Thực hành chẩn đoán và điều trị loét đường tiêu hóa

2012-11-14 03:20 PM

Loét do vi khuẩn H. pylori: là tất cả những trường hợp loét đường tiêu hóa mà xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của loại vi khuẩn này.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Loét là một chỗ lõm trên da hay niêm mạc hình thành do lớp biểu mô bị tiêu hủy. Vết loét có hình như miệng núi lửa, có thể nông hoặc sâu nhưng đều gây viêm, đau. Trong thực tế, có khoảng một phần năm tổng số các trường hợp loét trong cơ thể là loét đường tiêu hóa, bao gồm các trường hợp loét tá tràng (chiếm khoảng 90%), loét thực quản (chiếm khoảng 5%), hay loét dạ dày (chiếm khoảng 5%).

Từ khoảng thập niên 1980 trở về trước, các vết loét đường tiêu hóa vẫn được xem là những trường hợp kinh niên, hầu như không thể trị dứt. Do đó, người bệnh phải ăn các thức ăn nhẹ, dùng thuốc kháng acid... Nam giới ở độ tuổi từ 45 đến 65 thường bị loét đường tiêu hóa nhiều gấp đôi so với nữ giới. Ngoài ra, người ta cũng biết là những cảm xúc mạnh và sự căng thẳng thường gây ra hoặc làm nặng thêm các vết loét. Kể từ khi phát hiện được vi khuẩn Helicobacter pylori (hay H. pylori) như một nguyên nhân cụ thể gây ra các vết loét, việc điều trị loét đường tiêu hóa nói chung đã có sự thay đổi hết sức khả quan. Vì có rất nhiều trường hợp đã có thể điều trị tiệt căn thay vì thường xuyên tái phát như trước đây. Sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori chiếm từ 70% (loét dạ dày) đến 90% (loét tá tràng) tổng số các trường hợp loét đường tiêu hĩa.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa rất phức tạp. Vi khuẩn H. pylori đóng một vai trò quan trọng nhưng không phải là tất cả. Còn rất nhiều yếu tố khác liên quan đến các vết loét đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi chẩn đoán thường có thể phân biệt thành hai nhóm:

Loét do vi khuẩn H. pylori: là tất cả những trường hợp loét đường tiêu hóa mà xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của loại vi khuẩn này. Tuy vậy, điều này cũng không loại trừ khả năng có sự kết hợp của một số nguyên nhân khác nữa. Cũng cần biết là số người bị nhiễm vi khuẩn H. pylori rất nhiều (khoảng một nửa dân số thế giới), nhưng không phải tất cả đều bị loét đường tiêu hóa. Nhiều người vẫn khỏe mạnh mặc dù cơ thể họ có mang vi khuẩn H. pylori. Vì thế, chỉ chẩn đoán xác định khi có vết loét đi kèm với sự hiện diện của vi khuẩn.

Loét do những nguyên nhân khác: Cho đến nay, những nguyên nhân sau đây được biết là có tham gia trong quá trình tạo ra các vết loét. Chúng có thể tác dụng độc lập, hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân, hoặc kết hợp cả với những trường hợp có vi khuẩn H. pylori. Vì thế, những nguyên nhân này cũng cần được xét tới trong những trường hợp đã xác định vi khuẩn H. pylori.

Do thường xuyên sử dụng thuốc aspirin hay các loại thuốc chống viêm không phải steroid, chẳng hạn như ibuprofen hay naprosin... làm giảm mạnh sức đề kháng của niêm mạc dạ dày đối với acid và pepsin. Trong thực tế, khi dùng chung với cà phê sẽ làm tăng tác hại của thuốc.

Thức uống có cồn như rượu, bia... cũng làm giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày đối với acid và pepsin. Kể cả lượng cồn có trong rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh.

Hút thuốc lá làm rách niêm mạc dạ dày. Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị loét dạ dày hoặc tá tràng cao hơn những người không hút thuốc đến 50%. Với những người hút thuốc lá, các vết loét cũng sẽ lâu hồi phục hơn.

Tiền sử những người thân trong gia đình bị loét đường tiêu hóa.

Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa vào những triệu chứng biểu hiện và những thông tin liên quan được bệnh nhân cung cấp.

Cần chú ý đến:

Vị trí chỗ đau, biểu hiện của cơn đau và sự liên quan với các bữa ăn.

Tính chu kỳ của những cơn đau và thời điểm xuất hiện, chẳng hạn như những lần bệnh nhân phải thức giấc trong đêm...

Các biểu hiện kèm theo như buồn nôn hoặc nôn, ăn không ngon miệng...

Những chế độ ăn uống đặc biệt nào mà bệnh nhân đang áp dụng, chẳng hạn như ăn kiêng, ăn chay...

Mức độ sử dụng các loại rượu, bia... hoặc nghiện thuốc lá.

Dấu hiệu sụt cân nhiều trong thời gian gần đây.

Các triệu chứng khác như đầy hơi, ợ chua, ợ nóng (chất ợ lên rất gắt, có cảm giác khó chịu như làm cháy cả cổ họng)...

Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. pylori nên được thực hiện với tất cả những trường hợp đã xác định có vết loét, bởi vì kết quả xét nghiệm này sẽ quyết định việc điều trị như thế nào.

Điều trị

Các loại thuốc kháng acid được dùng cho các trường hợp nghi ngờ có vết loét (do có các triệu chứng đau) nhưng chưa đủ xác định. Thuốc có tác dụng trung hòa làm giảm độ acid trong dịch vị, qua đó giúp giảm nhẹ cơn đau.

