- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá
Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mụn trứng cá là tình trạng các mụn nhỏ nổi lên trên bề mặt da, thường là da mặt, và thường xuất hiện nhiều nhất ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, đôi khi mụn cũng xuất hiện ở cả những người trưởng thành, thậm chí cả ở tuổi trung niên nữa. Đối với hầu hết mọi người, mụn trứng cá – đặc biệt là trên da mặt – không phải là một vấn đề sức khỏe, mà là vấn đề thẩm mỹ, gây khó chịu trong giao tiếp. Các bạn trẻ thường không được thoải mái khi đến dự một tiệc vui với khuôn mặt đầy mụn không biết làm sao để che giấu.
Nguyên nhân
Mụn trứng cá xuất hiện khi các tuyến bài tiết chất nhờn nhỏ li ti trên da bị ngẽn lại vì một lý do nào đó. Các tuyến bài tiết này (sebaceous gland) có chức năng tiết ra một loại chất nhờn đặc biệt giúp cho da trơn láng, bảo vệ tế bào da và giảm bớt độ bám của bụi bẩn vào da, giữ cho da có một độ ẩm thích hợp và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Đôi khi, các tuyến bài tiết này làm việc không bình thường. Chúng tiết ra lượng chất nhờn nhiều hơn mức độ mà các ống dẫn có thể chuyển tải ra bề mặt của da. Khi ấy, lượng chất nhờn sẽ tích tụ dần dần dưới da và hình thành những mụn nổi lên bề mặt da.
Sau đó, một số xác tế bào chết lẫn vào trong lượng chất nhờn tích tụ vừa nói trên, tạo thành một hỗn hợp phức tạp hơn, hình thành những mụn nổi có độ cứng, ta thường gọi là “cội mụn”. Khi những cội này vẫn còn dưới da, chúng là những mụn trắng. Khi lớn dần lên và trồi ra bên ngoài bề mặt của da, chúng tạo thành các mụn đen. Màu đen của những mụn này là do sự tích tụ của một loại sắc tố có màu sẫm (melanin). Chính sắc tố này là tác nhân tạo thành màu da cũng như các vết sậm màu khi da bị phơi dưới nắng nóng.
Các nguyên nhân thúc đẩy tiến trình hình thành mụn trứng cá:
Yếu tố di truyền: mụn có khuynh hướng xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Hay nói khác đi, nếu cha mẹ trước đây đã từng bị mụn rất nhiều, con cái sẽ có nhiều nguy cơ nổi mụn hơn.
Yếu tố tuổi tác và giới tính: Các em gái thông thường bắt đầu có những mụn nổi từ khoảng 11 tuổi, trong khi các em trai thường bắt đầu ở tuổi 13. Vào độ tuổi này, cơ thể bắt đầu sản sinh ra một lượng lớn nội tiết tố có tên là androgen, tác động vào các tuyến bài tiết chất nhờn, làm cho chúng tiết ra lượng chất nhờn vượt quá mức thông thường, thúc đẩy tiến trình hình thành những mụn nổi trên da mặt. Mức độ sản sinh nội tiết tố androgen ở các em trai cao gấp 10 lần so với các em gái. Vì thế, mụn thường xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ.
Tiếp xúc với một số loại dầu nhờn công nghiệp hoặc hóa chất, các loại kem trang điểm hoặc xà phòng, dầu gội...
Tâm lý căng thẳng, nhiều lo lắng hay hờn giận cũng thúc đẩy sự phát triển của mụn, có thể là thông qua sự tác động đến sự tiết chất nhờn.
Một số thức ăn như sô-cô-la, các món ăn chiên dầu hoặc thức uống như sô-đa, cà phê... được cho là có thể thúc đẩy sự phát triển của mụn.
Một vài loại thuốc, chẳng hạn như các loại thuốc ngừa thai, có thể có tác dụng phụ làm cho mụn phát triển nhanh.
Đối với phụ nữ, mụn thường phát triển nhiều hơn trong các giai đoạn trước và trong thời kỳ có kinh nguyệt.
Chẩn đoán
Cần chẩn đoán phân biệt hai loại mụn:
Mụn lành tính không gây viêm (noninflammatory acne), là loại mụn thường gặp nhất. Loại mụn này thường không làm biến dạng da mặt, chỉ xuất hiệnthành từng cụm, mỗi cụm chừng đôi ba mụn nhỏ, thỉnh thoảng nổi lên trên da mặt rồi tự biến mất, không để lại dấu vết gì.
Mụn có khả năng gây viêm da (inflammatory acne), ít gặp hơn, thường liên tục phát triển thành những vùng rộng trên da mặt, trên cổ, trên lưng, và thậm chí cả ở vùng bụng dưới gần cơ quan sinh dục. Loại mụn này có một ít mủ vàng đục bên trong mụn, có thể để lại một vết sẹo nhỏ trên da sau khi khỏi.
Điều trị
Rất hiếm khi phải dùng đến thuốc men. Thường thì chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân một số những hiểu biết thích hợp để có thể làm giảm nhẹ sự phát triển của mụn:
Rửa mặt bằng xà phòng mỗi ngày một hoặc hai lần. Tránh dùng các loại xà phòng thơm, đặc biệt là xà phòng khử mùi mạnh, vì sẽ làm mất đi lớp dầu nhờn bảo vệ da mặt. Nên dùng các loại xà phòng khử trùng nhẹ. Làm sạch da mặt một cách thật nhẹ nhàng, không chà xát mạnh. Thường thì việc chà xát mạnh chính là một trong các nguyên nhân làm cho mụn phát triển nhanh hơn.
Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỹ phẩm dùng cho da mặt. Nhiều loại mỹ phẩm khi bôi lên thường làm bít các lỗ nhỏ li ti trên da mặt, và vì thế đẩy nhanh tiến trình tạo ra mụn. Nếu bắt buộc phải sử dụng trong một thời gian ngắn thì nên chọn những loại có dạng nước tốt hơn là những loại dạng kem hoặc chất dầu. Lớp mỹ phẩm dùng trên da mặt càng mỏng càng tốt, vì chúng sẽ để cho da bài tiết được tốt hơn. Ngay sau khi dùng, nhớ rửa sạch da mặt với xà phòng và nước.
Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.
Trong các tư thế ngồi xem ti-vi, đọc sách, hoặc học bài, tránh cách ngồi chống tay lên cằm hoặc tựa khuôn mặt lên bất cứ một phần nào đó của cánh tay. Những tư thế này ngăn cản sự bài tiết thông thoáng của da mặt, tạo điều kiện phát sinh mụn dễ dàng hơn.
Tránh những thức ăn chiên dầu, nhiều chất béo hoặc thức uống có chứa sô-cô-la, caffein.
Uống nhiều nước, có thể đến 7 hoặc 8 ly lớn mỗi ngày. Lượng nước thừa đưa vào cơ thể sẽ giúp làm sạch mọi thứ, ngăn ngừa tiến trình hình thành mụn.
Nếu xác định việc phát triển mụn là do tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó, có thể xem xét việc thay thế dùng một loại thuốc khác. Các loại kem trị mụn thường là những hợp chất có chứa benzoyl peroxid, sulfur hay acid salicylic, có thể được sử dụng hữu hiệu trong việc làm giảm tiến trình hình thành mụn.
Giảm nhẹ mọi lo lắng, căng thẳng về tâm lý bằng các biện pháp khác nhau như thay đổi sinh hoạt hằng ngày, tham gia các hoạt động xã hội... Tuy nhiên, cách tốt hơn vẫn là ngăn ngừa hoặc tránh né các nguyên nhân gây ra lo lắng hay căng thẳng.
Trong những trường hợp cần thiết phải dùng đến thuốc, có thể sử dụng
Acid azelaic có tác dụng kháng khuẩn đồng thời cũng giúp làm bong lớp da bị sừng hóa.
Các trường hợp hợp viêm da nặng có thể cần dùng đến kháng sinh dạng viên uống, có thể dùng Oxytetracyclin 500mg hoặc Erythromycin 500mg, mỗi ngày 2 lần. Điều trị trong 3 tháng, sau đó giảm liều còn 250mg, mỗi ngày 2 lần. Cả 2 loại kháng sinh này đều có thể tăng liều đến 1000mg nếu cần thiết. Các loại kháng sinh như minocyclin và doxycyclin đắt tiền hơn nhưng có ưu điểm là ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn và dùng liều thấp hơn (100 – 200mg/ngày).
Benzoyl peroxid (CH O) nồng độ 1% đến 10%.
Nên khởi đầu với chế phẩm có nồng độ thấp.
Thuốc bôi tại chỗ có chứa acid retinoid, chẳng hạn như Trétinoin Kéfran, bôi thuốc mỗi ngày 1 lần.
Có thể dùng kết hợp. Nếu sau 4 tuần điều trị bằng benzoyl peroxid không thấy hiệu quả, có thể dùng thêm Trétinoin Kéfran. Cả 2 loại đều được bôi lên da mỗi ngày 1 lần, nhưng vào 2 thời điểm khác nhau. (Chẳng hạn như một loại vào buổi sáng và loại kia vào buổi chiều.) Hai loại thuốc này đặc biệt hiệu quả với loại mụn lành tính không gây viêm (noninflammatory acne).
Thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ như clindamycin, erythromycin hay tetracyclin được sử dụng với loại mụn gây viêm da (inflammatory acne).
Đối với các bệnh nhân dùng viên uống tránh thai kết hợp, cần chú ý những điểm sau đây
Nếu đang điều trị bằng kháng sinh dài ngày, có thể bắt đầu dùng viên uống tránh thai kết hợp mà không cần thêm biện pháp tránh thai nào khác.
Nếu đang dùng viên uống tránh thai kết hợp và mới bắt đầu điều trị bằng kháng sinh, hoặc chuyển sang điều trị bằng một loại kháng sinh khác, cần sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác trong vòng 2 tuần.
Mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ có biểu hiện đặc trưng kéo dài là làm cho da mặt ửng đỏ, trơn bóng, nhất là hai vùng má vàgiữa trán, có thể có những mụn đỏ và có mủ. Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở phụ nữ vào độ tuổi trung niên.
Điều trị dài ngày với kháng sinh oxytetracyclin 250mg, mỗi ngày 2 lần. Giảm dần đến liều duy trì 250mg mỗi ngày.
Metronidazol dạng bôi ngoài da có thể dùng mỗi ngày 2 lần.
Không bôi các loại steroid vì sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau ngực
Nếu bệnh nhân có tiền sử các bệnh nhồi máu cơ tim, phình mạch tách, thuyên tắc mạch phổi, hoặc có thể trạng rất yếu, cần chuyển ngay đến bệnh viện.
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương
Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh
Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho
Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng
Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt
Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục
Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu
Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm
Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học
Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.
Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em
Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.
Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi
Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc
Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc
Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ
Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh
Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.