- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà
Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có thể chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng do bệnh này. Bệnh gây viêm toàn bộ đường hô hấp. Khoảng 50% trường hợp mắc bệnh này xuất hiện ở trẻ em dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bệnh cũng thấy xuất hiện ở người trưởng thành. Thuốc chủng ngừa đã giúp đẩy lùi căn bệnh này trên toàn thế giới, với số trường hợp bệnh giảm mạnh ở những nơi trẻ được tiêm chủng.
Nguyên nhân
Bệnh gây ra do một loại vi khuẩn hình que có tên là Bordetella pertussis.
Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, người bị lây bệnh là do hít phải loại vi khuẩn này trong không khí, do người có bệnh thải ra khi ho, khạc... Do đó, việc tiếp xúc với người bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.
Chẩn đoán
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần, nhưng cũng có khi lâu hơn.
Sau đó bệnh phát triển thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày với các triệu chứng sau đây:
Cơn ho khan ngắn thường chỉ có vào ban đêm.
Chảy mũi nước.
Đau mắt.
Sốt nhẹ.
Giai đoạn tiếp theo có thể kéo dài từ 8 đến 12 tuần, với các triệu chứng sau đây:
Những cơn ho khan từ 10 đến 20 tiếng một lần, xuất hiện cả ngày lẫn đêm.
Những cơn ho dài dữ dội chấm dứt bằng một tiếng lấy hơi vào thật mạnh rất đặc trưng, do người bệnh không thở được trong khi ho. Với trẻ sơ sinh, không thể nhận ra tiếng lấy hơi này.
Nôn mửa, gây ra do cơn ho.
Ngừng thở từng quãng, có thể lâu hơn 10 giây.
Co giật.
Nếu ho nhiều có thể gây ra các trường hợp chảy máu mũi, chảy máu những mạch máu ở bề mặt ngoài mắt.
Nếu người bệnh nôn nhiều có thể gây mất nước, suy dinh dưỡng.
Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện viêm phổi, tràn khí màng phổi, giãn phế quản.
Chẩn đoán xác định đôi khi có thể cần cấy vi khuẩn gây bệnh. Lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bằng cách dùng tăm bông quệt phía sau mũi trong giai đoạn đầu của bệnh.
Chụp X quang ngực có thể là cần thiết khi muốn kiểm tra tình trạng của phổi.
Điều trị
Không có thuốc đặc trị. Kháng sinh không có tác dụng mấy trong giai đoạn ho nhiều. Việc điều trị do đó chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.
Nếu phát hiện bệnh sớm, dùng erythromycin liên tục trong 10 ngày có thể giúp hạn chế khả năng lây bệnh và đồng thời rút ngắn được thời gian bệnh.
Bảo vệ đường hô hấp cho trẻ có bệnh bằng cách luôn giữ ấm. Tránh những tác nhân có thể kích thích cơn ho, chẳng hạn như khói thuốc lá. Khi trẻ ho nhiều, dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng có thể tạo cảm giác dễ chịu hơn cho trẻ.
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không cho ăn quá nhiều trong một bữa.
Cho trẻ uống thật nhiều nước.
Ho gà có thể kéo dài nhiều tháng, và có nguy cơ tái phát rất cao trong những năm sau đó. Vì thế, việc chăm sóc, theo dõi bệnh cần được chú ý đúng mức.
Chuyển bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu nghiêm trọng như:
Tím tái sau cơn ho.
Co giật.
Thể trạng suy sụp, rất yếu ớt.
Ho nhiều và kéo dài không thuyên giảm sau 6 tuần.
Chủng ngừa
Việc chủng ngừa ho gà cho trẻ thường được thực hiện ngay từ khi được 2 – 3 tháng tuổi. Hiện nay, thuốc chủng ngừa được kết hợp cả 3 loại trong một mũi tiêm DTP, bao gồm thuốc chủng ngừa các bệnh bạch hầu (diphtheria), uốn ván (tetanus) và ho gà (pertussis). Trẻ phải được tiêm đủ 3 mũi. Mũi tiêm thứ hai lúc 3 – 4 tháng tuổi và mũi tiêm thứ ba lúc 4 – 5 tháng tuổi. Sau đó, cần tiêm nhắc lại một mũi nữa vào khoảng 4 – 5 tuổi. Thời gian giữa các mũi tiêm có thể thay đổi, nhưng không được rút ngắn hơn 1 tháng.
Chủng ngừa ho gà không đạt hiệu quả bảo vệ tuyệt đối, nghĩa là trẻ vẫn có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, mức độ bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều và thời gian bệnh được rút ngắn so với trẻ không được chủng ngừa. Chẳng hạn như, tại Hoa Kỳ hiện nay vẫn ghi nhận mỗi năm khoảng 7.800 trường hợp mắc bệnh ho gà, nhưng số trường hợp tử vong vì bệnh này trung bình mỗi năm chỉ có không đến 5 trường hợp.
Mặt khác, khả năng bảo vệ của thuốc giảm dần theo thời gian, nên cần có những mũi tiêm nhắc lại. Nếu không, người trưởng thành có thể mắc bệnh. Ho gà ở người trưởng thành thường chỉ là bệnh nhẹ, nhưng điều nguy hiểm chính là sự lây nhiễm cho trẻ em.
Chủng ngừa ho gà có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn, và một tỷ lệ rất thấp các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, xét theo mức độ nguy hiểm của bệnh này khi mắc phải ở trẻ em thì tỷ lệ rủi ro của thuốc chủng ngừa là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Các phản ứng có thể có sau khi chủng ngừa là:
Sốt nhẹ trong khoảng 1 – 2 ngày. Đây là phản ứng thường gặp nhất và hoàn toàn không có gì đáng lo ngại.
Trẻ bị kích thích mạnh, co giật. Phản ứng này hiếm gặp, xảy ra với tỷ lệ khoảng 1 trong 100.000 trường hợp.
Tổn thương não. Đây là trường hợp rất hiếm, xảy ra khoảng một lần trong khoảng 300.000 trường hợp tiêm chủng.
Để giảm thấp hơn nữa nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, cần chú ý không sử dụng thuốc chủng ngừa trong các trường hợp sau:
Trẻ có tiền sử bệnh động kinh.
Trẻ đang bị sốt cao.
Trẻ đã từng có phản ứng với những thuốc chủng ngừa trước đó.
Trẻ có dấu hiệu thần kinh không ổn định.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt bell
Có thể rút ngắn thời gian hồi phục bằng cách cho dùng prednisolon 40mg mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó giảm liều thấp dần sao cho sau 3 tuần nữa thì không còn dùng thuốc.
Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành chẩn đoán có thai
Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp
Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc
Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn
Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị khàn tiếng
Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản, chẳng hạn như những người diễn thuyết.
Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn
Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rối loạn tiêu hóa
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của bệnh nhân để phát hiện và xác định nguyên nhân.
Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học
Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt
Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.
Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em
Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực
Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não
Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là những trường hợp bệnh hết sức phổ biến, đặc biệt thường gặp hơn ở trẻ em, bao gồm các viêm nhiễm tác động vào mũi, họng, xoang và thanh quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp
Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai
Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.