- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi
Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nghẹt mũi là hiện tượng một hoặc hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm cho người bệnh không thể thở một cách dễ dàng. Việc phân biệt các trường hợp nghẹt một hay hai lỗ mũi thường không giúp ích gì cho chẩn đoán, trừ trường hợp đặc biệt là có dị vật nằm trong mũi. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa nghẹt mũi cấp tính chỉ kéo dài trong khoảng vài ba ngày với nghẹt mũi mạn tính có thể kéo dài đến trên 3 tuần lễ.
Nghẹt mũi cấp tính
Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng nghẹt mũi cấp tính có thể là:
Viêm mũi dị ứng.
Viêm xoang.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Có dị vật trong mũi.
Cục máu đông còn lại sau khi bị chảy máu mũi.
Chấn thương ở mũi.
Viêm niêm mạc mũi (gây sung huyết mũi).
Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân trên. Chú ý tìm các dấu hiệu có thể quan sát thấy được như cục máu đông trong mũi, dị vật, các chấn thương ở mũi...
Điều trị
Nếu xác định được nguyên nhân, tiến hành điều trị nguyên nhân. Về điều trị triệu chứng, có thể cho dùng các loại dung dịch thuốc nhỏ mũi như sunfarin, napthazolin... Các trường hợp nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng có thể sử dụng các thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng. Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamin dạng viên uống terfenadin có thể mang lại hiệu quả tốt. Nghẹt mũi do viêm xoang cấp tính thường kết hợp với chảy dịch mũi màu vàng, xanh hay có máu và rất nhạy cảm ở vùng mặt. Điều trị viêm xoang bằng kháng sinh hoặc trong một số trường hợp cần chụp X quang để xác định và chỉ định rửa xoang hay phẫu thuật dẫn lưu xoang.
Nghẹt mũi mạn tính
Nguyên nhân
Nghẹt mũi kéo dài quá lâu (trên 3 tuần lễ) có thể do những nguyên nhân tồn tại lâu dài chưa được xử trí, chẳng hạn như lệch vách ngăn mũi, nhiễm trùng đường hô hấp trên hay viêm xoang mạn tính...
Chẩn đoán
Giọng nói của bệnh nhân có âm mũi, nghĩa là cho thấy rõ mũi thường xuyên bị nghẹt.
Sổ mũi nhiều trong thời gian bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Trẻ em ngáy nhiều khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của nghẹt mũi mạn tính.
Viêm VA là nguyên nhân rất thường gặp gây ra nghẹt mũi kéo dài ở trẻ em.
Điều trị
Thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi, thuốc giảm sung huyết... chỉ được dùng để điều trị triệu chứng tạm thời. Vấn đề quan trọng hơn là phải xác định và điều trị nguyên nhân gây ra nghẹt mũi kéo dài. Các trường hợp lệch vách ngăn mũi có thể là do bẩm sinh hoặc do chấn thương mạnh vào mũi, nhưng nếu đây là nguyên nhân gây nghẹt mũi thì đều cần phải phẫu thuật để chỉnh lại vị trí vách ngăn. Viêm xoang cần điều trị dứt điểm với kháng sinh hoặc kết hợp rửa xoang, phẫu thuật dẫn lưu xoang... Trẻ em viêm VA cũng có thể điều trị bằng kháng sinh, nhưng nếu không dứt hoặc tái phát nhiều lần thì cần phải tiến hành phẫu thuật nạo sạch.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật
Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục
Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị RH âm khi mang thai
Những bà mẹ có Rh âm cần được tiêm kháng thể chống yếu tố D (kháng D) sau khi sinh để ngừa sự phát triển của kháng thể kháng D.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.
Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella
Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh
Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.
Thực hành chẩn đoán và điều trị zona
Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực
Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau lưng khi mang thai
Hướng dẫn người bệnh về những tư thế đúng, tránh việc ưỡn cột sống vào lúc đứng cũng như lúc ngồi, có thể dùng một vật đỡ phía sau lưng có tính đàn hồi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu
Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu
Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.
Thực hành những vấn đề khi cho con bú
Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.
Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá
Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.
Thực hành nuôi con bằng sữa bình
Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.