Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị

2012-11-13 08:09 PM

Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất thường là 5 – 9 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào.

Do sự lây lan dễ dàng và nhanh chóng nên quai bị có thể bùng phát thành những trận dịch lớn, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, nhất là ở các trường học, nơi trẻ em thường xuyên tiếp xúc tập trung. Từ khoảng năm 1967, thuốc chủng ngừa bệnh quai bị được phát minh và sử dụng rộng rãi đã giúp đẩy lùi nguy cơ này.

Nguyên nhân

Bệnh quai bị gây ra do một loại virus, chủ yếu tấn công vào các mô hạch và mô thần kinh.

Virus gây bệnh có rất nhiều trong nước bọt của người đã mắc bệnh. Từ đó được người bệnh đưa vào không khí khi nói, ho hoặc nhổ nước bọt... Virus trôi nổi lơ lửng trong môi trường không khí và lây nhiễm sang người khác.

Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 15 – 21 ngày.

Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.

Người đã bị bệnh quai bị một lần, sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch tự nhiên suốt đời đối với bệnh này, vì chỉ có một chủng virus duy nhất gây bệnh. Thuốc chủng ngừa bệnh quai bị hiện đang được sử dụng rất có hiệu quả và hoàn toàn an toàn.

Chẩn đoán

Các triệu chứng khởi đầu thường rất nhẹ

Sốt nhẹ, kéo dài trong 2 – 3 ngày.

Cảm giác mệt mỏi.

Biếng ăn, ăn không ngon.

Khô miệng.

Các triệu chứng khởi phát bệnh

Đặc trưng là sưng tuyến mang tai (2 tuyến nước bọt nằm ở vị trí góc xương hàm, ngay bên dưới và phía trước tai), có thể ở một bên hoặc cả 2 bên. Tuyến mang tai sưng làm cho góc hàm không thể sờ nắn được, điều này giúp phân biệt với bệnh hạch bạch huyết vùng cổ hay hàm dưới. Sưng tuyến mang tai thường kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày.

Hai tuyến mang tai có thể cùng lúc sưng đau, nhưng cũng có thể chỉ một trong hai tuyến. Trong trường hợp sưng một tuyến thì khi tuyến này xẹp xuống, tuyến còn lại sẽ bắt đầu sưng lên.

Các triệu chứng chung là sốt, đau đầu, khó nhai, biếng ăn. Tất cả triệu chứng thường mất đi sau khoảng 12 ngày.

Chẩn đoán xác định đôi khi cần xét nghiệm tìm kháng thể chống virus trong máu người bệnh, nuôi cấy nước bọt hoặc nước tiểu.

Bệnh quai bị có thể gây các biến chứng

Viêm màng não lympho bào cấp tính.

Viêm tinh hoàn, xảy ra ở khoảng một phần tư số ca bệnh nam giới sau tuổi dậy thì. Khi bị viêm tinh hoàn, một hoặc cả hai bên tinh hoàn sưng lên và đau trong vòng 2 – 4 ngày rồi xẹp. Với một tỷ lệ khá hiếm hoi, viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh.

Đau bụng, thường do viêm tụy tạng hoặc viêm buồng trứng.

Virus tấn công vào dây thần kinh thính giác có thể gây điếc, nhưng biến chứng này rất hiếm gặp.

Điều trị

Không có thuốc điều trị đặc hiệu, nên chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng.

Cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường và uống nhiều nước. Hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan.

Thuốc giảm đau và hạ nhiệt thông thường như aspirin, acetaminophen hay paracetamol để giảm nhẹ các triệu chứng.

Với các trường hợp bị viêm tinh hoàn, có thể điều trị hiệu quả với prednisolon 40mg, mỗi ngày một lần, liên tục trong 4 ngày.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não, cần chuyển ngay bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện, ngay cả khi việc điều trị không khác biệt mấy, bởi vì bệnh nhân cần sớm được chọc dò tủy sống (thủ thuật rút dịch não tủy) để xác định ngay việc có hay không vi khuẩn gây viêm màng não.

Chủng ngừa

Chủng ngừa bệnh quai bị thường được thực hiện cùng lúc với chủng ngừa bệnh sởi, khi trẻ được 9 đến 15 tháng tuổi, và nếu trễ nhất cũng không nên để quá 4 tuổi. Thuốc chủng ngừa bệnh quai bị chính thức được sử dụng tại Hoa Kỳ từ năm 1967. Trước đó, vào năm 1964, người ta ghi nhận khoảng 212.000 ca bệnh quai bị tại quốc gia này. Sau khi sử dụng thuốc chủng ngừa, cho đến năm 1999 thì tổng số các trường hợp mắc bệnh quai bị chỉ còn không đến 400 ca.

Chủng ngừa là phương thức đơn giản nhất để chống lại bệnh quai bị. Thuốc hoàn toàn an toàn và hiệu quả, có thể tạo ra khả năng miễn dịch suốt đời cho trẻ.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng

Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt bell

Có thể rút ngắn thời gian hồi phục bằng cách cho dùng prednisolon 40mg mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó giảm liều thấp dần sao cho sau 3 tuần nữa thì không còn dùng thuốc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh

Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chấy

Thuốc gội đầu có chứa malathion hay carbaryl đều có hiệu quả tốt. Bôi thuốc lên đầu, để yên khoảng 12 giờ rồi gội sạch. Có thể dùng lược răng dày để chải sạch xác chấy và trứng sau khi gội.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lang ben

Dùng thuốc bôi tại chỗ có chứa selen sulfur, chẳng hạn như Selsun. Trước tiên, vệ sinh toàn thân bằng cách tắm sạch với dung dịch tẩy rửa Mercryl Laurylé.

Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì

Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Có thể dùng progesteron và progestogen khi nghi ngờ thiếu một phần progesteron trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ. Do đó, việc điều trị chỉ áp dụng trong giai đoạn hoàng thể.

Thực hành tránh thai sau giao hợp

Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ

Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng

Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.

Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud

Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm

Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.

Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn

Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.

Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai

Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run

Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh

Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt đau không đỏ

Do bị viễn thị (longsightedness). Do bị chứng đau nửa đầu (migraine). Do bị viêm xoang (sinusitis). Do bị đau đầu vì căng thẳng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não

Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.