Thực hành chẩn đoán và điều trị ho

2012-11-14 03:43 PM

Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ho có thể đơn thuần là một phản xạ của cơ thể để tống xuất những vật cản trong đường thở, có thể là đàm, dị vật... nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác nhau. Vì thế, có những trường hợp ho chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, nhưng cũng có những trường hợp ho kéo dài dai dẳng với sự tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn...

Ho cấp tính là chỉ chung những trường hợp ho phát triển nhanh, với triệu chứng rõ nét và thường không kéo dài quá 4 tuần. Những trường hợp ho kéo dài hơn 4 tuần được gọi là ho mạn tính và cần phải được chẩn đoán nguyên nhân chính xác để điều trị.

Có nhiều nguyên nhân gây ra ho, nhưng phổ biến nhất là các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp. Ho có thể

có dịch nhầy, đàm, hoặc cũng có thể không có. Dựa vào sự khác nhau này và một số triệu chứng kèm theo có thể gợi ý cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây ho.

Nguyên nhân

Do bị kích thích bởi bụi, khói hoặc bất cứ dị vật nào lọt vào đường thở.

Do tác dụng của một vài loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ức chế chuyển hóa men (ACE).

Đau họng.

Cảm lạnh.

Viêm phổi, viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi.

Nghẽn mạch phổi.

Tràn khí màng phổi.

Bệnh lao.

Viêm phế quản.

Giãn phế quản.

Suy tim sung huyết.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hen phế quản (suyễn).

Nhiễm trùng vùng ngực.

Ung thư biểu mô ở phế quản.

Chẩn đoán

Một số biện pháp sau đây có thể hỗ trợ cho việc chẩn đoán:

Khi ho có đờm, xét nghiệm đờm hoặc nuôi cấy vi khuẩn để xác định nguyên nhân.

Chụp X quang lồng ngực.

Điện tâm đồ trong các trường hợp nghi ngờ nghẽn mạch phổi hay suy tim sung huyết.

Dựa vào các triệu chứng khác nhau để chẩn đoán phân biệt nguyên nhân:

Ho khan, không có đờm, có thể do hen phế quản, hoặc do dùng các thuốc ức chế chuyển hóa men (ACE).

Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

Ho ra máu có thể là do bệnh lao, viêm phổi hoặc nghẽn mạch phổi.

Ho có đờm và trong đờm có mủ, có thể gặp trong các bệnh viêm phổi, viêm phế quản hay giãn phế quản.

Ho kèm theo dấu hiệu thở ngắn, hụt hơi, có thể là dấu hiệu của các bệnh như suy tim sung huyết và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ho kèm theo tiếng thở khò khè là dấu hiệu của hen phế quản hoặc nhiễm trùng ở ngực.

Ho kèm theo sụt cân, đôi khi có sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, có thể nghi ngờ ung thư biểu mô ở phế quản.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân:

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường không cần phải điều trị, trừ trường hợp viêm xoang cần điều trị bằng kháng sinh. Có thể cho dùng các thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng như paracetamol hoặc aspirin và khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Giải thích về tính chất không nghiêm trọng của bệnh để trấn an bệnh nhân.

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi...) cần được điều trị bằng kháng sinh. Có thể khởi đầu với các thuốc như amoxycillin hay erythromycin, và các thuốc co- amoxiclav hay ciprofloxacin là điều trị hàng thứ hai cho nhiễm trùng mắc phải tại cộng đồng.

Trong những trường hợp ho do bệnh ở vùng ngực giai đoạn cuối có thể dùng các thuốc dạng xi rô có chứa pholcodin (như Pholcones, Pholcones Guaiphénésin...) hoặc morphin.

Nên cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên môn hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện nếu chẩn đoán nghi ngờ các trường hợp sau:

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Nghẽn mạch phổi.

Tràn khí màng phổi.

Ung thư biểu mô ở phế quản.

Bệnh lao.

Suy tim sung huyết.

Hen phế quản.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông

Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai

Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu

Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực

Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.

Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa

Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán có thai

Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị

Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt

Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc

Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau lưng khi mang thai

Hướng dẫn người bệnh về những tư thế đúng, tránh việc ưỡn cột sống vào lúc đứng cũng như lúc ngồi, có thể dùng một vật đỡ phía sau lưng có tính đàn hồi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt

Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi

Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.

Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em

Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt

Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai

Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào số lượng virus bị nhiễm vào cơ thể. Nói chung, số lượng virus càng lớn thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thực hành nuôi con bằng sữa bình

Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mí mắt

Viêm mí mắt thường là do dùng tay bẩn dụi vào mắt, hoặc cũng có thể là do đi kèm với các bệnh chàm ở da hay gàu da đầu, và nhất là viêm da tiết bã nhờn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai

Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà

Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.

Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc

Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.