- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhọt là một trường hợp nhiễm trùng da phổ biến, hình thành một hoặc nhiều vùng da bị viêm chứa đầy mủ, thường là nhiễm trùng nang lông. Vị trí nổi nhọt thường là phía sau cổ hoặc các vùng da ẩm như nách, bẹn... nhưng cũng có thể là bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trái với cách nghĩ của nhiều người, nhọt không phải là kết quả của việc vệ sinh da kém, mà là do lây nhiễm vi khuẩn từ những nguồn không xác định được.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus. Thông thường, loại vi khuẩn này vẫn cư trú trong mũi cũng như có rất nhiều trong môi trường không khí, trong nước, bám trên da... Tuy nhiên, để gây bệnh thì vi khuẩn này cần có nhiều điều kiện thuận lợi khác.
Vi khuẩn thường xâm nhập vào da qua các lỗ chân lông hoặc các vết thương nhỏ. Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.
Chẩn đoán
Triệu chứng khởi đầu là một chỗ sưng nhỏ dưới da, làm cho da trở nên nhạy cảm hơn. Chỗ sưng lan rộng dần và vùng da này trở nên đỏ, đau, sờ vào thấy hơi nóng ấm.
Dần dần, ở giữa nhọt trở nên mềm hơn và có bọng mủ.
Trong khoảng vài ba ngày, lượng mủ tăng dần và tự thoát lên bề mặt của nhọt, tạo thành một điểm nhỏ màu vàng, hay còn gọi là đầu nhọt.
Khi đầu nhọt vỡ, mủ thoát ra thì cảm giác đau nhức do bọng mủ được giảm nhẹ.
Có thể có viêm mạch bạch huyết nếu như nhọt xuất hiện ở khu vực có hạch bạch huyết.
Đôi khi cần lấy bệnh phẩm là mủ trong nhọt để cấy vi khuẩn nhằm xác định loại kháng sinh hợp lý để điều trị. Kiểm tra glucose niệu để loại trừ bệnh tiểu đường.
Thông thường nhọt tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần.
Nếu nhọt thường xuyên tái phát, dùng tăm bông ngoáy mũi lấy bệnh phẩm để xác định việc bệnh nhân mang vi khuẩn gây nhọt trong người.
Điều trị
Không dùng tay nặn mủ hay cố làm vỡ nhọt, vì có thể làm nhiễm trùng lan rộng.
Dùng thuốc giảm đau nếu nhọt gây đau nhiều.
Dùng kem bôi da có sulphat magnesi để bôi lên nhọt, có thể giúp nhọt mau vỡ miệng và cũng mau lành hơn.
Sau khi nhọt vỡ miệng và thoát mủ, cần rửa sạch với xà phòng diệt khuẩn và nước ấm, sau đó dùng gạc khô băng lại để bảo vệ vùng da này không bị nhiễm trùng.
Với các nhọt quá lớn hoặc căng tức và gây đau quá lâu, có thể dùng chlorid ethyl xịt lên gây tê rồi dùng dao mổ rạch nhọt, nặn nhẹ cho mủ thoát ra. Sau đó băng lại bằng gạc khô.
Nếu có dấu hiệu viêm mạch bạch huyết, cho dùng flucloxacillin 250mg, mỗi ngày 4 lần, liên tục trong 5 ngày.
Nếu xác định người bệnh mang vi khuẩn Staphylococcus (gây tái phát thường xuyên) thì cho dùng kem naseptin và flucloxacillin dạng viên uống. Hướng dẫn người bệnh dùng xà phòng diệt khuẩn để tắm trong vòng 2 tuần.
Với các nhọt lớn bất thường, gây đau nhức nhiều, hoặc kéo dài trên 2 tuần, nên chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục
Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương
Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp
Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc
Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chất tiết từ tai
Viêm tai giữa được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống, liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày, kèm theo với thuốc giảm đau như paracetamol.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh
Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan A
Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.
Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn
Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu
Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.
Thực hành nuôi con bằng sữa bình
Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho
Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh
Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nôn khi mang thai
Trong những trường hợp bất thường, khi nôn rất nghiêm trọng có thể làm suy yếu sức khỏe, mất nước... cần cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc
Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu khi mang thai
Hầu hết các trường hợp thiếu máu nhẹ thường là do thiếu sắt (Fe) và được điều trị bằng Pregaday mỗi ngày một viên (chứa 100mg sắt nguyên tố và 350μg folat).
Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt
Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.
Viên uống tránh thai đơn thuần
Những phụ nữ cảm thấy khó chịu do các tác dụng phụ của estrogen trong viên kết hợp, chẳng hạn như phù nề do ứ nước, tăng cân theo chu kỳ, đau đầu, nám da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là những trường hợp bệnh hết sức phổ biến, đặc biệt thường gặp hơn ở trẻ em, bao gồm các viêm nhiễm tác động vào mũi, họng, xoang và thanh quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai
Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.