- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực
Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực
Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Giảm thị lực đột ngột
Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính... Hầu hết các trường hợp giảm thị lực đột ngột là những ca cấp cứu nhãn khoa cần được xử trí nhanh và chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Những nguyên nhân thường gặp:
Tắc động mạch võng mạc.
Tắc tĩnh mạch võng mạc.
Bong võng mạc.
Tăng nhãn áp cấp tính.
Viêm động mạch thái dương.
Viêm dây thần kinh hậu nhãn cầu.
Tai biến mạch máu não.
Chứng đau nửa đầu.
Giảm thị lực tiến triển
Giảm thị lực diễn tiến có nghĩa là thị lực giảm dần đi theo thời gian do một hoặc nhiều nguyên nhân nào đó. Các trường hợp này thường khó phát hiện sớm, do người bệnh không tự nhận biết thị lực đang giảm dần. Do đó, nếu có nghi ngờ giảm thị lực, cần phải thực hiện kiểm tra mắt định kỳ. Giảm thị lực diễn tiến ở trẻ em rất cần phát hiện sớm vì có khả năng điều trị tốt. Đối với người lớn, nếu phát hiện giảm thị lực, trước hết nên nghĩ đến việc kiểm tra mắt xem có cần mang kính hay không.
Những nguyên nhân thường gặp
Tật khúc xạ, khúc xạ mắt không đều, nghĩa là lực hội tụ không đều nhau ở hai mắt, thường là do một mắt có vấn đề, như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Tật khúc xạ gây rối loạn thị giác vì khi người bệnh nhìn vào một vật thì hình ảnh được hình thành trên hai võng mạc lại khác nhau.
Giảm thị lực một trong hai mắt do không được sử dụng, như trong trường hợp mắt bị lác (lé). Thường chỉ cần che mắt bình thường lại để buộc mắt bị lác phải hoạt động là có thể điều chỉnh được thị lực.
Bệnh võng mạc tiểu đường, là tình trạng bệnh võng mạc do tiểu đường gây ra. Các mạch máu nhỏ của võng mạc (mao mạch) bị phình lên, chất dịch từ đó rỉ ra và xuất huyết trong võng mạc. Trên bề mặt võng mạc hình thành các mạch máu bất thường, dễ vỡ ra và gây xuất huyết. Xuất huyết còn có thể xảy ra trong thủy dịch và tạo thành mô xơ trong dịch này. Giai đoạn trễ của bệnh thường là nguyên nhân dẫn đến mù vĩnh viễn.
Các bệnh thoái hóa võng mạc di truyền, chẳng hạn như viêm võng mạc sắc tố.
Viêm sau màng mạch
U tuyến yên: do tuyến yên nằm trong một hố xương ở nền sọ nên khi có khối u phát triển, ngay cả u lành tính, sẽ đè ép vào thần kinh thị giác, gây rối loạn thị trường của mắt.
Những nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi
Tật khúc xạ (đã nói ở trên).
Đục thủy tinh thể, là tình trạng các sợi protein trong thủy tinh thể bị biến đổi, làm cho thủy tinh thể không còn trong suốt để cho ánh sáng dễ dàng đi qua như trước đây. Bệnh không rõ nguyên nhân, nhưng thường xuất hiện ở những người lớn tuổi và gia tăng theo độ tuổi nên đến nay vẫn được xem như một tiến trình tự nhiên của sự lão hóa. Do thủy tinh thể ngày càng mờ đục hơn nên thị lực giảm dần, cho đến khi bệnh nhân nhìn rất kém hoặc thậm chí không còn nhìn được.
Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm), là sự tổn thương thoái hóa ở phần trung tâm của võng mạc, tạo thành những điểm màu vàng trắng. Thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện đồng thời ở cả 2 mắt, làm cho bệnh nhân mất thị giác ở phần trung tâm, chẳng hạn như khi nhìn vào một dòng chữ thì không thể thấy được 2 hay 3 chữ ở khoảng giữa. Bệnh xuất hiện ở tuổi già, đến nay vẫn chưa điều trị được, nhưng không tiến triển đến mức gây mất thị lực hoàn toàn.
Tăng nhãn áp cấp tính, hay còn gọi là bệnh tăng nhãn áp góc đóng (đã nói ở trên).
Bệnh võng mạc tăng huyết áp, là tình trạng võng mạc bị tổn thương do huyết áp cao, gây hẹp và xơ vữa thành động mạch võng mạc. Tổn thương võng mạc dẫn đến giảm thị lực.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau họng
Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Khái niệm chung về biện pháp tránh thai tự nhiên
Ưu điểm chung của các biện pháp này là do không dùng thuốc cũng như không đưa bất kỳ dị vật nào vào cơ thể nên không có vấn đề chống chỉ định hoặc các phản ứng phụ liên quan đến sức khỏe và đời sống.
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai
Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Có thể dùng progesteron và progestogen khi nghi ngờ thiếu một phần progesteron trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ. Do đó, việc điều trị chỉ áp dụng trong giai đoạn hoàng thể.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau đầu
Do trải qua sự căng thẳng: làm việc căng thẳng quá lâu, hoặc ở quá lâu trong môi trường nhiều tiếng ồn, hoặc liên tục gặp phải những vấn đề gây lo lắng.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc
Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.
Thực hành nuôi con bằng sữa bình
Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Viên uống tránh thai đơn thuần
Những phụ nữ cảm thấy khó chịu do các tác dụng phụ của estrogen trong viên kết hợp, chẳng hạn như phù nề do ứ nước, tăng cân theo chu kỳ, đau đầu, nám da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh
Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị zona
Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run
Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt bell
Có thể rút ngắn thời gian hồi phục bằng cách cho dùng prednisolon 40mg mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó giảm liều thấp dần sao cho sau 3 tuần nữa thì không còn dùng thuốc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.