lưng có tính đàn hồi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi

Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.

Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp

Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi

Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).

Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt đau không đỏ

Do bị viễn thị (longsightedness). Do bị chứng đau nửa đầu (migraine). Do bị viêm xoang (sinusitis). Do bị đau đầu vì căng thẳng.

Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em

Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nấm candida

Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, chẳng hạn như huyết trắng hoặc các mảng trên niêm mạc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương

Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rong kinh

Thăm khám vùng chậu để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như u buồng trứng hay u tử cung... Có thể siêu âm vùng chậu nếu cần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau ngực

Nếu bệnh nhân có tiền sử các bệnh nhồi máu cơ tim, phình mạch tách, thuyên tắc mạch phổi, hoặc có thể trạng rất yếu, cần chuyển ngay đến bệnh viện.