- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh lý rối loạn thần kinh kiểm soát các cơ, gây run tay, run chân, cứng và yếu cơ, khó giữ thăng bằng khi đi đứng. Hội chứng Parkinson là những trường hợp có các
triệu chứng tương tự như run, cứng đờ, khó nói hoặc nói lắp, cử động chậm chạp và da mặt trơ không biểu lộ cảm xúc, nhưng có các nguyên nhân khác nhau như ngộ độc carbon oxid, mangan, thủy ngân... hoặc di truyền như trong bệnh Wilson, hoặc do dùng các thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm... Hội chứng Parkinson cũng thường xuất hiện ở khoảng 1% những người trên 60 tuổi.
Thường thì giai đoạn đầu của bệnh Parkinson chưa gây ảnh hưởng đến trí năng, nhưng giọng nói có thể chậm và ngập ngừng, chữ viết trở nên rất nhỏ. Người bệnh rất thường bị trầm cảm. Khoảng một phần ba số bệnh nhân vào giai đoạn cuối có biểu hiện mất trí.
Nguyên nhân
Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh cụ thể vẫn chưa được xác định, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và các tác động từ môi trường cũng như sự phát triển không bình thường của tế bào.
Quan sát tiến triển của bệnh cho thấy có nguyên nhân trực tiếp từ sự giảm sút trong sản xuất dopamin của một số tế bào thần kinh đặc biệt. Ở người bệnh Parkinson, các tế bào có chức năng sản xuất dopamin bị hủy diệt hàng loạt, dẫn đến giảm mạnh chất này trong cơ thể. Do thiếu dopamin, một số tế bào thần kinh liên quan không được kích thích đúng mức, dẫn đến người bệnh mất khả năng kiểm soát các hoạt động của bản thân. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng vừa nói trên vẫn chưa được làm rõ.
Một công trình nghiên cứu được công bố tại Hoa Kỳ vào năm 2000 cho thấy ở người bệnh Parkinson còn có sự giảm số lượng các sợi thần kinh ở tim. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh Parkinson cũng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ở các cơ quan khác nằm bên ngoài não bộ. Điều này giải thích một số các triệu chứng thường gặp ở bệnh này như tụt huyết áp, táo bón, khó tiểu...
Chẩn đoán
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.
Người bệnh thường run khi nghỉ ngơi và giảm run khi cử động hoặc làm việc.
Dần dần, bệnh gây ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể, gây cứng, yếu và run cơ, làm người bệnh đi kéo lê chân và lảo đảo, mất thăng bằng.
Khi bệnh phát triển, bệnh nhân đi những bước ngắn, run rẩy và mất khả năng kiểm soát. Bàn tay cũng run liên tục, run nhiều hơn khi nghỉ ngơi và giảm bớt khi vận động.
Run có thể lan đến đầu, làm người bệnh thường có dáng điệu gật gù.
Người bệnh có dáng điệu cứng nhắc, chậm chạp và dần dần trở nên khó khăn ngay cả khi thực hiện những công việc đơn giản trong sinh hoạt thường ngày như ăn uống, tắm rửa, thay quần áo...
Điều trị
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh Parkinson. Việc điều trị chủ yếu nhắm đến kiểm soát tốt các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
Levodopa (hay L-dopa) là loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. Tác dụng của thuốc dựa trên cơ chế là khi vào não chất này sẽ được chuyển thành dopamin. Tuy nhiên, khi dùng đơn độc có đến 95% thuốc được cơ thể chuyển hóa thành dopamin trước khi vào được não bộ, do đó gây ra nhiều tác dụng phụ hơn là tác dụng điều trị chính. Để khắc phục nhược điểm này, người ta dùng kết hợp levodopa với carbidopa, giúp tăng thêm lượng levodopa đến não trước khi chuyển thành dopamin. Các loại thuốc kết hợp theo cách này hiện được dùng phổ biến là Sinemet, Atamet... Ngoài ra còn có loại thuốc tương tự kết hợp carbidopa và benserazid được bán với nhãn hiệu Madopar cũng rất có hiệu quả trong điều trị bệnh Parkinson.
Nên bắt đầu với liều L-dopa thấp nhất, 100mg mỗi ngày một lần. Tùy theo sự đáp ứng của bệnh nhân, tăng liều sau nhiều tuần cho đến khi đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, có thể đến 400 – 800mg/ngày, chia ra nhiều lần. Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc có thể là buồn nôn, nôn, biếng ăn và giảm huyết áp tư thế.
Nếu cần thiết có thể dùng thêm các thuốc chống tiết cholin tổng hợp, chẳng hạn như trihexyphenidyl (Triphenidyl, Artane...), benzhexol... Các thuốc này có tác dụng tốt với những bệnh nhân vừa bị cứng đờ vừa bị run. Liều khởi đầu 2mg, mỗi ngày 2 lần, tăng dần cho đến 5mg, mỗi ngày hai lần. Lưu ý tác dụng phụ của thuốc có thể gây khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, táo bón, khó điều tiết mắt, mạch nhanh.
Các trường hợp sau đây nên chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện:
Bệnh nhân còn trẻ tuổi.
Chẩn đoán không chắc chắn.
Không đáp ứng với điều trị.
Bệnh nhân không chịu được các tác dụng phụ của thuốc.
Điều trị có hiệu quả trong thời gian đầu nhưng sau đó bệnh tiến triển và điều trị không còn mang lại hiệu quả.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn
Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho
Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục
Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ sơ sinh
Tìm các dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ có thể nắn sửa, thóp trước đầy lên bất thường có thể gợi ý tràn dịch màng não và cần phải siêu âm chẩn đoán ngay.
Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp xảy ra đột ngột và rất nhanh gọi là tăng nhãn áp cấp tính, do góc hẹp ở rìa giác mạc làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng dịch thể. Vì thế, bệnh còn được gọi là tăng nhãn áp góc đóng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chấy
Thuốc gội đầu có chứa malathion hay carbaryl đều có hiệu quả tốt. Bôi thuốc lên đầu, để yên khoảng 12 giờ rồi gội sạch. Có thể dùng lược răng dày để chải sạch xác chấy và trứng sau khi gội.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não
Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh
Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp
Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
Những mảnh nội mạc tử cung lạc chỗ vẫn đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc ở trong tử cung, nghĩa là vẫn chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lang ben
Dùng thuốc bôi tại chỗ có chứa selen sulfur, chẳng hạn như Selsun. Trước tiên, vệ sinh toàn thân bằng cách tắm sạch với dung dịch tẩy rửa Mercryl Laurylé.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật
Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.
Tránh thai bằng tính vòng kinh
Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến
Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực
Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai
Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.
Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em
Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai
Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rong kinh
Thăm khám vùng chậu để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như u buồng trứng hay u tử cung... Có thể siêu âm vùng chậu nếu cần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.