Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi

2012-11-13 08:21 PM

Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mụn rộp ở môi là những mụn nước nhỏ, phát triển quanh miệng, thường tập trung thành từng cụm. Bệnh gây ra do một chủng virus gọi là Herpes simplex.

Loài virus này phổ biến đến nỗi hầu hết mọi người đều đã từng bị nhiễm (hơn 90% dân số thế giới). Tuy nhiên, trong đa số trường hợp thì virus không gây ra bất cứ triệu chứng bệnh nào. Chúng thường ngủ yên trong các mô thần kinh và chờ đợi các điều kiện kích hoạt để gây bệnh.

Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp là virus Herpes simplex. Tuy nhiên, không phải tất cả những ai nhiễm virus đều phát triển thành bệnh, nên phải xét tới các nguyên nhân kích hoạt sự hoạt động của virus.

Mụn rộp môi có thể bị thúc đẩy phát triển nhanh khi có các điều kiện sau đây:

Bị nhiễm trùng nặng.

Tâm lý căng thẳng, lo lắng hay xúc động mạnh.

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hay gió lạnh.

Bệnh cúm.

Cơ thể suy nhược, kiệt sức.

Phụ nữ vào những ngày sắp có kinh nguyệt.

Chẩn đoán

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp các tổn thương. Virus gây bệnh có thể được xác định qua quan sát chất dịch của mụn nước dưới kính hiển vi điện tử, nhưng điều này thường không cần thiết.

Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.

Các mụn rộp nhỏ bắt đầu nổi lên, có thể ngứa hoặc đau, được bao quanh bởi một vùng da viêm đỏ nhẹ.

Trong khoảng vài ngày thì các mụn này vỡ ra và hình thành những vẩy cứng ở giữa.

Sau vài tuần thì tất cả đều mất đi và bệnh tự khỏi.

Điều trị

Không có thuốc đặc trị cũng như không có cách nào để ngăn ngừa việc nhiễm virus. Việc điều trị chủ yếu là giúp giảm nhẹ các triệu chứng và hạn chế các điều kiện kích hoạt sự hoạt động của virus.

Giảm nhẹ sự khó chịu bằng thuốc giảm đau dạng viên uống hoặc kem bôi tại chỗ, chẳng hạn như idoxuridin.

Thuốc kháng virus, acyclovir, dạng uống có thể giúp ngăn các đợt bộc phát của mụn rộp, nhưng ít có khả năng loại trừ được hoàn toàn virus.

Dạng kem bôi trực tiếp acyclovir, dùng mỗi ngày 5 lần, có thể có hiệu quả nếu được dùng ngay vào giai đoạn phát triển đầu tiên của mụn.

Trong trường hợp có tổn thương bên trong miệng hoặc mụn rộp phát triển nhiều trong miệng, dùng valaciclovir dạng viên uống 500mg, mỗi ngày 2 lần, hoặc acyclovir dạng huyền dịch 200mg (5ml) cho trẻ trên 2 tuổi, 100mg (2,5ml) cho trẻ dưới 2 tuổi, dùng mỗi ngày 5 lần, liên tục trong 5 ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất tinh sớm

Trong kỹ thuật này, người đàn ông ngừng mọi sự kích thích ngay khi có cảm giác gần xuất tinh, và thư giãn trong khoảng 30 giây.

Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em

Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa da

Ngứa da không phải là một bệnh, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh. Khi bệnh nhân bị ngứa da kéo dài không có nguyên nhân rõ rệt, cần phải được chẩn đoán kỹ để loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một căn bệnh toàn thân đang tiềm ẩn.

Thực hành nuôi con bằng sữa bình

Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai

Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Viên uống tránh thai kết hợp

Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là những trường hợp bệnh hết sức phổ biến, đặc biệt thường gặp hơn ở trẻ em, bao gồm các viêm nhiễm tác động vào mũi, họng, xoang và thanh quản.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm thực quản hồi lưu

Đau càng tăng thêm khi nằm xuống hay cúi người về phía trước. Đứng thẳng người lên có thể làm giảm bớt cơn đau, chủ yếu là nhờ tác dụng của trọng lực.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh

Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Khái niệm về các biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.

Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai

Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).

Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh

Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc

Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục

Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi

Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).

Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau

Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm

Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc

Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh ở cổ tử cung

Nếu có kèm theo các triệu chứng như đau vùng chậu, giao hợp đau, có chất tiết ra từ âm đạo, lấy dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung ra.

Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị

Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.