Các trường hợp loét nhẹ có thể bắt đầu với một loại thuốc kháng thụ thể H2, chẳng hạn như cimetidin 800mg hay ranitidin 300mg, dùng về đêm liên tục trong vòng 6 tuần cho các bệnh nhân loét tá tràng bình thường, 8 tuần cho những người có hút thuốc lá hoặc bị loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid, và 12 tuần cho người loét dạ dày.

Nếu các triệu chứng vẫn còn sau 4 tuần điều trị thì tăng liều gấp đôi.

Nếu vẫn không đạt được hiệu quả, xem xét đến việc thay thế bằng một loại thuốc ức chế bơm proton như omeprazol 20mg mỗi ngày, liên tục trong 4 tuần đối với người loét tá tràng và 8 tuần đối với người loét dạ dày. Có thể tăng liều gấp đôi trong những trường hợp nghiêm trọng.

Việc điều trị duy trì bằng thuốc kháng thụ thể H2, chẳng hạn như cimetidin 400mg hay ranitidin150mg dùng về đêm, được chỉ định cho các đối tượng sau đây để hạn chế tỷ lệ tái phát:

Loét đã từng xảy ra trên 2 lần trong một năm.

Tiền sử loét có xảy ra biến chứng.

Đang phải dùng thuốc kháng viêm không steroid hay thuốc chống đông máu.

Người già hoặc những người có sức khỏe kém.

Với các trường hợp loét do vi khuẩn H. pylori, nhất thiết phải sử dụng kháng sinh đủ liều điều trị tiệt căn để tránh tái phát. Liệu trình điều trị tiệt căn giúp giảm nguy cơ tái phát trong vòng 2 năm từ 100% xuống còn 5%.

Khi đã xác định vết loét và sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori, nên điều trị kết hợp 2 loại kháng sinh và một bismuth trung hòa acid (Pepto Bismol). Vi khuẩn H. pylori có rất nhiều dạng khác nhau, nên việc sử dụng cùng lúc hai loại kháng sinh nhằm tăng thêm khả năng diệt khuẩn. Một số loại thuốc như metronidazol (Clont, Entizol, Orvagil...) và tetracyclin (Tetracyn, Hostacyclin, Polfamycin...) có tác dụng rất tốt, trừ khi người bệnh trước đây đã từng sử dụng metronidazol. Trong trường hợp này, có thể thay thế metronidazol bằng clarithromycin.

Điều trị tiệt căn bằng omeprazol 40mg mỗi ngày, kết hợp với amoxycillin 500mg, mỗi ngày 3 lần, và metronidazol 400mg, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong vòng 2 tuần.

Điều trị duy trì bằng thuốc kháng thụ thể H2 với liều cao, chẳng hạn như cimetidin 800mg hay ranitidin 300mg dùng về đêm, được chỉ định cho các đối tượng sau đây:

Tái phát vì điều trị với liều thấp (6 tuần).

Loét có biến chứng do duy trì liều thấp (dài hạn).

Với các trường hợp loét do vi khuẩn H. pylori, nhất thiết phải sử dụng kháng sinh đủ liều điều trị tiệt căn để tránh tái phát. Liệu trình điều trị tiệt căn giúp giảm nguy cơ tái phát trong vòng 2 năm từ 100% xuống còn 5%.

Khi đã xác định vết loét và sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori, nên điều trị kết hợp 2 loại kháng sinh và một bismuth trung hòa acid (Pepto Bismol). Vi khuẩn H. pylori có rất nhiều dạng khác nhau, nên việc sử dụng cùng lúc hai loại kháng sinh nhằm tăng thêm khả năng diệt khuẩn. Một số loại thuốc như metronidazol (Clont, Entizol, Orvagil...) và tetracyclin (Tetracyn, Hostacyclin, Polfamycin...) có tác dụng rất tốt, trừ khi người bệnh trước đây đã từng sử dụng metronidazol. Trong trường hợp này, có thể thay thế metronidazol bằng clarithromycin.

Điều trị tiệt căn bằng omeprazol 40mg mỗi ngày, kết hợp với amoxycillin 500mg, mỗi ngày 3 lần, và metronidazol 400mg, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong vòng 2 tuần.

Những trường hợp tái phát sau đó có thể cần điều trị bằng thuốc kháng thụ thể H2.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị rụng tóc

Do yếu tố di truyền, thường là hiện tượng rụng tóc cả vùng gây hói, khởi đầu từ hai bên thái dương, vùng trán rồi lan rộng dần. Thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn

Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực

Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai

Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.

Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo

Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.

Thực hành khám thai định kỳ

Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực

Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Giao hợp nam nữ đôi khi cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ. Do sự cọ xát khi giao hợp, vi khuẩn bị đẩy lên bàng quang dễ hơn, vì lỗ tiểu nằm rất gần cửa âm đạo.

Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)

Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương

Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.

Thực hành phát hiện sớm ung thư vú

Sự khác biệt bất thường về kích thước và hình dạng của 2 vú, lưu ý là vú bên thuận tay, chẳng hạn tay phải, thường hơi lớn hơn một chút, điều này không có gì bất thường.

Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa

Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau ngực

Nếu bệnh nhân có tiền sử các bệnh nhồi máu cơ tim, phình mạch tách, thuyên tắc mạch phổi, hoặc có thể trạng rất yếu, cần chuyển ngay đến bệnh viện.

Viên uống tránh thai kết hợp

Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh

Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh

Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt

Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ợ nóng khi mang thai

Hiện tượng này xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên khi mang thai, do sự lớn lên của thai gây chèn ép thể tích vùng bụng, làm cho cơ vòng giữa thực quản và dạ dày không thể đóng kín lại.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi

Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt khô

Xét nghiệm Schirmer được thực hiện bằng cách dùng một loại giấy thấm đặc biệt đặt ở rìa dưới của mí mắt. Quan sát độ thấm của giấy có thể giúp xác định mức độ khô mắt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai

Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.