- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hen (hay suyễn) có đặc trưng là những cơn khó thở, khò khè, diễn tiến ngày càng nặng hơn và thường nặng về đêm. Bệnh được gọi đủ là hen phế quản để phân biệt với hen tim cũng có cùng triệu chứng, nhưng có nguyên nhân từ tim, do giảm lượng máu bơm đi từ tim trái.
Hen thường bắt đầu từ thuở nhỏ, sớm hơn 5 tuổi, nhưng cũng có thể phát triển ở bất cứ tuổi nào. Khoảng 50% trẻ em mắc bệnh này sẽ hoàn toàn khỏi bệnh khi bước vào tuổi trưởng thành (khoảng 21 tuổi). Số còn lại tiếp tục với diễn tiến nặng hơn của bệnh và phải thường xuyên được điều trị bằng thuốc. Điều kiện thuốc men hiện nay cho phép duy trì đời sống cho tất cả các bệnh nhân bị hen phế quản, nhưng có một số ít trường hợp rất nặng phải thường xuyên được điều trị tại bệnh viện.
Nguyên nhân
Hen phế quản thường xuất hiện ở những người có cơ địa đặc biệt, mẫn cảm với một số tác nhân gây dị ứng hoặc có hệ thần kinh dễ bị mất thăng bằng. Yếu tố di truyền hiện nay vẫn được xem là nguyên nhân chính ở hầu hết các trường hợp hen phế quản. Tùy theo tác nhân gây ra cơn hen, người ta chia các bệnh nhân hen phế quản thành 2 nhóm:
Hen phế quản ngoại sinh: Bệnh nhân dị ứng với một hoặc nhiều tác nhân có trong môi trường, và những tác nhân này gây ra cơn hen mỗi khi tiếp xúc. Các tác nhân gây dị ứng thường gặp là phấn hoa, bụi, lông thú vật... Một số nguyên nhân khác có thể là nhiễm virus đường hô hấp, tiếp xúc quá lâu với không khí lạnh, nghiện thuốc lá, các chất ô nhiễm trong không khí... Bệnh nhân cũng có thể dị ứng với một số loại thức ăn hoặc thuốc điều trị bệnh.
Hen phế quản nội sinh: Cơn hen của bệnh nhân hoàn toàn không liên quan gì đến các yếu tố bên ngoài. Nhóm này thường phát triển muộn hơn, với cơn hen đầu tiên thường là theo sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp. Không rõ nguyên nhân gây cơn hen, nhưng sự căng thẳng hay lo âu có thể thúc đẩy cơn hen xảy ra.
Chẩn đoán
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản. Cơn hen thường thay đổi khác nhau về cường độ, có thể từ khó thở cho đến suy hô hấp. Bệnh nhân có cảm giác căng trong lồng ngực.
Trong cơn hen nặng, bệnh nhân không ngủ được, thở rất khó, vã mồ hôi, tim đập nhanh, có cảm giác bồn chồn, lo âu... Bệnh nhân không nói được, ngồi dậy thấy dễ chịu hơn nằm, thở nhanh và triệu chứng khò khè ngày càng nặng hơn.
Khi cơn hen kéo dài hoặc rất nặng, lượng oxy trong máu xuống thấp có thể gây tím tái mặt, nhất là ở môi. Da bệnh nhân nhợt nhạt, xanh xao và lạnh. Cơn nặng như thế này có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Cần tìm hiểu về các yếu tố như:
Thời điểm xảy ra cơn hen và thời gian kéo dài của mỗi cơn.
Các loại thuốc hay biện pháp điều trị mà bệnh nhân đang sử dụng.
Tác động của cơn hen đối với sinh hoạt hằng ngày: ảnh hưởng đến giấc ngủ, thời gian nghỉ việc hay phải bỏ học, mức độ chịu đựng...
Nghiện thuốc lá hoặc sống trong môi trường phải hít khói thuốc lá do người khác thải ra (hút thuốc thụ động).
Tiền sử những người thân trong gia đình về hen phế quản hoặc các bệnh dị ứng.
Bản thân bệnh nhân có bị dị ứng hay không.
Nghề nghiệp của bệnh nhân có liên quan đến các cơn hen hay không.
Bệnh kéo dài thường gây ra những tổn thương thực thể, chẳng hạn như giãn phế nang...
Các cơn hen thường xảy ra về đêm, có thể có một số dấu hiệu báo trước, chẳng hạn như hắt hơi, sổ mũi, hoặc ho khan một lúc... Một số người có thể thấy hơi tức ngực. Cơn hen làm người bệnh thở ra khó hơn hít vào nên tạo thành những tiếng khò khè. Nghe phổi thấy tiếng rì rào phế nang kém, hai phổi nhiều ran rít, ran ngáy...
Chụp X quang lồng ngực có thể giúp chẩn đoán xác định với các dấu hiệu:
Hai phế trường sáng khác thường, hai bên rốn phổi thường có những vết đen hơn vì trong cơn hen máu ứ lại ở các động mạch.
Lồng ngực, cơ hoành không di động lúc thở.
Các khoảng liên sườn rộng và không co giãn.
Xương sườn nằm ngang.
Điều trị
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, kiểm soát các cơn hen và làm chậm tiến triển của bệnh. Trong các trường hợp xác định được tác nhân gây hen, việc kiểm soát các tác nhân này cũng có ý nghĩa quan trọng không kém.
Điều trị khởi đầu với một loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng nhanh và không kéo dài, chẳng hạn như salbutamol (Ventolin, Sultanol, Albuterol...)
200μg để làm giãn phế quản khi các triệu chứng xuất hiện một cách nhẹ và không thường xuyên. Mỗi lần khí dung 100μg, bơm vào miệng, nếu dùng
2 lần thì cách nhau 1 phút, chỉ sử dụng khi nào cần thiết. Chú ý không dùng quá 6 lần trong một ngày. Cần điều trị ngay từ giai đoạn này để làm chậm sự tiến triển của bệnh, có thể duy trì được lượng thuốc làm giãn tĩnh mạch ở mức tối thiểu.
Nếu bệnh đã phát triển đến giai đoạn gây cơn hen thường xuyên hơn, bệnh nhân luôn phải dùng thuốc giãn phế quản mỗi ngày nhiều hơn một lần, có thể cho dùng một loại có tác dụng kháng viêm như beclometazon (Becotid, Aldéxin, Béconase...) từ 100μg đến 400μg mỗi ngày. Mỗi lần khí dung 100μg (chia thành 2 hơi, cách nhau 1 phút, mỗi hơi 50μg bơm vào một bên mũi), mỗi ngày 2 lần. Chú ý không được sử dụng quá 10 lần trong một ngày. Thuốc có tác dụng chậm, thường sau vài ngày điều trị. Có thể dùng phối hợp với một loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng nhanh như salbutamol.
Trường hợp các triệu chứng trở nên rất nặng hoặc bệnh nhân không đáp ứng tốt với các liều bình thường và cần tăng liều, có thể dùng natri (sodium) cromoglycat 5mg – 10mg (1 – 2 hơi), mỗi ngày 4 lần, hoặc nedocromil 4mg (2 hơi), mỗi ngày 2 – 4 lần. Nếu bệnh nhân vẫn chưa đáp ứng tốt, có thể cho dùng đều đặn thuốc kháng viêm steroid với liều cao, chẳng hạn như beclometazon 200μg – 800μg (mỗi lần 2 – 4 hơi, mỗi hơi 50μg bơm vào một bên mũi, cách nhau 1 phút) mỗi ngày 3 – 4 lần, phối hợp với một loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng nhanh như salbutamol vào những cơn cần thiết. Chú ý luôn phải có một khoảng cách giữa 2 hơi thuốc.
Khi các triệu chứng trở nên rất nghiêm trọng hoặc bệnh nhân không đáp ứng với liều điều trị hiện tại, ngoài việc tăng liều và phối hợp các thuốc như trên, có thể lần lượt thử qua một số các biện pháp sau đây:
Cho bệnh nhân hít chất chủ vận beta (chất kích thích thụ thể beta có tính chọn lọc cao) có tác dụng kéo dài, chẳng hạn như salmeterol 50μg – 100μg (2 – 4 hơi khí dung), mỗi ngày 2 lần.
Dùng viên uống theophylin với đặc tính giải phóng chậm, chẳng hạn như Slo-Phylin, 250mg– 500mg, mỗi ngày 2 lần.
Thuốc hít ipratropium 20μg – 40μg (1 – 2 hơi khí dung), 3 – 4 lần mỗi ngày, hoặc oxitropium 200μg (2 hơi khí dung), mỗi ngày 2 – 3 lần.
Dùng viên uống chủ vận beta (chất kích thích thụ thể beta có tính chọn lọc cao) có tác dụng kéo dài, chẳng hạn như Volmax viên nén 8mg, ngày2 lần.
Thuốc giãn phế quản dạng khí dung liều cao, chẳng hạn như salbutamol (Ventolin). Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Tuyệt đối không dùng thuốc khi có dấu hiệu bệnh hay nhiễm trùng ở phế quản. Chú ý không dùng quá 6 lần trong một ngày.
Khi các biện pháp trên tỏ ra không kiểm soát được sự phát triển của các triệu chứng, có thể cân nhắc việc điều trị bằng viên uống steroid trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như prednisolon 40mg vào mỗi buổi sáng, liên tục trong 5 ngày, giảm liều còn 20mg trong 5 ngày nữa rồi ngừng thuốc.
Ngoài việc điều trị triệu chứng bằng thuốc như đã nói trên, cần chú ý tìm ra những nguyên nhân tác động đến căn bệnh như nghề nghiệp, môi trường sống, thói quen ăn uống, thuốc lá, rượu... Cần giải thích rõ với bệnh nhân về tác hại của từng yếu tố và khuyên bệnh nhân tự giác loại trừ.
Các tác nhân gây kích thích cần được tìm ra để loại trừ, chẳng hạn như phấn hoa, bụi, lông thú... Khi người bệnh dị ứng với một loại tác nhân nào đó, việc điều trị sẽ không mang lại kết quả nếu bệnh nhân vẫn phải thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
Bệnh nhân nên tránh dùng aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu
Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị không đạt cực khoái
Khoảng 30 – 50% phụ nữ có một quãng thời gian nhất định nào đó trong đời khi mà việc giao hợp rất khó đạt đến cực khoái.
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương
Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não
Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.
Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud
Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.
Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai
Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh
Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh
Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm thực quản hồi lưu
Đau càng tăng thêm khi nằm xuống hay cúi người về phía trước. Đứng thẳng người lên có thể làm giảm bớt cơn đau, chủ yếu là nhờ tác dụng của trọng lực.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
Những mảnh nội mạc tử cung lạc chỗ vẫn đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc ở trong tử cung, nghĩa là vẫn chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim
Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.
Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh
Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt đau không đỏ
Do bị viễn thị (longsightedness). Do bị chứng đau nửa đầu (migraine). Do bị viêm xoang (sinusitis). Do bị đau đầu vì căng thẳng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS
Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh
Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị loét đường tiêu hóa
Loét do vi khuẩn H. pylori: là tất cả những trường hợp loét đường tiêu hóa mà xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của loại vi khuẩn này.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh
Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt
Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu
Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.